Bài giảng Tuần 26 - Tiết 49, 50 - Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản

. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

 * Hoạt động 1: - Học sinh biết và hiểu được mục đích và yêu cầu của tiết thực hành để nhận được kết quả tốt sau tiết thực hành.

 * Hoạt động 2: - Học sinh biết cách định dạng kí tự và đoạn văn bản cho một văn bản.

 - Học sinh hiểu các bước định dạng kí tự và đoạn văn bản cho một văn bản sau khi soạn thảo văn bản.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 26 - Tiết 49, 50 - Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 - Tiết 49-50 Ngày dạy: 24/02/2014 BÀI THỰC HÀNH 7: EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết và hiểu được mục đích và yêu cầu của tiết thực hành để nhận được kết quả tốt sau tiết thực hành. * Hoạt động 2: - Học sinh biết cách định dạng kí tự và đoạn văn bản cho một văn bản. - Học sinh hiểu các bước định dạng kí tự và đoạn văn bản cho một văn bản sau khi soạn thảo văn bản. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được việc định dạng kí tự và đoạn văn bản cho một văn bản sau khi soạn thảo văn bản. - Học sinh thực hiện thành thạo các bước định dạng kí tự và đoạn văn bản cho một văn bản sau khi soạn thảo văn bản.. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Thực hành trình bày văn bản 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Phòng máy. Word hoạt động tốt. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước nội dung bài bài thực hành. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng: Lòng trong tiết học. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Mục đích – Yêu cầu: (5’) Gv: Giới thiệu về mục đích và yêu cầu của bài thực hành số 7. Hs: Lắng nghe Gv giới thiệu và đọc lại mục đích – yêu cầu bài thực hành. Hoạt động 2: Nội dung thực hành a. Định dạng văn bản Gv: Cùng với học sinh củng cố lại kiến thức về định dạng văn bản. Hs: Củng cố lại kiến thức lý thuyết trước khi vào thực hành. Gv: Ra yêu cầu với bài Biển đẹp trang 92 Sgk và hướng dẫn học sinh thực hành. Hs: Thực hiện các yêu cầu theo hướng dẫn của giáo viên Gv: Hướng dẫn các em trong quá trình thực hành. b. Thực hành Gv: Hướng dẫn học sinh thực hành mẫu bài Tre xanh trang 93 Sgk. Hs: Thực hiện các yêu cầu theo hướng dẫn của giáo viên. Gv: Đưa ra thêm các yêu cầu để học sinh thực hiện thành thạo các thao tác định dạng. Hs: Thực hiện các yêu cầu. Gv: Hướng dẫn các em trong quá trình thực hành. Tiết 1 1. Mục đích, yêu cầu: - Biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản. 2. Nội dung: a. Định dạng văn bản - Khởi động Word và mở tệp tin Bien dep đã lưu trong bài thực hành trước. - Áp dụng các định dạng em đã học để trình bày theo mẫu có sẵn. (Mẫu bài Biển đẹp trang 92 SGK) Yêu cầu: - Tiêu đề: Có phông chữ Arial, kiểu chữ: In đậm và nghiêng, màu chữ: mẫu xanh, Cỡ chữ: 24. Căn giữa trang. - Nội dung văn bản: Có phông chữ Times New Roman; màu chữ: nâu; Cỡ chữ: 14. + Các đoạn có nội dung căn thẳng cả hai lề, đoạn cuối căn thẳng lề phải. + Khoảng cách đến đoạn văn dưới là 12. + Các đoạn nội dung có dòng đầu thụt lề là 1 (trên thanh thước). + Kí tự đầu tiên của đoạn nội dung thứ nhất có cỡ chữ 18 và kiểu chữ. - Lưu bài lại. Tiết 2 b. Thực hành - Gõ và thực hiện đoạn văn theo mẫu. Tre xanh Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa...đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu! Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Theo Nguyễn Duy) - Lưu văn bản với tên Tre xanh. Tổng kết. (3 phút) - Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành - Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành. Hướng dẫn học tập. (5 phút) Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. - Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện). Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Ôn lại tất cả các kiến thức từ đầu học kì II (Từ bài 13 đến nay) để chuẩn bị cho tiết bài tập và kiểm tra 1 tiết lý thuyết.. 5. PHỤ LỤC. ----------˜˜&™™----------

File đính kèm:

  • docTiet 49.doc