Bài giảng Tuần 1 bài 1 về cơ thể chúng ta

MỤC TIÊU:

 - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng (HS khá, giỏi phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể).

II. CHUẨN BỊ:

 - Các hình trong bài 1 SGK

 

doc85 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 1 bài 1 về cơ thể chúng ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm: tuần 32 Ngày dạy:20/4/2010 Tiết 32 GIÓ I. MỤC TIÊU: - Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió. - Biết mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người. II. đỒ dùng DẠY hỌC: - Tranh SGK. - Hs làm chong chóng. III. cÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: tg HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 14’ 5’ 10’ 5’ 1. Giới thiệu bài. - Các em có biết gì sao cành cây, lá cây có lúc đung đưa gay không? - Gv giới thiệu, ghi tựa bài: Gió. 2. Dạy bài mới: * Họat động 1: Nhận biết được dấu hiệu khi có gió nhẹ, gió mạnh qua tranh ảnh. - Gv hướng dẫn Hs quan sát 5 hình bài 32, tr.16, SGK. - Chia lớp làm nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 em) quan sát theo câu hỏi gợi ý 5’. . Hình nào làm cho bạn biết trời đang có gió? Vì sao? . Gió các hình đó có mạnh không? Có gây nguy hiểm không? - Gv gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh trả lời câu hỏi. * HS khá giỏi nêu một số tác dụng của gió đối với đời sống con người. VD: phơi khô, hóng mát, thả diều, thuyền buồm, cối xay gió… - Gv treo 1 số tranh ảnh gió to và bão cho Hs quan sát và hỏi: . Gió trong mỗi tranh này như thế nào? . Cảnh vật ra sao khi có gió như thế? - Gv chỉ tranh và nói: Gió mạnh có thể chuyển thành bão, bão rất nguy hiểm cho con người có thể làm đổ nhà, gẫy cây, ... - Kết luận: Khi trời lặng gió cây cối đứng yên, gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh làm cho cành lá nghiêng ngã nhất là bão. Họat động 2: Hs mô tả được cảm giác khi gió thổi vào mình. - Cho Hs cầm quạt giấy quạt vào mình và hỏi: các em cảm giác như thế nào? - Gv gọi 1 số Hs xung phong trả lời. - Gv tóm ý trên. Họat động 3: Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió. - Gv giao nhiệm vụ cho Hs khi ra ngoài trời quan sát: . Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ ngoài sân có lay động hay không? . Từ đó em rút ra kết luận gì? - GV đến từng nhóm giúp đỡ, kiểm tra. - Tập hợp lớp mời đại diện nhóm, tổ trình bày. - Hỏi: Nhờ đây ta biết được trời lặng gió hay có gió. Kết luận: Nhờ quan sát cây cối, cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh. 3. Củng cố - dặn dò: - Cho Hs chơi trò chơi: Chong chóng. + Nêu tên trò chơi. + Hướng dẫn cách chơi. + Cho Hs chơi. - Kết thúc trò chơi. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Trời nóng – Trời - Vì có gió. - Mở SGK. - Hs làm việc theo nhóm quan sát và thảo luận nội dung Gv vừa nêu. - Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung - Quan sát tranh, làm việc theo lớp, trả lời câu hỏi Gv. - Hs làm việc cá nhân, quạt và suy nghĩ câu hỏi của Gv. - Hs trả lời tùy theo thời tiết hôm đó. - Lắng nghe - Hs làm việc theo tổ đã phân công, quan sát và đưa ra nhận xét. - Đại diện nhóm trình bày - Hs trả lời. - Lắng nghe. - Hs tiến hành chơi. * Rút kinh nghiệm: tuần 33 Ngày dạy: 27/4/2010 Tiết 33 TRỜI NÓNG – TRỜI RÉT I. MỤC TIÊU: - Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nóng, rét. - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nóng, rét . -GDKNS:+KN ra quyết định: nên hay không nên làm gì khi trời nóng,trời rét. +KN tự bảo vệ: Bảo vệ sức khỏe của bản thân (ăn mặc phù hợp với trời nóng và rét). +Phát