Bài giảng Tuần 25 - Tiết 47 - Bài 16: Định dạng văn bản (tiếp theo)

./ MỤC TIÊU:

1.1/ Kiến thức:

- Học sinh biết: Biết sử dụng hộp thoại font để định dạng

- Học sinh hiểu: được ý nghĩa của các nút lệnh và các lệnh trong hộp thoại font để định dạng văn bản.

1.2/ Kỹ năng:

 - Học sinh thực hiện được: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản

- Học sinh thực hiện thành thạo: Các thao tác định dạng kí tự cơ bản

1.3/ Thái độ:

 - Thói quen: Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, nghiêm túc, gọn gàng

 - Tính cách: Thể hiện năng lực tự học

 

doc5 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 25 - Tiết 47 - Bài 16: Định dạng văn bản (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 – Tiết : 47 Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN Ngày dạy: 1./ MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: - Học sinh biết: Biết sử dụng hộp thoại font để định dạng - Học sinh hiểu: được ý nghĩa của các nút lệnh và các lệnh trong hộp thoại font để định dạng văn bản. 1.2/ Kỹ năng: - Học sinh thực hiện được: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản - Học sinh thực hiện thành thạo: Các thao tác định dạng kí tự cơ bản 1.3/ Thái độ: - Thói quen: Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, nghiêm túc, gọn gàng - Tính cách: Thể hiện năng lực tự học, tư duy và sáng tạo của học sinh. 2./ NỘI DUNG HỌC TẬP - Định dạng văn bản - Định dạng kí tự 3./ CHUẨN BỊ: 3.1/ Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu. - Cài đặt phần mềm Office 2003 - Cài đặt bộ gõ tiếng Việt(Vietkey hoặc Unikey) 3.2/ Học sinh: - Học bài, xem trước bài thực hành 4./ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1./ Ổn định tổ chức và kiểm diện 6.1:.................... 6.2:... 6.3: ................ 6.4: .. 4.2./ Kiểm tra miệng: Câu 1 :(Câu hỏi bài cũ) Khi gõ văn bản em thấy nội dung em gõ được chèn vào văn bản, nhưng một số nội dung ở vị trí con trỏ soạn thảo bị xoá đi. Khi đó em đang gõ văn bản ở chế độ nào? (6đ) A. Chế độ gõ chèn. B. Chế độ thay thế. C. Chế độ gõ đè. D. Tất cả đều sai. Câu 2: (Câu hỏi bài mới) Định dạng văn bản gồm mấy loại? (4đ) Đáp án: Câu 1: C Câu 2: Định dạng văn bản gồm 2 loại: định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản 4.3./ Tiến trình bài học - Khi các em tạo ra một văn bản, các em luôn muốn mọi người chú ý đến văn bản của mình: + Việc viết văn bằng tay thì bài viết phải sạch sẽ, trình bày rõ ràng, nội dung hấp dẫn. + Các em dùng phần mềm soạn thảo văn bản để viết văn thì các em phải trình bày trang văn bản vừa có nội dung hay, bố cục đẹp mắt và logic giúp người đọc nhìn vào thấy thích thú và có ấn tượng với tác phẩm của mình. è Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết những vấn đề trên. ( bài 16: Định dạng văn bản). Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học *Hoạt động 1: Định dạng văn bản *Mục tiêu: -Kiến thức: Biết hai loại định dạng cơ bản: định dạng cơ bản và định dạng kí tự GV: Giới thiệu 2 đoạn văn bản( một văn bản chưa định dạng và một văn bản đã được định dạng): Đây là đoạn văn bản chưa định dạng Đây là đoạn văn bản đã định dạng Gv: Em có nhận xét gì về 2 đoạn văn bản trên? Hs:Trả lời (đoạn văn 2 trình bày đẹp hơn dễ nhìn hơn...). Gv: Qua những nhận xét của các em, cô nói đoạn văn 2 là đoạn văn đã được định dạng. Vậy em hiểu như thế nào là định dạng văn bản? Hs: Trả lời(Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự,các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên văn bản). Gv: Theo các em người ta định dạng văn bản với mục đích gì? Hs: Để văn bản dễ đọc,trang văn bản có hình thức đẹp, rõ ràng, nhấn mạnh những phần quan trọng giúp người đọc dễ tiếp nhận nội dung của văn bản. Gv: Định dạng văn bản có hai loại: Định dạng kí tự Định dạng đoạn văn bản. * Hoạt động 2: Định dạng kí tự (20p’) *Mục tiêu: - Kiến thức: Biết định dạng kí tự - Kỹ năng: Sử dụng được các nút lệnh và hộp thoại font để định dạng Gv: Em hãy cho biết trên một trang văn bản có những cách định dạng nào? Hs: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. Gv: Làm ví dụ Tre xanh Tre xanh Tre xanh Cô đã định dạng các ký tự trên. Vậy em hiểu thế nào là định dạng ký tự? Hs: Định dạng kí tự làm thay đổi hình dáng, kích thước của một kí tự hay một nhóm kí tự. Gv: Trong quá trình sử dụng Word để định dạng một kí tự hay một nhóm kí tự thường thay đổi các thuộc tính nào? Các em hãy quan sát các ví dụ: Ví dụ 1: Tre xanh Tre xanh