1. Kiến thức:
- Hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
2. Kĩ năng:
- Thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.
- Biết được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các hình hình học.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu, phòng máy.
4 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 29 - Tiết 58: Học vẽ hình hình học động với geogebra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết: 58
Ngày soạn: 22/03/2014
Ngày day: 24/03/2014
HỌC VẼ HÌNH HÌNH HỌC ĐỘNG VỚI GEOGEBRA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.
2. Kĩ năng:
- Thao tác được một số lệnh đơn giản liên quan đến điểm, đoạn, đường thẳng và cách thiết lập quan hệ giữa chúng.
- Biết được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các hình hình học.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
GV: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu, phòng máy.
HS: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- GV hướng dẫn, diễn giải, thuyết trình, đặt vấn đề. HS quan sát, nhận biết, thao tác.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
7A1:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
Cho HS nhắc lại các phần mềm học tập đã được học trong chương trình Tin học 7.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
+ GV: Cho HS quan sát hình, yêu cầu các em nêu các dụng cụ để thực hiện vẽ hình trên?
+ GV: Những khó khăn em gặp phải khi vẽ hình? Có thể tạo sự chuyển động cho hình được không?
+ GV: Cho các bạn khác nhận xét bổ xung.
+ GV: Thông qua hình vẽ đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động 1: (3’) Giới thiệu phần mềm.
+ GV: Dựa trên nội dung đặt vấn đề giới thiệu cho HS những tính năng của phần mềm giúp hỗ trợ những khó khăn của các em.
+ GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thêm trong SGK và rút ra kết luận.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK để biết về phần mềm.
+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần mềm.
Hoạt động 2: (30’) Làm quen với GeoGebra.
* Khởi động:
+ GV: Giới thiệu nhanh cho HS cách khởi động phần mềm.
+ GV: Cách khởi động tương tự các phần mềm khác.
+ GV: Thông qua nội dung khác.
* Giới thiệu màn hình:
+ GV: Giới thiệu nhanh cho HS các thành phần chính trên màn hình.
+ GV: Màn hình làm việc của phần mềm bao gồm những gì?
+ GV: Giới thiệu nhanh cho HS thanh bảng chọn tương tự như các phần mềm khác
+ GV: Nhận xét chốt nội dung.
+ GV: Đặt vấn đề để thực hiện vẽ hình trong toán em cần có những công cụ nào?
+ GV: Chuyển ý hướng dẫn HS tìm hiểu:
* Các công cụ vẽ và điều khiển hình:
+ GV: Các công cụ vẽ nằm ở khu vực nào?
+ GV: Làm thế nào để phân biệt các công cụ và công dụng của nó?
+ GV: Diễn giải thực hiện thao tác mẫu cho HS nhận biết.
+ GV: Để chọn một công cụ ta làm như thế nào?
+ GV: Giới thiệu các công cụ làm việc chính có trong chương trình toán lớp 7.
+ GV: Hướng dẫn HS cách sử dụng các công cụ khác trong một nhóm biểu tượng.
+ GV: Đặt vấn đề làm thế nào để tạo sự chuyển động trong hình.
+ GV: Mô tả cách hoạt động của công cụ này cho HS thấy được tác dụng của công cụ chọn.
+ GV: Thực hiện các thao tác mẫu cho HS quan sát và thực hiện theo.
+ GV: Gọi một HS lên bảng thực hiện thao tác.
* Mở và ghi tệp vẽ hình:
+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK/120 và trả lời các câu hỏi sau.
+ GV: Tương tự các phần mềm khác - để thực hiện lưu tệp vẽ hình chúng ta làm như thế nào?
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên.
+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện thao tác.
+ GV: Mỗi trang hình vẽ sẽ được lưu lại trong một tệp có phần mở rộng là gì?
+ GV: Tương tự các phần mềm khác - để thực hiện mở tệp vẽ hình chúng ta làm như thế nào?
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên.
+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện thao tác.
* Thoát khỏi phần mềm.
+ GV: Thao tác thoát khỏi phần mềm.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác.
Hoạt động 3: (10’) Vẽ hình đầu tiên.
+ GV: Cho HS thực hiện các thao tác vẽ hình vào bảng con.
+ GV: Hướng dẫn HS các bước vẽ hình.
+ GV: Thao tác vẽ đoạn thẳng AB để HS quan sát và thực hiện theo mẫu.
+ GV: Yêu cầu HS tạo đoạn thẳng AB sử dụng công cụ tạo đoạn thẳng.
+ GV: Yêu cầu HS tiếp tục tạo đoạn thẳng BC sử dụng công cụ tạo đoạn thẳng.
+ GV: Tương tự như vậy nối điểm C và điểm A à tạo thành tam giác ABC.
+ GV: Yêu cầu HS sử dụng công cụ chọn di chuyển điểm A, B, C.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện.
+ GV: Hướng dẫn sửa sai các thao tác cho HS thực hiện.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác vẽ hình.
+ GV: Yêu cầu HS lưu tệp vẽ hình lại với tên Tamgiac.ggb.
+ GV: Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm.
+ HS: Các dụng cụ để vẽ hình trên là Bút, thước, compa, êke, thước đo độ, ... .
+ HS: Sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau, độ chính xác không cao ở các hình phức tạp, không thể tạo sự chuyển động cho hình, ...
+ HS: Nắm bắt nội dung cần giải quyết trong bài học.
+ HS: Là một phần mềm giúp các em học tập hình học trong môn toán. Phần mềm này có khả năng:
- Vẽ và thiết kế hình học chính xác.
- Tạo sự chuyển động của các hình.
+ HS: Đọc SGK/119.
+ HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ HS: Nháy đúp chuột tại biểu tượng phần mềm trên màn hình.
+ HS: Nhận biết biểu tượng của phần mềm.
+ HS: Quan sát và phân biệt các thành phần chính.
+ HS: Bảng chọn; thanh công cụ; khu vực các đối tượng hình vẽ.
+ HS: Liên hệ với các cũ để biết chức năng của thanh bảng chọn.
+ HS: Ghi bài vào vở.
+ HS: Bút, thước, eke, thước đo độ, compa, gôm,
+ HS: Tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK và quan sát hướng dẫn của GV.
+ HS: Trên thanh công cụ.
+ HS: Mỗi công cụ đều có một biểu tượng riêng tương ứng. Biểu tượng cho biết công dụng của nó.
+ HS: Nháy chuột lên biểu tượng của công cụ này.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, quan sát nhận biết.
+ HS: Quan sát thao tác của GV nháy chuột vào mũi tên bên dưới biểu tượng.
+ HS: Tìm hiểu về công cụ chọn.
+ HS: Với công cụ này:
- Dùng để di chuyển hình.
- Khi kéo thả đối tượng sẽ làm nó chuyển động trên màn hình.
+ HS: Các bạn khác quan sát và nhận xét.
+ HS: Đọc sách và tìm hiểu chuẩn bị các nội dung trả lời.
+ HS:
- Các bước thực hiện:
Bước 1. Hồ sơ à Lưu lại (Hoặc: Ctrl + S).
Bước 2. Nhập tên vào ô Tên tập tin.
Bước 3. Nháy nút Lưu.
+ HS: Mỗi trang hình vẽ sẽ được lưu lại trong một tệp có phần mở rộng là ggb.
+ HS:
- Các bước thực hiện:
Bước 1. Hồ sơ à Mở... (Hoặc: Ctrl + O).
Bước 2. Chọn tệp cần mở hộp thoại.
Bước 3. Nháy nút Mở.
+ HS:
Cách 1. Chọn Hồ sơ à Đóng.
Cách 2: Nháy chuột vào nút (Close).
+ HS: Vận dụng để thực hiện vẽ hình tam giác trong phần mềm GeoGebra.
+ HS: Theo dõi các thao tác GV thực hiện.
+ HS: Nháy mũi tên bên cạnh nút trên công cụ liên quan đến đường thẳng. Nháy chuột tại vị trí thứ nhất, (xác định điểm A), di chuyển đến vị trí thứ 2 và nháy chuột. Tạo xong đoạn AB.
+ HS: Tiếp tục nháy chuột tại B, di chuyển đến vị trí mới và nháy chuột.
+ HS: Nối điểm C với A tạo đoạn thẳng AC à Tam giác ABC.
+ HS: Nháy chuột tại các điểm A, B, C và kéo thả chuột.
+ HS: Quan sát thao tác mẫu.
+ HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV đưa ra.
+ HS: Rèn luyện kỹ năng, các bạn khác nhận xét.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
1. Giới thiệu phần mềm.
- Đọc SGK/119.
2. Làm quen GeoGebra.
a. Khởi động.
- Nháy đúp chuột tại biểu tượng phần mềm trên màn hình.
b. Giới thiệu màn hình.
+ Màn hình làm việc của phần mềm bao gồm:
- Bảng chọn;
- Thanh công cụ;
- Khu vực các đối tượng hình vẽ.
c. Các công cụ vẽ và điều khiển hình.
- Để vẽ hình chúng ta cần các công cụ. Để chọn một công cụ ta nháy chuột lên biểu tượng của nó.
d. Mở và ghi tệp vẽ hình.
- Mỗi trang hình vẽ sẽ được lưu lại trong một tệp có phần mở rộng là ggb.
- Các bước lưu tệp vẽ hình:
Bước 1. Hồ sơ à Lưu lại (Hoặc: Ctrl + S).
Bước 2. Nhập tên vào ô Tên tập tin.
Bước 3. Nháy nút Lưu.
- Các bước mở tệp vẽ hình:
Bước 1. Hồ sơ à Mở... (Hoặc: Ctrl + O).
Bước 2. Chọn tệp cần mở hộp thoại.
Bước 3. Nháy nút Mở.
e. Thoát khỏi phần mềm.
Cách 1. Chọn Hồ sơ à Đóng.
Cách 2: Nháy chuột vào nút (Close).
3. Vẽ hình đầu tiên: Tam giác ABC.
- Xem SGK/121 – 122.
4. Củng cố:
- Trò chơi ô chữ.
S
A
V
E
G
E
O
G
E
B
R
A
T
H
Ứ
Ơ
C
D
I
C
H
U
Y
Ể
N
Đ
O
Ạ
N
T
H
Ẳ
N
G
N
H
Ồ
S
Ơ
Câu hỏi:
Ô chữ: Đây là một kỹ năng rất cần thiết trong khi học phần mềm GeoGebra?
1. Cho biết tên của nút lệnh sau ?
2. Tên của phần mền dùng để vẽ hình học động?
3. Đây là một dụng cụ học tập không thể thiếu?
4. Em hãy cho biết công dụng của công cụ sau ?
5. Em hãy cho biết công cụ dùng để vẽ đối tượng gì?
6. Để thực hiện mở hoặc ghi tệp vẽ hình ta vào bảng chọn nào?
Đáp án: VẼ HÌNH
5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’)
- Thực hiện lại các thao tác đã được học.
- Học bài và chuẩn bị nội dung phần tiếp theo của bài học.
6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao an du thi nvsp tre hoc ve hinh hinh hoc dong voi geogebra.doc