- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của: Đầu, cổ, mình, chân, tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
*Trọng tâm: - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết một số cử động của: Đầu, cổ, mình, chân, tay.
88 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tự nhiên xã hội tiết 1: cơ thể chúng ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên xã hội
Tiết 31: Thực hành quan sát bầu trời
I. Mục tiêu: Biết được sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu của sự thay đổi thời tiết.
Biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hàng ngày để biểu đạt nó bằng hình vữ đơn giản.
Học sinh có ý thức cảm thị cái đẹp của thiên nhiên.Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên(khai thác trực tiếp)
*Trọng tâm : Biết được sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu của sự thay đổi thời tiết.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số tấm bìa nhỏ ghi tên đồ dùng cơ trong lớp.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức ( 1')
2- Kiểm tra bài cũ (4')
- Đặc điểm của trời mưa, trời nắng.
- GN nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới ( 28')
a- Giới thiệu bài: Tiết hôm nay chúng ta học bài 29 – Quan sát bầu trời.
b- Giảng bài
*HĐ1: Quan sát.
- Mục tiêu: biết quan sát, nhận xét và biết sử dụng vốn từ riêng để mô tả bầu trời và những đám mây.
- Tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho học sinh trước khi cho học sinh ra người quan sát bầu trời.
? Nhìn lên trời em có thấy mặt trời và những khoảng trời xanh không.
? Trời hôm nay có nhiều mây hay ít mây
? Đám mây có mầu gì.
? Mây đứng im hay chuyển động.
? nhìn xuống sân trường em thấy khô hay ướt. hôm nay trời nắng hay trời mưa.
Kết luận:
- Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết trời đang nắng, trời râm hay trời sắp mưa.
* HĐ2: Vẽ bầu trời.
- Mục tiêu: Học sinh biết dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát cảnh bầu trời và cảnh vật xung quanh mìnhCác hoạt động dạy học
Giới thiệu liên hệ bảo vệ môi trường.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm
- Nhận xét, tuyên dương bài vẽ đẹp.
IV- Củng cố- Dặn dò ( 3’)
- GV tóm tắt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát.
Học sinh trả lời
nhận xét
Học sinh tập vẽ.
Lớp học bài , xem trước bài học sau
Tự nhiên xã hội
Tiết 32: Gió
I. Mục tiêu: Biết nhận xét trời gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
Biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người
-Liên hệ khai thác gián tiếp bảo vệ môi trường không khí,
*Trọng tâm : Biết nhận xét trời gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số tấm bìa nhỏ ghi tên đồ dùng cơ trong lớp.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức ( 1')
2- Kiểm tra bài cũ (4')
- Nhận xét về bầu trời hôm nay.
- GN nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới ( 28')
a- Giới thiệu bài: Tiết hôm nay chúng ta học bài 32 – Gió.
b- Giảng bài
*HĐ1: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: Biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong sách giáo khoa và cho biết dấu hiệu của gió mạnh, gió nhẹ.
- Tiến hành: Cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa.
Gọi các nhóm lên bảng trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cho học sinh giải thích các hiện tượng do gió gây lên.
? Khi có gió thổi vào người bạn thấy như thế nào.
Kết luận: Khi trời lặng gió cây cối đứng im, khi gió thổi nhẹ làm cho cá cây, ngọn cỏ lay động, gió mạnh hơn làm cho cành lá ngả nghiêng.
* HĐ2: Quan sát ngoài trời.
- Mục tiêu: Biết ngoài trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
- Tiến hành: Nêu nhiệm vụ trước khi cho học sinh ra ngoài trời.
? Em nhìn các lá cây, ngọn cỏ ngoài sân như thế nào, chúng có lay động không.
? Gió thổi mạnh hay nhẹ.
- Tổ chức cho học sinh nhận biết về gió ngoài trời.
- GV đến kiểm tra từng em, giúp đỡ các nhóm quan sát, nhận xét.
Kết luận: Nhờ quan sát cây cối và mọi vật xung quanh mà ta cảm nhận được gió thổi mạnh, nhẹ.
Khi trời lặng, không có gió cây cối đứng im. Gió thổi nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Gió thổi mạnh làm lá cây ngọn cỏ bị ngả nghiêng. Gió thổi vào người ta cảm thấy mát.
Liên hệ bảo vệ môi trường.
IV- Củng cố- Dặn dò ( 3’)
- GV tóm tắt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát.
Học sinh trả lời cho nhau và bức tranh có gió và không có gió.
Các nhóm khác nhận xét bài bạn.
nhận xét
Học sinh quan sát ngoài trời
Trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên
Học sinh nhận xét về gió.
Học sinh lắng nghe.
Lớp học bài , xem trước bài học sau
-----------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Tiết 33: Trời nóng – trời rét
I. Mục tiêu: Biết nhận xét trời nóng hay trời rét.
Biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc rét.
*Trọng tâm : Biết nhận xét trời nóng hay trời rét.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số tấm bìa nhỏ ghi tên đồ dùng cơ trong lớp.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức ( 1')
2- Kiểm tra bài cũ (4')
- Nhận xét về bầu trời hôm nay.
- GN nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới ( 28')
a- Giới thiệu bài: Tiết hôm nay chúng ta học bài 33 ( trời nóng – trời rét.)
b- Giảng bài
*HĐ1: Làm việc với tranh, ảnh.
