Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số; biết đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách biểu diển một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ,viết số tự nhiên dưới dạng phân số. HS cả lớp làm được tất cả các bài tập.
- GD học sinh tính cẩn thận.
90 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Toán ôn tập khái niệm về phân số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu nhận xét.
- Có 3 dạng hình tam giác: Có 3 góc nhọn; 1 góc tù và hai góc nhọn; 1 góc vuông và hai góc nhọn (gọi là hình tam giác vuông)
- HS quan sát hình tam giác.
- Đường cao AH đi qua đỉnh A và vuông góc với cạnh đáy BC.
- Trong hình tam giác, đoạn thẳng đi từ đỉnh và vuông góc với đáy tương ứng gọi là đường cao. Độ dài của đường thẳng này gọi là chiều cao của hình tam giác.
- Lần lượt từng HS lên bảng, cả lớp vẽ vào vở nháp.
1-/ Nêu yêu cầu bài toán.
- Lần lượt từng HS lên bảng vừa chỉ hình vừa giới thiệu 3 góc, 3 cạnh của từng hình tam giác.
2/- Nêu yêu cầu bài toán.
- HS quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác:
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bổ sung.
- 3 – 4 HS
- Chuẩn bị bài sau: Diện tích hình tam giác
RKN:
Tuần 18: Ngày soạn: 23/12/2012
Ngày dạy: 24/12/ 2012
Toán
Tiết 86 Bài: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I/ Mục tiêu:Giáo viên giúp HS :
- Học sinh nắm được qui tắc tính diện tích hình tam giác.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- Cả lớp làm được bài tập 1, HS khá giỏi làm được tất cả các bài tập.
II Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi các bài tập, bộ dụng cụ học toán 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập tiết trước.
- Nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu , yêu cầu bài học.
Hoạt động 2: Hình thành qui tắc tính diện tích hình Tam giác.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK.
? So sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác?
? So sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác?
? So sánh diện tích của hình chữ nhật và diện tích của hình tam giác?
? DC là gì của hình tam giác EDC?
? EH là gì của hình tam giác EDC?
? Để tính diện tích của hình tam giác EDC ta làm như thế nào?
-GV rút ra quy tắc tính diện tích của hình tamgiác.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc và nêu yêu đề toán.
- Tổ chức làm việc cá nhân.
- Nhận xét đánh giá , tuyên dương.
Bài 2:( Dành cho HS khá giỏi).
- Gọi HS đọc và nêu yêu đề toán.
? Em có nhận xét gì về đơn vị đo độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác?
? Trước khi tính diện tích ta cần phải làm gì?
- Tổ chức HS hoạt động nhóm đôi.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- Nhận xét chữa bài, đánh giá.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 3-4 HS
- HS ghi nhớ
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV.
+ Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của hình tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
+ Diện tích của hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác ( vì hình chữ nhật bằng 2 hình tam giác ghép lại)
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là đường cao tương ứng với đáy DC.
+ Ta lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
- HS nhắc lại.
1/- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Lần lượt từng HS lên bảng, cả lớp làm vào vở:
a)Diện tích của hình tam giác là: 8 x 6 : 2 = 24 (cm2)
b) Diện tích hình tam giác là:2,3 x 1,2 : 2 = 1,38(dm2)
2/- Nêu yêu cầu bài toán.
+ Không cùng đơn vị đo.
+ Đổi về cùng một đơn vị đo.
- 2HS làm bảng phụ và trình bày trước lớp.
a) 24dm = 2,4m
Diện tích của hình tam giác là: 5 x 2,4 : 2 = 6 (m2)
b)Diện tích hình tam giác là: 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2)
- 3 – 4 HS.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập .
RKN:
Ngày soạn: 23/12/2012
Ngày dạy: 25/12/ 2012
Toán
Tiết 87 Bài: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:Giáo viên giúp HS :
- Củng cố kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Biết cách tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông.
- Cả lớp làm được bài tập 1; 2; 3. Học sinh khá giỏi làm được tất cả các bài tập.
- Giáo dục HS tính quan sát cẩn thận.
II Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập tiết trước.
- Nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu , yêu cầu bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
? Nêu qui tắc tính diện tích tam giác?
? Xác định đáy và chiều cao của hình tam giác?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giúp đỡ HS yếu, đánh giá một số bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV đính hình lên bảng.
? Hãy tìm đường cao tương ứng ứng với các đáy của mỗi hình tam giác? Và cho biết đó là hình tam giác gì?
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV đính hình lên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- Nhận xét chữa bài, đánh giá.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
-3-4 HS
- HS ghi nhớ.
1/- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu.
- HS xác định và phát biểu.
- 1 HS làm bảng phụ và trình bày trước lớp.
a) S = 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2)
b) 16dm = 1,6m
S = 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
- Nhận xét bổ sung.
2/- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp quan sát.
- HS trao đổi nhóm đôi và trình bày kết qua.
- Nhận xét bổ sung.
3/- Nêu yêu cầu bài toán.
- HS quan sát.