triển Kn giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. - Giáo dục HS có ý thức trong việc ăn mặc và giữ gìn sức khỏe theo thời tiết. II. đỒ dùng DẠY hỌC: - Các hình ở bài 33 SGK. - Một số đồ dùng thích hợp với thời tiết trời nóng, trời rét. III. cÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: tg HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3’ 1’ 12’ 14’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ. - Hỏi tựa bài cũ. - Dựa vào dấu hiệu nào để biết được trời lặng gió hay có gió? - Nhận xét - đánh giá. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Trời nóng – Trời rét. - Giới thiệu – Ghi tựa. * Họat động 1: Nhận biết và mô tả trời nóng, trời rét. - Gv nêu yêu cầu: Quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi: + Tranh nào vẽ cảnh trời nóng? + Tranh nào vẽ cảnh trời rét? Tại sao bạn biết? + Nêu những gì bạn cảm thấy khi trời nóng, trời rét? - Cho Hs thảo luận nhóm đôi (3’). - Gọi 1 số Hs lên chỉ tranh và trả lời câu hỏi đã nêu. * HS khá giỏi kể về mức độ nóng, rét, của địa phương nơi em sống. - Hỏi thêm: Kể tên những đồ dùng giúp chúng ta bớt nóng hoặc bớt rét? * Kết luận: Trời nóng thường thấy người bực bội, toát mồ hôi, ... người ta thường mặc áo ngắn tay, màu sáng. Để làm bớt nóng người ta dùng quạt ... Trời rét quá làm cơ thể run lên, da sởn gai ốc ... Người ta phải mặc quần áo vải dày như len ... Rét quá dùng lò sưởi, máy điều hòa nhiệt độ .... * Họat động 2: Hs biết ăn mặc đúng thời tiết. - Gv nêu nhiệm vụ: Các em thảo luận đóng vai theo tình huống: “Một hôm trời rét mẹ dặn Lan phải mặc áo thật ấm trước khi đi học. Do chủ quan Lan mặc rất ít áo”. - Các em đoaùn xem chuyện gì có thể xảy ra đối với Lan? - Cho Hs thảo luận nhóm lớn (6 em) tìm ra ý kiến chung tập đối đáp trong nhóm theo vai (5’). - Gọi 1 số nhóm lên dự đoán tình huống của nhóm mình và cho 2 nhóm sắm vai diễn lại tình huống đó. - Gv nhận xét khen ngợi Hs sắm vai hay. * KL: Phải biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. 3. Củng cố - dặn dò: * Trò chơi: “Trời nóng, trời rét”. - Hình thành thói quen ăn mặc hợp thời tiết. - Gv nêu tên trò chơi. - Hướng dẫn cách chơi. - Cho Hs tiến hành chơi. - Kết thúc cuộc chơi, Gv công bố người thắng cuộc. + Hỏi: Vì sao chúng ta ăn mặc phù hợp thời tiết? - Gv kết luận: Ăn mặc hợp thời tiết sẽ bảo vệ cơ thể phòng chóng 1 số bệnh như cảm nắng, cảm lạnh, ... - Gv nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Thời tiết - Gió - Hs trả lời cá nhân. - Nhận xét, bổ sung. - Lập lại. - Lắng nghe. - Hs làm việc theo cặp. - Từng cặp trình bày. - Nhận xét bổ sung. - Hs suy nghĩ 1 –2’, trả lời. - Lắng nghe. - Nhoùm 6 em - 1 số nhóm trình bày và sắm vai. - Lắng nghe. - Đại diện tổ lên chơi. - Hs khác cổ vũ. - 1 số Hs trả lời. * Rút kinh nghiệm: tuần 34 Ngày dạy: Tiết 34 THỜI TIẾT I. MỤC TIÊU: - Nhận biết sự thay đổi của thời tiết. - Biết cách ăn măc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. - Giáo dục HS biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe hằng ngày. II. đỒ dùng DẠY hỌC: - Các hình ở bài 34 SGK. - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết. III. cÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: tg HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3’ 1’ 11’ 10’ 7’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ. - Hãy kể tên các hiện tượng thời tiết mà em đã học. - Nhận xét - đánh giá. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Thời tiết. - Ghi tựa. * Họat động 1: Trò chơi. Hs nhận biết các hiện tượng thời tiết luôn luôn thay đổi. - Gv phổ biến cách chơi. - Gv treo 2 tấm bìa liền 1 lúc (2 bức tranh vẽ 2 hiện tượng của thời tiết). - Ai gắn đúng thắng cuộc. . Chú ý theo dõi Hs nào cài đúng, cài nhanh. - Gv nhận xét cuộc chơi. - Hỏi: Nhìn vào bức tranh các em thấy thời tiết có thể thay đổi như thế nào? - Kết luận: Thời tiết luôn luôn biến đổi trong 1 năm, 1 tháng, 1 tuần thậm chí 1 ngày có thể sáng nắng chiều mưa. - Vậy muốn biết ngày mai như thế nào thì chúng ta phải làm gì? GV: Chúng ta cần chăm theo dõi dự báo thời tiết để biết cách ăn mặc cho phù hợp, đảm bảo sức khỏe. *Họat động 2: Hs biết được thời tiết hôm nay thế nào qua các dấu hiệu về thời tiết. - Gia đình định hướng quan sát: Các em quan sát bầu trời, cây cối xem thời tiết hôm nay thế nào? Vì sao các em biết điều đó? - Gv dẫn Hs ra hành lang lớp để quan sát. - Cho Hs vào lớp hỏi: + Thời tiết hôm nay thế nào? + Dựa vào những dấu hiệu nào em biết được điều đó? + Những ai ăn mặc đúng được thời tiết và nhắc bạn nào mặc không đúng thời tiết. *Hoạt động 3: Trò chơi: “Ăn mặc đúng thời tiết ” - Rèn kĩ năng ăn mặc phải hợp với thời tiết cho Hs. - Gv đưa ra dụng cụ, phổ biến cách chơi. - Ai nối đúng, nối nhanh sẽ thắng cuộc. - Kết thúc cuộc chơi, Gv tuyên bố người thắng cuộc. 3. Củng cố - dặn dò: - Dặn các em về sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về thời tiết để hôm sau đọc cho lớp nghe. - Gv nhận xét tiết học - Chuẩn bị ôn tập. - Nắng, mưa, gió rét, nóng. - Lặp lại. . - Hs lắng nghe. - 2 Hs lên chọn trong số các tấm bìa ghi đúng tên dạng thời tiết của tranh. - Hs phát biểu - HS khá giỏi nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày: nghe đài, xem ti vi, đọc báo… - Lắng nghe. - Hs xếp 2 hàng quan sát. - Hs trả lời cá nhân. - 2 Hs lên dùng bút màu nối đúng các đồ dùng vào tranh cho thích hợp. * Rút kinh nghiệm: tuần 35 Ngày dạy: Tiết 35 ÔN TẬP: TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: Giúp Hs: - Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên. - Quan sát đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh trường. - Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. đỒ dùng DẠY hỌC: - Tranh ảnh về chủ đề tự nhiên. III. cÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: tg HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3’ 2’ 13’ 13’ 2’ 1. Kiểm tra bài cũ. - Vì sao các em biết ngày mai trời sẽ nắng (nóng, mưa, ...)? - Tại sao phải ăn mặc phù hợp với thời tiết? - Nhận xét - đánh giá. 2. Bài mới: *. Giới thiệu bài: Đây là bài học cuối cùng của môn Tự nhiên – Xã hội. - Hỏi: Từ đầu đến nay các em đã được học những chủ đề gì? - Giới thiệu : ôn tập tự nhiên xã hội. * Họat động 1: Quan sát thời tiết. - Gv cho Hs tập hợp đứng vòng tròn ngoài sân trường. - Yêu cầu Hs quay mặt vào nhau để hỏi và trả lời nhau về thời tiết tại thời điểm đó. . Bầu trời hôm nay màu gì? . Có mây không? Mây màu gì? . Có gió không? Gió mạnh hay gió nhẹ? . Thời tiết hôm nay thế nào? ... - Yêu cầu Hs quay mặt vào giữa vòng tròn, 1 số em trình bày. Họat động 2: Quan sát cây cối khu vực xung quanh trường. - Gv dẫn Hs đi xung quanh trường, dừng lại bên các cây cối, con vật. Đố nhau là cây gì? Con gì? - Gv chốt lại. 3. Nhận xét - dặn dò: - Tuyên dương Hs học tốt. - Dặn Hs về ôn lại bài. - Bản tin dự báo thời tiết. - Hs trả lời. - Hs nhắc lại. - Tập hợp vòng tròn ngoài sân hỏi và trả lời về thời tiết theo cặp. - 1 số em nói lại những gì đã quan sát và trao đổi với bạn. - Hs đi xung quanh trường quan sát đố nhau cây gì, con gì. * Rút kinh nghiệm: TOÅ TRÖÔÛNG DUYEÄT BAN GIAÙM HIEÄU DUYEÄT

File đính kèm:

  • docTNXH KNS Ca nam.doc
Giáo án liên quan