Bài giảng Toán ( tiết 16) so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

. Em hãy nêu các căn cứ để so sánh 2 số tự nhiên ?

2. So sánh 2 số tự nhiên có mấy trường hợp xảy ra ?

3. Các số trên tia số, số ở gần gốc hơn thì thế nào ? Số ở xa gốc hơn thì thế nào ?

 

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Toán ( tiết 16) so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo hàng và lớp III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Kiểm tra bài cũ : 1. Chúng ta đã học được những lớp nào ? 2. Mỗi lớp có mấy hàng ? Cho ví dụ 3. Muốn đọc số có nhiều chữ số ta phải làm gì ? 4. Muốn viết số có nhiều chữ số ta làm thế nào ? II.Bài mới 1/ Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học qua dạng mới là đơn vị đo khối lượng. Các em sẽ được học về độ lớn cũng như mối quan hệ giữa chúng. 2. Bài giảng : u Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn a. Giới thiệu đơn vị yến - Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học - GV giới thiệu : Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg người ta còn dùng đơn vị yến. - GV ghi lên bảng: 1 yến = 10 kg - Yêu cầu HS đọc 1 yến = 10 kg 10 kg = 1 yến Vậy mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo ? Có 10 kg khoai tức là có mấy yến khoại ? b. Giới thiệu tạ - GV giới thiệu để đo các vật nặng hơn yến người ta còn dùng đơn vị tạ. - GV ghi lên bảng 1 tạ = 10 yến - Yêu cầu HS đọc : 1 tạ = 10 yến 10 yến = 1 tạ => Vậy mua 2 tạ gạo là mua bao nhiêu yến Mua 2 tạ gạo là mua bao nhiêu kg gạo ? - Có 10 yến gạo tức là có mấy tạ gạo c. Giới thiệu tấn - GV giới thiệu để đo các vật nặng hàng chục ta người ta còn dùng đơn vị tạ. - GV ghi lên bảng 1 tấn = 10 tạ 1 tấn = 1000 kg - Yêu cầu HS đọc : 1 tấn = 10 tạ 10 tấn = 1000 kg 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn - Vậy mua 3 tấn gạo là mua bao nhiêu tạ gạo ? Bao nhiêu kg gạo ? - Có 3000 kg gạo là có mấy tạ gạo , bao nhiêu tấn gạo ? v Thực hành Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - HS và GV kết luận điền đúng a. Con bò cân nặng 2 tạ b. Con gà cân nặng 2 kg c. Con voi cân nặng 2 tấn Bài 2: - GV hướng dẫn HS làm chung 1 yêu cầu Ví dụ : 5 yến = ? kg 1 yến = 10 kg 5 yến = 5 x 10 = 50 kg vậy 5 yến = 50 kg - Yêu cầu HS làm bài tập - GV và HS nêu kết quả đúng a. 1 yến = 10 kg 5 yến = 50 kg 10 kg = 1 yến 8 yến = 80 kh 1 yến 7 kg = 17 kg 5 yến 3 kg = 53 kg b. 1 tạ = 10 yến 4 tạ = 40 yến 10 yến = 1 tạ 2 tạ = 20 yến 1 tạ = 100 kg 2 tạ = 200 kg 100 kg = 1 tạ 9 tạ = 900 kg 4 tạ 60 kg = 460 kg c. 1 tấn = 10 tạ 3 tấn = 30 tạ 10 tạ = 1 tấn 8 tấn = 80 tạ 1 tấn = 1000 kg 2 tấn 85 kg = 2085 kg Bài 3: - Yêu cầu HS làm bài - HS và GV nhận xét và nêu kết quả đúng 18 yến + 26 yến = 44 yến 648 tạ - 75 tạ = 573 tạ 135 tạ x 4 = 530 tạ 512 tấn : 8 = 64 tấn Bài 4 : Yêu cầu HS đọc đề bài toán - Yêu cầu HS tóm tắt rồi làm bài vào vở - HS và GV kết luận đúng 3 tấn ? tạ 3 tạ Chuyến trước : Chuyến sau : Giải 3 tấn = 30 tạ Chuyến sau xe đó chở được số muối 30 + 3 = 33 ( tạ ) Cả 2 chuyến xe chở được số muối : 30 + 33 = 63 ( tạ ) Đáp số : 63 tạ 3. Củng cố, dặn dò : - Yêu cầu HS trả lời 1 yến = ? kg 10 kg = ? yến 1 tạ = ? yến 10 yến = ? tạ 1 tấn = ? kg ? tạ 1000 kg ? tạ = ? tấn *Bài sau : Bảng đơn vị đo khối lượng - HS trả lời - HS nhắc nhiều em - 20 kg - 1 yến khoai. - HS nhắc nhiều em - 20 yến gạo - 200 kg gạo 2 tạ gạo - HS đọc nhiều em - 30 tạ - 3000 kg - 30 tạ - 3 tấn gạo - HS nhận xét - HS nêu - HS làm bài. Lớp nhận xét - HS làm bài - Lớp nhận xét - HS đọc bài