Bài giảng Toán (tiết số: 1) tiết học đầu tiên

Mục tiêu:

 Giúp HS nhận biết các việc thường làm trong các tiết học toán.

 Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong việc học tập toán1.

II. Đồ dùng dạy - học:

 GV: SGK.

 HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng.

 

doc75 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Toán (tiết số: 1) tiết học đầu tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vi 10. Viết phép tính để giải bài toán. Nhận dạng hình tam giác. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Kế hoạch bài dạy. HS: SGK. III. Các Hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức (1'): Lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ (3'): Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập. 6 - 3 - 1 = 8 + 3 - 3 = 5 + 4 - 7 = HS nhận xét. GV ghi điểm. 3. Bài mới (30'): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại. b. HS làm bài tập. GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK (trang 92). Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài. a. + - + - + b. 8 - 5 - 2 = 10 - 9 + 7 = 4 + 4 - 6 = GV củng cố cho HS về cách trình bày phép tính theo cột dọc. Đối với ý b, GV yêu cầu 1 số HS nêu cách tính. HS nhận xét. GV khen những HS làm bài đúng. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài. HS tự làm bài. 8 = … + 5 10 = 4 + … 9 = 10 - … 7 = … + 7 3 HS lên bảng chữa bài. Dưới lớp HS nhận xét, so sánh kết quả. GV khen những HS làm bài đúng. Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài. HS tự làm bài. 1 số em nêu kết quả (số lớn nhất, số bé nhất). HS nhận xét, so sánh kết quả. GV khen những HS làm bài đúng. Giải lao Bài 4: GV yêu cầu HS căn cứ vào tóm tắt để: +Nêu đề toán. +Viết phép tính thích hợp. Có : 5 con cá Thêm : 2 con cá Có tất cả: … con cá? Gọi 1 số em nêu phép tính và bài toán. HS làm bài. GV chấm một số bài. Bài 5: HS tự làm bài rồi chữa bài. HS nêu cách đếm số hình tam giác. GV khen những HS làm bài đúng. 4. củng cố, dặn dò (2'): GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau. Toán (tiết 68) Kiểm tra định kỳ I. Mục tiêu Đánh giá kết quả học tập về: Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đến 10. So sánh các số và nắm được thứ tự các số trong phạm vi 10. Nhận dạng hình đã học. Viết phép tính thích hợp với bài toán. II. Đề kiểm tra 1. Tính: a) 4 8 7 9 3 10 + - + - + - 2 3 3 4 6 8 b) 6 - 3 - 1 = 10 - 8 + 5 = 10 + 0 - 4 = 5 + 4 - 7 = 2 + 4 - 6 = 8 - 3 + 3 = 2. Số ? 9 = … + 4 5 = … + 2 4 = … + 4 10 = 7 + … 8 = 6 + … 7 = 7 - … 3. a) Khoanh vào số lớn nhất: 7, 3, 5, 9, 8 b) Khoanh vào số bé nhất: 6, 2, 10, 3, 1 4. Viết phép tính thích hợp: Đã có : 8 cây Trồng thêm : 2 cây Có tất cả : … cây ? 5. Có … hình vuông III. Cách đánh giá: Bài 1: 5 điểm. a. 2 điểm: mỗi phép tính đúng cho điểm. b. 3 điểm: Mỗi phép tính đúng cho điểm. Bài 2: 1 điểm. Mỗi ý đúng cho điểm. Bài 3: 1 điểm. a. Khoanh vào số 9 cho 0,5 điểm. b. khoanh vào số 1 cho 0,5 điểm. Bài 4: 2 điểm. Bài 5: 1 điểm. Toán (tiết 69) Điểm. Đoạn thẳng I. Mục tiêu: Giúp HS: Nhận biết được điểm và đoạn thẳng. Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm. Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng. II. Đồ dùng dạy - học: GV - HS: thước kẻ, bút chì. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức (1'): Lớp hát. 2.Kiểm tra bài cũ (1'): Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3.Bài mới (30'): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi bảng. HS nhắc lại. b.Giới thiệu điểm và đoạn thẳng: GV vẽ 2 điểm A; B .A .B GV: Ta gọi tên 1 điểm là A, điểm kia là B. HS nhắc lại.GV hướng dẫn cách đọc: B đọc là bê, C ddọc là xê, D đọc là dê, M đọc là mờ, N đọc là nờ. GV vẽ một số điểm, yêu cầu HS đọc tên điểm. Sau đó HS lấy thước nối 2 điểm lại. GV chỉ và nói nối hai điểm ta sẽ được một đoạn thẳng. GV chỉ cho HS đọc đoạn thẳng. c.Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng. .Dụng cụ để vẽ: GV đưa cho HS quan sát và giới thiệu thước thẳng. HS quan sát mép thước và dùng ngón tay di động theo mép thước để biết mép thước thẳng. .Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng: Bước 1: Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm thêm 1điểm nữa vào giấy, đặt tên cho từng điểm. Bước 2: Dùng thước đặt mép thước qua điểm A và B. Tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút đặt đầu bút tựa vào mép thước và lên tại điểm A trượt nhẹ trên giấy từ A đến B. Bước 3: Nhấc bút và thước ra. .HS vẽ vài đoạn thẳng: Giải lao d.Thực hành: Bài 1: HS đọc tên các điểm và đoạn thẳng trong SGK. HS nhận xét. GV khen những HS đọc đúng. Bài 2: HS dùng bút và thước nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng. HS chữa bài. HS nhận xét. GV khen những HS đọc đúng. Bài 3: HS nêu đoạn thẳng và đọc tên các đoạn thẳng đó. 4. Củng cố, dặn dò (2'): HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét giờ học. Nhắc HS yếu về vẽ lại điểm, đoạn thẳng. HS khá, giỏi về ôn lại bài và chuẩn bị bài giờ sau. Toán (tiết 70) Độ dài đoạn thẳng I. Mục tiêu: Giúp HS: Có biểu tượng về dài hơn, ngắn hơn từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “dài, ngắn” của chúng. Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách: so sánh trực tiếp hoặc gián tiếp qua đoạn thẳng trung gian. II. Đồ dùng dạy - học: GV - HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức (1'): Lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ (2'): Gọi HS lên bảng vẽ 2 đoạn thẳng và đọc tên các điểm. 3. Bài mới (30'): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại. b. Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng: GV giơ 2 chiếc thước dài, ngắn khác nhau. + Làm thế nào để biết được cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn ? HS so sánh trực tiếp bằng cách chập 2 chiếc thước sao cho có 1 đầu bằng nhau, nhìn vào đầu kia để so sánh. HS lên bảng so sánh 2 que tính. HS quan sát hình vẽ để so sánh: Thước trên dài hơn thước dưới. Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD. . HS so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng trong bài tập 1.Từ các biểu tượng dài hơn, ngắn hơn HS nhận ra rằng: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định. c. So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian: GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong SGK và nói “Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay”. Giải lao d. Thực hành: HS làm bài tập. Bài 2: GV hướng dẫn HS đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng. HS so sánh độ dài từng cặp 2 đoạn thẳng hoặc nhận xét xem trong các đoạn thẳng: Đoạn nào dài nhất ? Đoạn nào ngắn nhất ? HS nêu. HS nhận xét. GV khen những HS làm bài đúng. Bài 3: GV nêu nhiệm vụ của bài tập số 3 để các em suy nghĩ rồi cho HS tự làm và chữa bài. HS đếm số ô vuông trong mỗi băng giấy rồi ghi số đếm được vào băng giấy tương ứng. So sánh số vừa đếm được để xác định băng giấy dài nhất.Tô màu vào băng giấy ngắn nhất. GV chấm, chữa bài, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò (2'): GV nhận xét bài học. Nhắc HS yếu về làm bài tập 1. HS khá giỏi về xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau. Toán (tiết 71) Thực hành đo độ dài I. Mục tiêu: HS biết cách so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc bằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như gang tay, bước chân, que tính... Nhận biết được rằng: ga ng tay, bước chân của 2 người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau. Từ đó có biểu tượng về sự sai lêch, tính xấp xỉ hay sự ước lượng trong quá trình đo chưa chuẩn. Bước đầu thấy được sự cần thiết phải có một đơn vị chuẩn để đo độ dài. II. Đồ dùng dạy - học: GV- HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức (1'): Lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 3. Bài mới (30'): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. HS nhắc lại. b. hướng dẫn: . Giới thiệu độ dài gang tay: GV: Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa. HS xác định độ dài gang tay của bản thân: bằng cách chấm một điểm nơi đầu ngón tay cái và một điểm nơi đâu ngón tay giữa rồi nối hai điểm đó lại được một đoạn thẳng. . Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay: GV: Hãy đo độ dài cạnh bàn bằng gang tay. GV làm mẫu rồi cho HS thực hành đo và đọc kết quả. . Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân: GV nêu yêu cầu và làm mẫu. 3 HS lên bảng đo chiều dài, chiều rộng của lớp học. Giải lao c. Thực hành: . Giúp HS nhận biết đơn vị đo là gang tay HS đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả: 8 gang tay. . HS nhận ra: Đơn vị đo là bước chân. Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân rồi nêu kết quả đo. . HS nhận ra: Đơn vị đo độ dài là que tính. HS lấy que tính để thực hành đo. + Vì sao ngày nay người ta không sử dụng “ gang tay” hay “ bước chân”để đo trong cuộc sống? (Vì gang tay, bước chân là đơn vị đo chưa chuẩn.) 4. Củng cố, dặn dò (2'): GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau. Toán (tiết 72) Một chục - Tia số I. Mục tiêu: Giúp HS: Nhận biết 10 đơn vị còn gọi một chục. Biết đọc và ghi số trên tia số. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Vật thật, bộ đồ dùng môn toán. HS: SGK, que tính. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức (1'): Lớp hát. 2. kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 3. Bài mới (30'): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi bảng. b. Giới thiệu “một chục”: HS xem tranh, đếm số quả trên cây. + Trên cây có mấy quả? HS nói số lượng quả. GV nêu: 10 quả còn gọi là một chục quả. HS đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính. + 10 đơn vị còn gọi là mấy chục? (còn gọi là một chục) GV ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục. + 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? (bằng mười đơn vị) GV gọi HS nhận xét và nhắc lại. GV ghi bảng: 10 đơn vị = 1 chục HS nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục, 1 chục bằng 10 đơn vị. c. Giới thiệu tia số: GV vẽ tia số và giới thiệu: Đây là tia số, gốc là 0. Các điểm cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm được ghi một số theo thứ tự tăng dần. + Nhìn vào tia số em có so sánh gì giữa các số? (Số bên trái bé hơn số bên phải) Giải lao d. Thực hành: Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài: Đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ một chục chấm tròn. HS chữa bài. HS nhận xét. GV khen những HS làm bài đúng. Bài 2: GV hướng dẫn HS làm bài. Đếm một chục con vật ở mỗi hình vẽ khoanh tròn vào một chục đó. HS làm xong tự đổi vở để kiểm tra. GV chấm, chữa một số bài. Bài 3: HS nêu yêu cầu bài. HS tự làm bài, GV quan sát giúp đỡ các em. GV chấm, chữa một số bài. 4. Củng cố, dặn dò (2'): GV nhận xét giờ học. Nhắc HS yếu về xem lại bài 1. HS khá, giỏi về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docGA toan ki 1 phong Vntime.doc