Bài giảng Toán: tiết 66 điểm, đoạn thẳng tuần 18

MỤC TIÊU:

- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng.

- Đọc tên điểm và đoạn thẳng.

- Kẻ được đoạn thẳng.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Thước kẻ và bút chì

2. Tranh SGK

 

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Toán: tiết 66 điểm, đoạn thẳng tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trương Thị Lệ TUẦN 18: Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009 TOÁN: *66 ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG I MỤC TIÊU: - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng. - Đọc tên điểm và đoạn thẳng. - Kẻ được đoạn thẳng. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước kẻ và bút chì Tranh SGK III HĐ DẠY VÀ HỌC: HĐ DẠY HĐ HỌC 1 Bài cũ: 2 Bài mới: a. Giới thiệu “ điểm”, “ đoạn thẳng” - GT “ điểm” - GT “ đoạn thẳng” b. GT cách vẽ đoạn thẳng * GT dụng cụ để vẽ đoạn thẳng * HD học sinh vẽ đoạn thẳng * TH vẽ đoạn thẳng 3 Thực hành: Bài 1: SGK HĐ lớp - thực hành Bài 2: SGK SGK – BL Bài 3: SGK Thảo luận nhóm đôi 3 Củng cố dặn dò: Bài 1: (Trang 92) Nhận biết được một điểm và đọc tên các điểm đó. Nhận biết được một đoạn thẳng. Biết các dụng cụ dùng để vẽ đoạn thẳng. Biết nối hai điểm để có đường thẳng,đặt thước và vẽ được một đường thẳng AB. Vẽ một đường thẳng AB. HS đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong SGK (điểm M,N; đoạn thẳng MN) Nối hai điểm để có đoạn thẳng và đọc tên các đoạn thẳng đó. Biết được số đoạn thẳng trong mỗi hình vẽ . Trương Thị Lệ Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009 TOÁN: *67 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I MỤC TIÊU: - Có biểu tượng về “dài hơn - ngắn hơn” - Có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng. - Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bút hoặc thước có độ dài, màu sắc khác nhau III HĐ DẠY VÀ HỌC: H Đ DẠY H Đ HỌC 1 Bài cũ: 2 Bài mới: a. Dạy biểu tượng “ dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng. SS độ dài 2 cây thước, 2cây bút, ... HD xem tranh ss độ dài 2 đoạn thẳng AB và CD b. So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian. HD xem hình vẽ trong tranh và nói: 3 Luyện tập: Bài 1: Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn? HĐ nhóm đôi Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng GV giải thích mẫu SGK – BL Bài 3: Tô màu vào băng giấy ngắn nhất: Thực hành tô màu hình vẽ SGK 3Củng cố dặn dò: CHIỀU: Hướng dẫn học sinh làm bài tập vở bài tập Nối các điểm để có các đọc thẳng. Có ? đoạn thẳng có ? đoạn thẳng HS biết so sánh trực tiếp bằng cách chập hai chiếc thước sao cho chúng có một đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia thì biết đầu nào dài hơn. Thước trên dài hơn thước dưới; thước dưới ngắn hơn thước trên;... Nêu được đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn. HS đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số tương ứng HS dựa vào số ô vuông trong mỗi băng giấy, xác định được băng giấy nào ngắn nhất và tô màu vào băng giấy đó. Trương Thị Lệ Thứ năm ngày 31tháng 12 năm 2009 TOÁN: *68 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I MỤC TIÊU: - Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân. - Thực hành đo chièu dài bảng lớp học, bàn học, lớp học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước kẻ học sinh, que tính III.H Đ DẠY VÀ HỌC: H Đ DẠY HĐ HỌC 1Bài cũ: 2Bài mới: 1Giới thiệu độ dài “gang tay” “Gang tay là độ dài (khoảng cách) tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa” 2.Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “gang tay” -“ Đo cạnh bảng bằng gang tay” GV làm mẫu Đo xong nói kết quả bằng mấy gang tay. 3.HD cách đo độ dài bằng “bước chân” -“ Đo chiều dài bục giảng bằng bước chân” Làm mẫu: Đo xong nêu kết quả 3Thực hành: a. Đo độ dài bằng gang tay. b. Đo độ dài bằng bước chân . c. Đo độ dài bằng que tính 4.Củng cố dặn dò: - HS xác định độ dài gang tay của bản thân mình bằng cách chấm một điểm nơi đầu ngón tay cái và một điểm nơi đầu ngón tay giữa rồi nối 2 điểm đó để được một đoạn thẳng AB và nói: “ Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB”. HS thực hành đo cạnh bàn bằng gang tay của mỗi em và đọc kết quả đo của mình. HS thực hành đo bàn chân. -Nhận biết : Đơn vị đo là “gang tay” Thực hành đo rồi ghi kết quả. -Nhận biết: Đơn vị đo là “bước chân” Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân, rồi nêu kết quả. -Nhận biết: Đơn vị đo là: “ độ dài của que tính” Thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả Trương Thị Lệ Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2010 Toán: *69 MỘT CHỤC . TIA SỐ I.MỤC TIÊU: - Nhận biết ban đầu về 1 chục - Biết quan hệ giữa chục và đơn vị. - 1 chục = 10 đơn vị; biết đọc và viết số trên tia số. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh vẽ, bó một chục que tính, bảng phụ III HĐ DẠY VÀ HỌC: HĐ DẠY HĐ HỌC 1 Bài cũ: 2 Bài mới: a. GT “một chục” HD học sinh QST 10 quả còn gọi là một chục quả. 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính? 10 đơn vị còn gọi là mấy chục? 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? b. GT tia số Vẽ tia số rồi giới thiệu 3 Thực hành: Bài 1:Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn: SGK – BL Bài 2: Khoanh vào một chục con vật. SGK Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số: 3 Củng cố dặn dò: 10 que tính còn gọi là 1 chục que tính 10 đơn vị gọi là một chục 10 đơn vị = 1 chục Bằng 10 đơn vị HS biết tia số có một điểm gốc là 0( được ghi số 0).Các điểm ( vạch) cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm (mỗi vạch) ghi một số, theo thứ tự tăng dần. SS các số trên tia số. Đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ 1 chục chấm tròn. Đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi khoanh vào một chục con vật đó. Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần

File đính kèm:

  • docTUAN 18 0910 TLE.doc
Giáo án liên quan