toán - HS làm bài. Lớp nhận xét, sửa sai. - HS trả lời Toán ( Tiết 19) BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG ( Tr 24) I/ Mục đích, yêu cầu Giúp HS : - Nhận biết được tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đề- ca- gam, héc - tô- gam, mối quan hệ của đề ca gam, héc tô gam. - Biết tên gọi, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng II/ Đồ dùng dạy - học : - Bảng phụ đã kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng như SGK III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Kiểm tra bài cũ : 1. Đo các đơn vị khối lượng nặng hơn kg. Người ta còn dùng những đơn vị đo khối lượng nào nữa ? 2. 1 yến = ? kg 20 kg = ? yến 3. 1 tấn = ? tạ = ? kg 4. 1 tạ = ? yến = ? kg II/ Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta hệ thống lại các đơn vị đo khối lượng theo trình tự gọi lag bảng đơn vị đo khối lượng. 2. Bài giảng : u Giới thiệu đề- ca- gam và héc tô gam a. Giới thiệu Đề- ca- gam - Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học : tấn, tạ, yến, kg, g, 1kg = 1000g - Để đo các vật nặng hàng chục g người ta dùng đơn vị đề ca gam. - Đề ca gam viết tắt là : dag Và 1 dag = 10 g 10 g = 1 dag b. Giới thiệu Héc- tô- gam - Để đo các vật nặng hàng trăm g người ta dùng đơn vị đề ca gam. Héc- tô- gam viết tắt là : hg Và 1 hg = 100 g 100 g = 10 dag =1 hg v Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lưọng. - Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học. GV ghi vào bảng - Những đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg ? - Những đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg ? - Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé. 1 tấn = ? tạ 1 tạ = ? yến 1 yến = ? kg 1 kg = ? hg 1 hg = ? dag 1 dag = ? g Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị bé liền nó ? - Yêu cầu HS nhắc lại - Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng w Thực hành : Bài 1 : Yêu cầu HS đọc bài tập và yêu cầu HS làm bài tập vào vở - GV và HS nêu kết quả đúng a. 1 dag = 10 g 1 hg = 10 dag 10 g = 1 dag 10 dag = 1 hg b. 4 dag = 40 g 3 kg = 30 hg 8 hg = 80 dag 7 kg = 7000 g 2 kg 300 g = 2300 g 2 kg 30 g = 2030 g Bài 2 : yêu cầu HS tự làm bài - HS và GV nêu kết quả đúng 380 + 159 = 575 g 928 dag - 274 dag = 654 dag 452hg x 3 = 1356 hg 768 hg : 6 = 128 hg Bài 3 : GV hướng dẫn HS làm chung 1 câu 4 tạ 30 kg = 4 tạ 30 kg 430 kg 430 kg - Yêu cầu HS làm bài còn lại - HS và GV nêu kết quả đúng Bài 4 : yêu cầu HS đọc yêu cầu và đề toán tóm tắt và làm bài ? kg - HS và GV sửa bài 4 gói bánh : 1 gói nặng 150 g 2 gói kẹo : 1 gói nặng 200 g Giải 4 gói bánh cân nặng là : 150 x 4= 600 (g) 2 gói bánh cân nặng là : 200 x 2= 400 (g) Số kg bánh kẹo có tất cả là : 600 + 400 = 1000 ( g) 1000 g = 1 kg Đáp số : 1 kg 3. Củng cố, dặn dò : - Nhắc lại bảng đo khối lượng từ lớn đến bé. - Mỗi đơn vị khối lượng đều gấp mấy lần đơn vị bé hơn liền nó ? * Bài sau : Giây thế kỷ - HS trả lời - HS nêu. Lớp nhận xét. - HS nhắc lại . - HS nhắc lại - HS nhắc lại - HS nêu - hg, dag, g Tấn, tạ, yến - HS đọc - HS trả lời - 10 tấn - Nhiều em nhắc lại - 10 lần - HS làm bài . Lớp nhận xét - HS làm bài . Lớp nhận xét - HS trả lời - HS làm bài - HS đọc đề bài toán - HS làm bài. Lớp nhận xét - HS trả lời. Toán ( Tiết 20.) GIÂY, THẾ KÝ( Tr 25) I/ Mục đích, yêu cầu Giúp HS : - Làm quen với đơn vị - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm II/ Đồ dùng dạy - học : - Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ : 1. Em hãy nêu bảng đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé ? 