Tre xanh è Định dạng Phông chữ. Ví dụ 2: Tre xanh Tre xanh Tre xanh è Định dạng cỡ chữ Ví dụ 3: Tre xanh Tre xanh Tre xanh Tre xanh è Định dạng kiểu chữ. Ví dụ 4: Tre xanh Tre xanh Tre xanh è Định dạng màu sắc. Gv: Ngoài những thuộc tính trên còn có một số thuộc tính khác. Và định dạng bằng những cách nào chúng ta cùng tìm hiểu. Gv: Để định dạng một ký tự hay một nhóm ký tự có 2 cách: - Cách 1: Sử dụng nút lệnh. - Cách 2: Sử dụng hộp thoại. a. Sử dụng nút lệnh Gv: Cô sẽ giới thiệu một số nút lệnh dùng để định dạng: Tên phông Kích cỡ phông Đậm Nghiêng Gạch dưới Màu phông *Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộ Font và chọn phông thích hợp. Khi soạn thảo văn bản chúng ta nên chọn phông Times New Roman, Vn Arial.. * Cỡ chữ: Hộp thể hiện cỡ chữ đang chọn . Trong soạn thảo văn bản chúng ta nên chọn cỡ chữ 14. * Kiểu chữ: Bold (chữ đậm) , Italic (chữ nghiêng) ,Underline (Chữ gạch chân) , hoặc chúng ta có thể chọn kết hợp các kiểu chữ trên. * Màu chữ: Hộp thể hiện màu chữ đang chọn . Nên chọn màu chữ thích hợp với màu nền của văn bản. * Để chọn phông chữ , cỡ chữ, màu chữ các em nháy nút ở bên phải các hộp thể hiện nó. Gv: Chúng ta đã tìm hiểu về các nút lệnh vậy cách định dạng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu: Gv: Trước khi muốn thực hiện một công việc gì đối với các dữ liệu đã có trong Word ta phải làm gì? Hs: Chọn ( bôi đen dữ liệu) Gv: Để thực hiện định dạng kí tự: Bước 1: Chọn kí tự hay nhóm kí tự cần định dạng. Bước 2: Nháy chuột vào nút lệnh ở trên thanh công cụ. (tuỳ theo mục đích và yêu cầu để ta sử dụng các nút lệnh có hiệu quả. Phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ). Gv: Mời hs lên thực hiện những thao tác về định dạng kí tự hay nhóm ký tự. Hs: Lên thực hiện b. Sử dụng hộp thoại Font: Gv: ngoài ra còn có một cách định dạng nữa là định dạng bằng hộp thoại font. Các em quan sát lên màn hình và cho biết các lệnh trong hộp thoại font? Hs: quan sát. Gv: thực hiện định dạng bằng cách sử dụng hộp thoại. Gv: Ở đây chúng ta cũng định dạng kí tự và nhóm kí tự : Bước 1: Chọn kí tự hoặc nhóm kí tự cần định dạng; Bước 2: Mở hộp thoại Font và thực hiện các thao tác trong hộp thoại Mở hộp thoại Font: Vào Format chọn Font Hình ảnh thể hiện Xuất hiện hộp thoại và thực hiện các thao tác trong hộp thoại Màu Cỡ chữ Kiểu chữ Phông chữ Gv: Trong hộp thoai Font có các lựa chọn định dạng kí tự tương đương các nút lệnh. Bước 3 Nhấn ok để lệnh được thực hiện Chú ý: Khi không có phần văn bản nào được chọn thì các thao tác định dạng trên được áp dụng cho các kí tự đang được gõ vào. 1. Định dạng văn bản. Khái niệm: - Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự,các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên văn bản. Mục đích: - Để văn bản dễ đọc,trang văn bản có hình thức đẹp, rõ ràng, nhấn mạnh những phần quan trọng giúp người đọc dễ tiếp nhận nội dung của văn bản. - Định dạng văn bản có hai loại: Định dạng kí tự. Định dạng đoạn văn bản. 2. Định dạng kí tự. - Định dạng kí tự làm thay đổi hình dáng, kích thước của một kí tự hay một nhóm kí tự. - Các tính chất phổ biến: + Phông chữ + Kiểu chữ + Kiểu chữ + Màu sắc Để định dạng một ký tự hay một nhóm ký tự có 2 cách: - Cách 1: Sử dụng nút lệnh. - Cách 2: Sử dụng hộp thoại. a. Sử dụng nút lệnh - Tìm hiểu về các nút lệnh: SGK Các bước định dạng ký tự hay nhóm ký tự bằng nút lệnh: Bước 1: Chọn phần văn bản cần định dạng. Bước 2: Nháy chuột vào nút lệnh ở trên thanh công cụ. b. Sử dụng hộp thoại Font: B1: Chọn phần văn bản cần định dạng B2: Vào Format -> Font xuất hiện hộp hội thoại. B3:-Chọn phông chữ trong mục Font - Kiểu chữ trong mục Font Size. - Cở chữ trong mục Size - Màu chữ trong mục Font Color. 4.4./ Tổng kết: Câu 1: Thao tác nào dưới đây là thao tác định dạng văn bản? a. Thay đổi phông chữ và kiểu chữ b. Tăng lề trái của trang văn bản c. Tạo bảng trong văn bản d. Xem văn bản trước khi in Câu 2: Các thao tác phổ biến để định dạng kí tự là: a. Chọn phông chữ, kiểu chữ b. Chọn màu sắc, cỡ chữ c. Chọn kiểu chữ in nghiêng, đậm, gạch chân d. Tất cả đều đúng Đáp án: Câu 1: a Câu 2: d 4.5./ Hướng dẫn học tập - Đối với bài học tiết này : +Xem lại các kiến thức đã học thực hành lại nếu ở nhà có máy +Làm bài tập 1,2,3,4,5,6 T88-SGK - Chuẩn bị bài mới : Xem trước bài Định dạng đoạn văn bản. Và tìm hiểu các nút lệnh để định dạng đoạn văn 5./ PHỤ LỤC : - Máy tính, máy chiếu.

File đính kèm:

  • docTiet 47DINH DANG VAN BAN.doc
Giáo án liên quan