MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng một số với 0.
- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
- Tính chất giao hoán của phép cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: bảng phụ, SGK, tranh vẽ
20 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Toán: luyện tập tuần IX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV trà bài kiểm tra, nhận xét.
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ.
a. Hướng dẫn học sinh học phép trừ 2 - 1 = 1
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu: "Lúc đầu có 2 con ong, sau đó bay đi 1 con ong. Hỏi còn lại mấy con ong?"
- Gọi vài học sinh nhắc lại bài toán
- Hướng dẫn HS tự trả lời bài toán: "Lúc đầu có 2 con ong, bay đi 1 con ong, còn lại 1 con ong"
- Gọi vài học sinh nêu lại câu trả lời trên
+ 2 bớt1 còn mấy? (1)
- HS lấy 2 hình tròn, bớt đi 1 hình tròn. Vừa làm vừa nêu: "2 bớt 1 còn 1"
- Giáo viên nêu: 2 bớt 1 còn 1 ta viết như sau:
ð GV viếtbảng: 2 - 1 = 1
- GV vừa chỉ vừa nói: dấu " - " gọi là dấu trừ
- Đọc phép tính: 2 - 1 = 1 (hai trừ một bằng một)
- Gọi vài học sinh đọc lại phép tính trên
b. Hướng dẫn học sinh học phép tính: 3 - 1 = 2, 3 - 2 = 1 (Tương tự như trên)
- Gọi HS đọc lại các công thức trừ: 2 - 1 = 1
3 - 1 = 2
3 - 2 = 1
Cho HS đọc lại nhiều lần đến khi HS đọc thuộc
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: ( Hoạt động cả lớp )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài toán
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một cột.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV kết luận, HS chữa bài (nếu sai)
Bài 2: ( Hoạt cá nhân )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên giới thiệu phép tính theo cột dọc, HS làm bài.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- Gọi học sinh chữa bài, nêu kết quả của từng phép tính
- Học sinh và giáo viên nhận xét .
Bài 3: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 2, đọc bài toán và viết phép tính vào ô trống
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận , bổ sung.
- GV nhận xét, HS chữa bài ( nếu sai )
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi học sinh đọc lại các con tính vừa học
- Về nhà ôn lại bài, học thuộc các công thức trừ trong phạm vi 3, làm bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét giờ học.
BUỔI CHIỀU
BỒI DƯỠNG PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT:
RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
- HS đọc thành thạo và đúng ngữ điệu.
- Giáo dục cho HS luôn có ý thức tự rèn đọc.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV chuẩn bị các bài đọc trong phiếu học tập
Phiếu 1:
ua, ưa, uôi, ươi, ay, ây, eo, ao
reo hò, cao to, to béo, cười chê, ba rưỡi, ngày hỗiây nhà.
Chị Lụa và bé ra bờ suối hái lá bưởi về để gội.
Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả.
Phiếu 2:
gió thổi, cái lưỡi, bỏ rơi, thổi sáo, tuổi nhỏ.
nhảy múa, máy nổ, đen trũi, củi lửa, múi bưởi.
Chị cho bé múi bưởi.
Bé đi theo mẹ ra ao lấy bèo.
Chị Mai dạy bé thổi sáo.
Nhà bà nội có cây bưởi to.
- GV gọi từng cặp HS lên đọc bài.
- HS dưới lớp chú nghe, nhận xét
- GV nhận xét sửa sai cho HS
BỒI DƯỠNG PHỤ ĐẠO TOÁN:
LUYỆN TẬP CÁC PHÉP TÍNH CỘNG TRONG PHẠM VI 5
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và khắc sâu các phép tính cộng trong phạm vi 5.
- Biết so sánh các phép tính cộng trong phạm vi 5.
- Rèn cho HS biết cách tính toán nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:Tính
3 + 2 = 1 + 2 + 2 =
2 + 2 = 3 + 1 + 1 =
4 + 1 = 2 + 1 + 1 =
Bài 2: Tính
1 3 1 2 4 2
+ + + + + +
2 1 4 2 1 3
Bài 3: Điền dấu >, <, =
2 + 3 o 5 2 + 2 o 3 2 + 1 o 5
1 + 3 o 2 3 + 1 o 3 4 + 1 o 2
4 + 1 o 3 2 + 2 o 4 2 + 1 o 4
Bài 4: Điền số và dấu vào ô trống
=
3
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết phép tính rồi tính
- Học sinh làm lần lượt từng bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.
- Giáo viên chấm - chữa bài
Nhận xét giờ học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
SINH HOẠT SAO
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách thực hiện mô hình sinh hoạt tự quản.
- HS thuộc và thực hiện đúng với mô hình sinh hoạt tự quản.
- Giáo dục HS ý thức tự giác trong khi tập luyện.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Hoạt động 1: Sinh hoạt theo mô hình tự quản
Học sinh ra sân, sinh hoạt sao theo mô hình tự quản
- Lần 1: Giáo viên điều khiển cho cả lớp tập
- Lần 2, 3: Lớp trưởng điều khiển , cả lớp tập
- Sau mỗi lần tập, giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Học sinh thi đua tập theo tổ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 2:Trò chơi ''Chuyền bóng tiếp sức''
- Học sinh nêu lại cách chơi
- Học sinh thực hiện trò chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Ngày soạn: 29 / 10 / 2008
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008
TIẾNG VIỆT:
TẬP VIẾT TUẦN 7
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh viết đúng, đẹp các từ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi...