2. Em hãy đọc bảng đơn vị đo khối lượng từ bé đến lớn ? 3. Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn, liền nó ? II. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Để biết mối quan hệ giữa giây và thế kỷ cũng như giữa thế kỷ và năm . Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài giây và thế kỷ để hiểu rõ điều đó. 2. Bài giảng u Giới thiệu về giây : - GV dùng đồng hồ đủ 3 kim để ôn về giò và giới thiệu về giây. - GV yêu cầu HS quan sát sự chuyển động của kim giờ và kim phút và hỏi + Kim giờ đi từ một số nào đó đến số số liền tiếp là hết mấy giờ ? - Kim phút đi ừ 1 vạch đến vạch tiếp liền hết mấy phút Vậy 1 giờ = ? phút ( 60 phút ) - Yêu cầu HS nhắc lại nhiều em - GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. - Yêu cầu HS quan sát sự chuyển động của nó và nêu : + Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp liền là 1 giây + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng ( trên mặt đồng hồ là 1 phút tức là 60 giây ) + Gv ghi lên bảng: 1phút = 60 giây + GV yêu cầu HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống hoặc cắt 1 nhát kéo là mấy giây ? + Yêu cầu HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống hoặc cắt 1 nhát kéo là mấy giây. + Yêu cầu HS trả lời 60 phút bằng mấy giờ ? v Giới thiệu về thế kỷ - GV giới thiệu : Đơn vị đo thời gian lớn hơn “ năm “ là thế kỷ “ - GV ghi lên bảng : 1 thế kỷ = 100 năm - Yêu cầu HS nhắc lại - Hỏi : 1000 năm = mấy thế kỷ - GV ghi lên bảng + từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ hai. + Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỷ thứ ba. - Yêu cầu HS nhắc lại - GV hỏi : + Năm 1975 thuộc thế kỷ nào ? + Năm nay thuộc thế kỷ nào ? - Con người ta hay dùng số la mã để ghi tên thế kỷ Ví dụ : Thế kỷ XX, XXIII w Thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập - HS và GV nêu kết quả đúng a) 1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây 60 giây = 1 phút 7 phút = 420 giây 1/ 3 phút= 20 giây 1 phút 8 giây = 68 giây b. 1thế kỷ = 100 năm 5 thế kỷ = 500 năm 1/2 thế kỷ= 50 năm 1/5thế kỷ =20 năm Bài 2 : Yêu cầu HS tự làm bài - HS và GV nêu kết quả đúng a) Bác Hồ sinh năm 1890 . Bác Hồ sinh vào thế kỷ 19 ( XIX ) Bác đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỷ 20 ( XX) b. Cách mạng tháng 8 thành công vào năm 1945, năm đó thuộc thế kỷ (XX) c. Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248 năm đó thuộc thế kỷ 3 ( III ) Bài 3 : Yêu cầu HS làm bài tập - GV giới thiệu để tính khoảng thời gian từ đó đến nay bao nhiêu năm ta lấy năm hiện nay trừ đi năm đó. - HS và GV nhận xét kết quả đúng. a) Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long 1010 năm đó thuộc thế kỷ XI. Tính đến nay đã được 995 năm. b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 năm đó thuộc thế kỷ X. tính đến nay đã được 1067 năm 3. Củng cố, dặn dò: - 1 giờ = ? phút - 60 phút = ? giờ - 60 phút = ? giờ - 1 thế kỷ = ? năm - 1 năm = ? thế kỷ * Bài sau : Luyện tập - HS trả lời - HS quan sát - HS trả lời. - 1 giờ - 1 phút - HS trả lời. - HS nhắc lại nhiều em. - HS đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian. 60 phút = 1/ 60 giờ - HS nhắc lại nhiều em - HS đọc - HS nhắc lại nhiều em - HS trả lời. - HS nhắc lại nhiều em - Thế kỷ 20 (XX) - Thế kỷ 20 (XX) - Thế kỷ 21 (XXI) - HS làm bài tập lớp nhận xét - HS làm bài. Lớp nhận xét sửa sai. - HS làm bài. Lớp nhận xét - HS làm bài tập.

File đính kèm:

  • docToan4.DOC
Giáo án liên quan