- 1HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
a)Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
b)Diện tích hình tam giác vuông DEG là:
5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
Đáp số: a) 6 cm2 b) 7,5 cm2
- 3 – 4 HS.
- Chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung.
RKN:
Ngày soạn: 23/12/2012
Ngày dạy: 26/12/ 2012
Toán
Tiết 88 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:Giáo viên giúp HS :
- Biết giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Cả lớp làm được phần 1, phần 2: bài 1,2. HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 4/88 SGK tiết trước.
- Nhận xét
3.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu , yêu cầu bài học.
Hoạt động 2: Ôn tập về hàng của số thập phân, tỉ số phần trăm và đơn vị đo đại lượng.
Phần I:Tổ chức HS tự làm các bài tập 1,2,3 SGK/ 89.
- Ôn lại kiến thức có liên quan trước khi làm.
- To chức HS thực hiện cá nhân .
- Giúp đỡ HS yếu, đánh giá một số bài.
- Nhận xét chữa bài.
Hoạt động 3: Ôn tập về cộng, trừ, nhân , chia số thập phân, chuyển đổi đơn vị đo, tính diện tích hình tam giác.
Phần II:Tổ chức HS hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm đôi.
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
-3-4 HS
- HS ghi nhớ.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm bảng phụ và trình bày trước lớp cho mỗi bài tập.
- Nhận xét bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện trên bảng phụ và trình bày kết quả, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bổ sung.
- 3 – 4 HS
- Chuẩn bị bài sau: Hình thang.
RKN:
Ngày soạn: 23/12/2012
Ngày dạy: 27/12/ 2012
Toán
THI HỌC KÌ I
PHẦN 1:(5 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: a) 0,008 viết thành phân số thập phân là:
A. B. C. D.
b) viết dưới dạng số thập phân là :
A. 0,45 B. 4,5 C. 4,05 D. 4,005
Câu 2: Chữ số 3 trong số thập phân: 96,357 có giá trị là:
A. B. C.3 D. 300
Câu 3: Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
a) 6 tấn 52 kg = . . . tấn
A. 6,52 B. 60,52 C. 6,052 D. 6052
b) 4cm2 5mm2 = …. cm2
A. 45 B. 4,5 C. 4,05 D. 4,005
Câu 4: Kết quả của phép chia 489,57 : 100 là
A. 48,957 B. 4,8957 C. 4895,7 D. 48957
Câu 5: Trong các số thập phân: 7,866; 7,686; 7,668; 7,688 số lớn nhất là:
A. 7,866 B. 7,686 C. 7,668 D. 7,688
PHẦN 2:(5 điểm)
Câu 1: Đặt tính rồi tính:
a) 793,56 + 429,68 = b)579,86 – 49,54 =
c) 47,36 5,9 = d) 85,32 : 3,6 =
Câu 2: Lớp 5A có 14 học sinh nữ, chiếm 40% số học sinh cả lớp. Tính số học sinh nam của lớp 5A?
Tóm tắt Bài giải
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 23/12/2012
Ngày dạy: 28/12/ 2012
Toán
Tiết 90 Bài: HÌNH THANG
I/ Mục tiêu: Giáo viên giúp HS :
- Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học. Nhận biết hình thang vuông.
- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2, bài 4. HS khá giỏi làm được tất cả các bài tập.
II Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu:
- Nêu mục tiêu , yêu cầu bài học.
Hoạt động 2:Giới thiệu hình thang.
- Treo bảng phụ có vẽ hình như SGK/91.
? Hình thang có mấy cạnh?
? Có hai cạnh nào song song với nhau?
- GV rút ra nhận xét gì về hình thang.
- Tổ chức HS quan sát, nêu nhận xét về đỉnh, cạnh, góc của hình thang.
- Nhận xét, kết luận .
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1:Treo bảng phụ,hướng dẫn HS phân tích các hình.
- Tổ chức làm việc cá nhân.
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương.
Bài 2:Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài.
? Quan sát lần lượt từng hình và cho biết đặc điểm của từng hình?
- Tổ chức HS hoạt động nhóm đôi.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- Nhận xét chữa bài, đánh gia.
Bài 4:Treo hình minh hoạ.
? Nêu góc vuông trong hình thang ABCD?Cạnh bên nào vuông góc với hai đáy?
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn do.
- HS chuẩn bị SGK và tập vở ghi chép.
- HS ghi nhớ.
+ 4 cạnh.
+ AB và DC.
- HS tham gia quan sát, nhận xét nêu các đặc điểm của hình thang.
- Ghi nhớ, nhiều HS nhắc lại .
- Nêu yêu cầu bài toán.
- Nhiều HS trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài toán
- HS quan sát và nêu đặc điểm của từng hình
- HS thảo luận nhòm đôi, nhiều HS nêu kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm và nêu kết quả.
- HS thi đua nêu kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
- 3 – 4 HS
- Chuẩn bị bài: Diện tích hình thang.
RKN:
File đính kèm:
- Toan 5 HKI.doc