- Rèn cho học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu
- Vở tập viết cúa học sinh .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con: phố xá, nhà ga.
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Giáo viên giới thiệu và cho học sinh quan sát chữ mẫu.
- Học sinh quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu từng từ cần viết
- Học sinh đọc các từ trên 1 lần
* Hoạt động 2: Tập viết
Học sinh tập viết trên bảng con
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
Học sinh viết trong vở tập viết.
- Học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Giáo viên chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
Nhận xét giờ học.
TIẾNG VIỆT:
TẬP VIẾT TUẦN 8
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh viết đúng, đẹp các từ: đồ chơi, tươi cười, ngày hội
- Rèn cho học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu
- Vở tập viết cúa học sinh .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con: nghé ọ, cá trê.
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Giáo viên giới thiệu và cho học sinh quan sát chữ mẫu.
- Học sinh quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu từng từ cần viết
- Học sinh đọc các từ trên 1 lần
* Hoạt động 2: Tập viết
Học sinh tập viết trên bảng con
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
Học sinh viết trong vở tập viết.
- Học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Giáo viên chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
Nhận xét giờ học.
SINH HOẠT:
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần
- Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Đánh giá tuần qua:
Ưu:
- Đi học đều và đúng giờ
- Thực hiện tốt các nề nếp
- Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ, gọn gàng
- Tích cực, tự giác trong giờ học: K.Ly, H.My, Vĩ, Tuấn, Nhân, Hà...
- Có nhiều cố gắng trong học tập: Ly, Lâm, Giang, Anh...
Khuyết:
- Chưa nghiêm túc trong giờ học: Hiển, Ni, Hiếu
- Nghỉ học không có lý do: Phong
- Đi học chưa đúng giờ: Thiện
- Còn tình trạng ăn hàng trong sân trường, lớp.
2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy tốt hơn nữa các ưu điểm trên
- Cần khắc phục những khuyết điểm trên
- Chuẩn bị ôn tập thi giữa kỳ I hai môn Toán và Tiếng Việt
- Chuẩn bị tập 2 tiết mục văn nghệ để thi ở trường.
- Kiểm tra toàn diện tổ 1. Thứ hai mặc đồng phục
BUỔI CHIỀU
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ:
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được các truyền thống của nhà trường.
- Giáo dục HS noi theo các truyền thống của nhà trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Hoạt động 1: Tham quan phòng truyền thống
- GV dẫn HS lên phòng truyền thống tham quan.
- GV giới thiệu các bức tranh ảnh chụp về các ngày lễ lớn của nhà trường.
- Yêu cầu HS đi nhẹ nhàng và giữ trật tự khi tham quan.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy kể lại nội dung về các bức tranh đã xem?
+ Để có được truyền thóng đó, mỗi HS chúng ta cần phải làm gì?
+ Muốn học giỏi, em phải làm gì?
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận chung.
* Dặn dò:
Về nhà ôn lại bài và làm theo bài học.
Nhận xét giờ học.
BỒI DƯỠNG PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT:
RÈN VIÊT CHO HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
- HS đọc, viết một cách thành thạo
- Giáo dục cho HS luôn có ý thứửc rèn chữ giữ vở.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Hoạt động 1: Viết chính tả
- GV hướng dẫn HS viết vào vở:
+ Các vần: eo, ao, uôi, ươi, ay, ây mỗi vần 5 dòng.
+ Viết các câu sau:
Gió từ tay mẹ Thay cho gió trời
Ru bé ngủ say Giữa trưa oi ả.
Suối chảy rì rào
Gió reo lao xao
Bé ngồi thổi sáo.
- GV đọc từng tiếng, HS nghe và viết vào vở.
- GV theo dõi và giúp đỡ những HS viết chậm.
- GV chấm, nhận xét và sửa lỗi chính tả cho HS.
* Hoạt động 2: Làm bài tập
Điền eo hay ao vào chỗ trống:
cái k... gi... mạ thổi s...
tờ b... dạy b... r... hò
- HS tự nêu yêu cầu và làm bài
- GV quan sát và giúp đỡ HS còn chậm.
- Gọi HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
Nhận xét giờ học.
BỒI DƯỠNG PHỤ ĐẠO TOÁN:
LUYỆN TẬP VỀ SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và khắc sâu các phép tính trừ trong phạm vi 3.
- Biết so sánh các phép tính cộng trong phạm vi 5.
- Rèn cho HS biết cách tính toán nhanh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:Tính
3 - 1 = 1 + 2 + 2 =
2 - 1 = 3 + 1 + 1 =
3 - 2 = 2 + 1 + 1 =
Bài 2: Tính
3 2 3 2 3 2
- - - + + +
1 1 2 3 1 0
Bài 3: Điền dấu >, <, =
2 + 3 o 5 2 + 2 o 3 2 + 3 o 5
3 - 2 o 2 3 + 1 o 3 4 + 0 o 2
2 - 1 o 3 2 + 3 o 4 4 + 1 o 4
Bài 4: Điền số và dấu vào ô trống
=
2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết phép tính rồi tính
- Học sinh làm lần lượt từng bài
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.
- Giáo viên chấm - chữa bài
Nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- giaoantuan9CKKN.doc