Bài giảng Tuần 27 buổi sáng - Lớp 1 a toán luyện tập

Mục tiêu :

 - Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, biết tìm số liền sau của một số ,biết phân tích số có hai chữ số, thành tổng của số chục và số đơn vị.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ đồ dùng toán 1.

- Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK

 

doc25 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 27 buổi sáng - Lớp 1 a toán luyện tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 : Quan sát con mèo. Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận của con mèo Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ con mèo phát phiếu học tập cho học sinh. Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện trên phiếu học tập. Nội dung Phiếu học tập: 1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng: Mèo sống trên cạn. Cơ thể mèo gồm: đầu, mình, đuôi, chân. Mèo bắt chuột rất giỏi Mèo ngủ ở trong nhà. Mèo có 4 chân . Mèo di chuyển bằng chân và leo cây rất giỏi. Mình Mèo phủ đầy lông 2.Đánh dấu X vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng: Cơ thể mèo gồm: Đầu Cổ Thân Vẩy Tay Chân Lông Đuôi Nuôi Mèo có ích lợi: Lông để làm áo Bắt chuột Trứng và thịt để ăn Để làm cảnh 3.Vẽ con mèo mà em thích. Giáo viên chữa bài cho học sinh. Hoạt động 2: Đi tìm kết luận: MĐ: Củng cố về con mèo cho học sinh. Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con mèo? Mèo di chuyển bằng gì? Nuôi mèo có ích lợi gì? 3. Củng cố : - Hỏi tên bài: - Gọi học sinh nêu những hiểu biết của mình về con mèo - Nhận xét. Tuyên dương. 4. Dăn dò: Học bài, xem bài mới. - Cẩn thận khi chơi với mèo. Đừng chọc mèo giận. - Học sinh nêu tên bài học. - 2 học sinh trả lời câu hỏi trên. - Học sinh nhắc lại Học sinh quan sát tranh vẽ con mèo thực hiện hoạt động trên phiếu học tập. - Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. - Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. - Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu. Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung. - Cơ thể mèo gồm: đầu, thân, chân, đuôi. Mèo có lợi ích: Bắt chuột Để làm cảnh. Học sinh vẽ con mèo theo ý thích. + Mèo di chuyển bằng chân. + Bắt chuột, làm cảnh. - Học sinh nêu tên bài. - Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh. - Thực hành ở nhà. BUỔI SÁNG - LỚP 1B Ngày soạn:22/3/2010 Ngày giảng: thứ 5/26/3/2010 Thể dục BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI. I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn bài thể dục.Yêu cầu hoàn thiện bài. - Ôn “ Tâng cầu”.Yêu cầu tham gia vào trò chơi một cách chủ động II. Địa điểm phương tiện: _ Trên sân trường.Dọn vệ sinh nơi tập. _ GV chuẩn bị 1 còi và một số quả cầu trinh cho đủ mỗi HS một quả III. Nội dung: NỘI DUNG TỔ CHỨC LUYỆN TẬP 1/ Phần mở đầu: -GV nhận lớp. -Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học - Đứng tại chỗ vỗ tay, hát -Khởi động: + Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. + Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu. + Xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông. 2/ Phần cơ bản: a) Ôn bài thể dục: _ Lần 1-2: Cho HS ôn tập bình thường. _ Lần 3-4: GV cho từng tổ lên kiểm tra thử. GV đánh giá, góp ý, động viên HS tự ôn tập ở nhà để chuẩn bị kiểm tra. b) Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. c) Trò chơi: “Tâng cầu” - Dành 4-5 phút tập cá nhân (theo tổ). - Cho từng tổ thi xem trong mỗi tổ ai là người có số lần tâng cầu cao nhất. GV hô: “ Chuẩn bị … bắt đầu!” HS bắt đầu tâng cầu. Ai để rơi cầu thì đứng lại, ai tâng cầu đến cuối cùng là nhất. - Sau khi tổ chức cho các tổ thi xong, GV cho những HS nhất, nhì, ba của từng tổ lên cùng thi một đợt xem ai là vô địch. 3/ Phần kết thúc: -Thả lỏng. + Đi thường theo nhịp và hát. -Củng cố. -Nhận xét giờ học. - Giao việc về nhà. - Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số. -Ôn bài thể dục và trò chơi “Tâng cầu”. - Tập hợp hàng dọc. -Từ 1 hàng dọc chạy thành hình vòng tròn. - Thực hiện 2 x 8 nhịp mỗi động tác - Mỗi em 1 quả cầu - Tập hợp thành hàng ngang, em nọ cách em kia1-2m. - Đội hình (2-4) hàng dọc - GV cùng HS hệ thống bài và chuẩn bị cho kiểm tra bài thể dục ở giờ học tiếp theo. - Khen những tổ, cá nhân học ngoan, tập tốt. - Tập lại bài thể dục. Mĩ thuật GVbộ môn dạy ...................................................... Chính tả (Tập - Chép) CÂU ĐỐ I. Mục tiêu: - HS nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 10 – 15 phút - Điền đúng chữ tr / ch hoặc v/ d/ gi vào chổ trống. - Làm bài tập 2 câu a hoặc câu b. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn bài chính tả và nội dung bài tập, bảng nam châm. - Học sinh cần có VBT. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC : - Kiểm tra vở chép bài Nhà bà ngoại. - Gọi học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: năm nay, khắp vườn. - Nhận xét chung KTBC. 2. Bài mới: a. GV giới thiệu bài : ghi đề bài lên bảng b. Hướng dẫn học sinh tập chép: - Gọi học sinh đọc bài viết trên bảng phụ. - Cả lớp giải câu đố (cho các em xem tranh minh hoạ để giải câu đố). Câu đố nói đến con ong. - Cho học sinh đọc thầm và tìm tiếng hay viết sai viết vào bảng con (theo nhóm). - Giáo viên nhận xét chung về việc tìm tiếng khó và viết bảng con của học sinh. * Thực hành chép bài chính tả. - Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của dòng thơ thụt vào 3 hoặc 4 ô, xuống hàng khi viết hết một dòng thơ. Những tiếng đầu dòng thơ phải viết hoa. Đặt dấu chấm hỏi kết thúc câu đố. - Giáo viên cho học sinh nhìn bảng từ hoặc SGK để chép lại bài. * Dò bài: - Đọc thong thả và chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát lỗi bài viết. - Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: - Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. * Thu bài chấm 1 số em. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt . - Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của bài tập câu a (điền chữ tr hoặc ch). - Tổ chức cho các nhóm thi đua làm các bài tập. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Nhận xét, dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại bài tập câu a và làm thêm bài tập câu b (điền chữ v, d hay gi). - Học sinh để lên bàn: vở tập chép bài: Nhà bà ngoại để giáo viên kiểm tra. - 2 em lên bảng viết, học sinh ở lớp viết bảng con các tiếng do giáo viên đọc. - Học sinh nhắc lại. - 2 học sinh đọc bài câu đố trên bảng phụ, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trong SGK. - Học sinh viết vào bảng con các tiếng, Chẳng hạn: chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây. - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Lắng nghe, quan sát. - Học sinh tiến hành viết vào tập vở bài chính tả: câu đố. - Học sinh soát lại lỗi bài viết của mình. - Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. - Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. - Chấm bài tổ 1 và 2. -Điền chữ tr hay ch - Học sinh làm VBT. - Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 2 học sinh. - Đọc lại các từ đã điền: 3 đến 5 em. - Tuyên dương các bạn có điểm cao. -Thực hành bài tập ở nhà. Kể chuyện TRÍ KHÔN I. Mục tiêu : - Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, nhớ và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. -Hiểu nọi dung của câu chuyện: Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. - Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để học sinh quấn mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1. KTBC : - Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 63 bài kể chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”, xem lại tranh. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện. - Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: ghi đề lên bảng b. Hướng dẫn bài: * Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: - Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. - Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời của bác nông dân. Biết ngừng lại ở những chi tiết quan trọng để tạo sự mong đợi hồi hộp. * Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. + Tranh 1 vẽ cảnh gì ? + Câu hỏi dưới tranh là gì ? - Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1em đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. * Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: - Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em (vai Hổ, Trâu, bác nông dân và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Hổ, thành Trâu, thành bác nông dân. - Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau. * Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: + Câu chuyện này cho em biết điều gì? 3. Củng cố dặn dò: + Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? - Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. - 4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”. - Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện. + Bác nông dân đang cày, con trâu dang rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên. + Hổ nhìn thấy gì? - 4 học sinh hoá trang theo vai và thi kể đoạn 1. - Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai Hổ, Trâu và người nông dân để kể lại câu chuyện. Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). - Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. + Hổ to xác nhưng ngốc nghếch không biết trí khôn là gì. Con người bé nhỏ nhưng có trí khôn. Con người thông minh tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi … . - Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh nói theo suy nghĩ của các em. - 1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. Thứ 6 nghỉ

File đính kèm:

  • docga lop 1 tuan 27.doc
Giáo án liên quan