- Mục tiêu: Biết phân biệt các tranh ảnh mô tả cảnh trời nóng với các tranh ảnh mô tả cảnh trời rét. Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng và trời rét.
- Tiến hành: Cho học thực hành thảo luận theo nhóm, tổ.
Gọi các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
? Nêu cảm giác của em khi trời nóng.
Kết luận: Khi trời nóng quá thường thấy trong người khó chịu, có mồ hôi, người ta thường phải mặc áo ngắn tay.
Khi trời rét quá có thể làm chân tay ta bị tê cóng, người rét run lên, chúng ta cần phải mặc quần áo ấm.
* HĐ2: Trò chơi “Trời nóng – trời rét”
- Mục tiêu: Hình thành thói quen ăn mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Tiến hành: Nêu cách chơi: Cử một bạn hô trời nóng – trời rét thì các bạn còn lại nhanh chóng cầm các tấm bìa vẽ hoặc viết tên trang phục phù hợp với trời nóng hoặc trời rét.
- GV đến kiểm tra từng em, giúp đỡ các nhóm quan sát, nhận xét.
Kết luận: ăn mặc phù hợp sẽ giúp chúng ta bảo vệ được sức khoẻ và phòng tránh được một số bệnh về thời tiết.
IV- Củng cố- Dặn dò ( 3’)
- GV tóm tắt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát.
Học sinh trả lời cho nhau về bức tranh tả trời nóng – trời rét.
Các nhóm khác nhận xét bài bạn.
nhận xét
Học sinh chơi trò chơi
Học sinh lắng nghe.
Lớp học bài , xem trước bài học sau
-----------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Tiết 34: Thời tiết.
I. Mục tiêu: Biết thời tiết luôn thay đổi.
Sử dụng được vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết.
Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết.
*Trọng tâm : Biết thời tiết luôn thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số tấm bìa nhỏ ghi tên đồ dùng cơ trong lớp.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức ( 1')
2- Kiểm tra bài cũ (4')
- Khi trời nóng em cảm thấy như thế nào
- GN nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới ( 28')
a- Giới thiệu bài: Tiết hôm nay chúng ta học bài 34 ( Thời tiết.)
b- Giảng bài
*HĐ1: Làm việc với tranh, ảnh.
- Mục tiêu: Biết phân biệt các tranh ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn thay đổi. Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng và trời rét.
- Tiến hành: Cho học thực hành thảo luận theo nhóm, tổ.
Gọi các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* HĐ2: Thảo luận
- Mục tiêu: Biết ích lợi của việc dự báo thời tiết. Ôn lại sự cần thiết phải mặc quần áo phù hợp với thời tíêt.
- Tiến hành:
? Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng hoặc mưa hoặc rét ...
? Em phải mặc quần áo như thế nào khi trời nắng, mưa, rét, nóng .
Kết luận: Chúng ta biết ngày mai trời nắng hay mưa là tam xem chương trình dự báo thời tiết trên ti vi. Chúng ta phải biết ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ, không bị ốm.
IV- Củng cố- Dặn dò ( 3’)
- GV tóm tắt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát.
Học sinh trả lời cho nhau vê bức tranh tả thời tiết.
Các nhóm khác nhận xét bài bạn.
nhận xét
Học sinh trình bày.
Học sinh trả lới câu hỏi
Học sinh lắng nghe.
Lớp học bài , xem trước bài học sau
Tự nhiên xã hội
Tiết 35: ôn tập – tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên.
- Quan sát, đặt câu hỏi và tự trả lời cau hỏi về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
*Trọng tâm : Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số tấm bìa nhỏ ghi tên đồ dùng cơ trong lớp.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức ( 1')
2- Kiểm tra bài cũ (4')
- Vì sao em biết ngày mai trời sẽ nắng.
- GN nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới ( 28')
a- Giới thiệu bài: Tiết hôm nay chúng ta học bài 35 ( ôn tập)
b- Ôn tập. Cho học sinh thăm quan cảnh thiên nhiên xung quanh sân trường.
*HĐ1: Quan sát thời tiết.
- Cho học sinh đứng vòng tròn ngoài sân trường và yêu cầu hai học sinh quay mặt vào nhau để hỏi và trả lời về thời tiết tại thời điểm đó.
? bầu trời hôm nay mầu gì.
? Có mây không, mây mầu gì.
? Gió nhẹ hay gió mạnh.
? Thời tiết hôm nay nóng hay rét.
? Trời có nắng không.
- Gọi học sinh nói những điều mà mình vừa quan sát được.
- GV nhấn mạnh ý trả lời của học sinh.
* HĐ2: Quan sát cây cối – con vật.
Cho học sinh quan sát cây cối và con vật xung quanh.
? Cây đó là cây gì vậy.
? Kể tên con vật bạn vừa nhìn thấy.
- GV nhận xét, tuyênn dương.
- Cho học sinh trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm được theo nhóm, tổ.
IV- Củng cố- Dặn dò ( 3’)
- GV tóm tắt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát thời tiết.
Học sinh trả lời cho nhau theo câu hỏi.
Các nhóm khác nhận xét bài bạn.
nhận xét
Học sinh quan sát cây cối và con vật.
Học sinh trả lới câu hỏi
Học sinh trình bày.
Lớp học bài , xem trước bài học sau
File đính kèm:
- Giao an TNXH 1.doc