Mục tiêu
- Thực hiện được phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 20, cộng nhẩm dạng 14 + 3.
- BT cần làm: BT1 (cột 1, 2, 4), BT2 (cột 1, 2, 4), BT3 (cột 1, 3)
- Học sinh khá, giỏi hoàn thành tất cả bài tập sgk.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
40 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Toán học luyện tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương tự)
Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh quy trình viết các chữ: bập bênh, giúp đỡ
- Học sinh theo dõi, viết lên không trung, viết bảng con.
- GV nhận xét.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: Học sinh viết chữ (15p)
- HS đọc lại các từ ngữ cần viết
- HS điều chỉnh tư thế, cách cầm bút.
- Học sinh viết vào vở tập viết; HS khá, giỏi viết đủ số dòng quy định
- Giáo viên hướng dẫn, bao quát thêm
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò (4p)
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương một số bài viết đẹp.
- Lưu ý học sinh một số lỗi thường gặp : chữ x ; tiếng giúp (viết gi không viết d)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
___________________________________
Tập viết
Viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch, vui thích...
I. Mục tiêu
- Học sinh viết đúng các từ ngữ: viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch, chênh chếch, chúc mừng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1 .
- HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một .
II. Đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu
III. Hoạt động dạy - học
Bài cũ : 3P
HS viết bảng con : con ốc, đôi guốc
Nhận xét, khen ngợi.
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ (13p)
- HS đọc các từ ngữ cần viết : viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch, chênh chếch, chúc mừng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét
Chữ chênh chếch gồm mấy chữ ghép lại với nhau?
Độ cao của chữ h, nét nối giữa c và h
Chiều rộng của các chữ mà HS hay sai: ê, ơ Các chữ còn lại tương tự)
Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh quy trình viết các chữ: kênh rạch, vở kịch, chênh chếch
- Học sinh theo dõi, viết lên không trung, viết bảng con.
- GV nhận xét.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: Học sinh viết chữ (15p)
- HS đọc lại các từ ngữ cần viết
- HS điều chỉnh tư thế, cách cầm bút.
- Học sinh viết vào vở tập viết; HS khá, giỏi viết đủ số dòng quy định
- Giáo viên hướng dẫn, bao quát thêm
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò (4p)
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương một số bài viết đẹp.
- Lưu ý học sinh một số lỗi thường gặp : vui thích, viết thích không viết thít
- Giáo viên nhận xét tiết học.
______________________________________
Toán
Bài toán có lời văn
I. Mục tiêu
- Bước đầu nhận biết bài toán có lơì văn gồm các số : điều đã biết và câu hỏi điều cần tìm. Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 Bài 3, bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy - học
1 Kiểm tra bài cũ (3p)
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
Tính 11 + 3 + 4 = 15 – 1 + 6 =
- Kiểm tra học sinh dưới lớp
Số liền trước của số 17, 15, 20
Số liền sau của số 11, 14, 19
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi
2. Dạy - học bài mới (27p)
a.Giới thiệu bài
b. Giới thiệu bài toán có lời văn
Bài 1:
- Học sinh nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ nêu số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán: “ Có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- Học sinh đọc lại bài toán
- Giáo viên hỏi: Bài toán cho biết gì? – có 1 bạn, thêm 3 bạn nữa
Nêu câu hỏi của bài toán?
Theo yêu cầu ta phải làm gì? - tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn
- Học sinh nhắc lại câu trả lời
- Giáo viên: Bài toán có lời văn bao giờ cũng có:
Các số gắn với thông tin mà đề bài cho biết
Câu hỏi chỉ thông tin cần tìm
Bài 2: Tương tự bài 1
GV để HS nêu yêu cầu sau đó tự làm vào vở
GV gọi HS đọc bài toán đã hoàn thiện.
Nghỉ giữa tiết
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán
- Học sinh quan sat tranh vẽ để nêu bài toán
- Giáo viên: Bài toán này còn thiếu gì?
- Học sinh nêu câu hỏi – Giáo viên nhận xét
(Mỗi lần học sinh nêu câu hỏi – cần nhắc lại bài toán)
Giáo viên lưu ý học sinh: Các câu hỏi đều phải có
- Từ hỏi ở đầu câu
- Trong câu hỏi bài toán này nên có từ tất cả
- Có dấu hỏi ở cuối bài?
Bài 4: GV hướng dẫn tương tự bài 3; HS tự làm vào vở
GV gọi nhiều HS nêu bài toán
Giáo viên kết hợp nhắc lại bài toán có lời văn
c Trò chơi: Lập bài toán
- Giáo viên chia nhóm 4, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy trắng
- Yêu cầu học sinh lập bài toán theo thông tin đã cho
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét
3 Củng cố, dặn dò (3p)
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà học lại bài
______________________________________________________________________
Tuần 22
Buổi chiều:
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
HS biết tìm số liền trước, số liền sau.
HS biết cộng, trừ các số ( không nhớ) trong phạm vi 20.
BT cần làm : Bài 1;2;3 ;4( cột 1,3);5(cột 1;3 )
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ : 3P
2 HS làm bảng lớp bài tập 5 SGK trang 113
Lớp viết phép tính vào bảng con
GV nhận xét , khen ngợi
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 1P
b. Hướng dẫn HS làm bài tập : 28P
Bài 1.HS nêu yêu cầu BT : Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số .
GV kẻ tia số lên bảng và hướng dẫn HS cách làm
- HS đọc lại thứ tự các số từ 0 đến 20.Nhắc lại cách điền số vào tia số( Dưới mỗi vạch của tia số ta điền 1 số)
HS làm bài vào vở BT. 2 HS lên bảng chữa bài
Bài 2, 3. HS nêu yêu cầu BT( Trả lời câu hỏi )
GV cho HS nhìn vào tia số ở BT 1 và trả lời câu hỏi. GV gọi nối tiếp HS đứng dậy trả lời bằng miệng
Số liền sau của số 7 là số 8
Số liền sau của số 9 là số 10
Số liền sau của số 10 là số 11
Số liền sau của số 19 là số 20
Tương tự ở BT 3 :
Số liền trước của 8 là số 7
- Số liền trước của 10 là số 9
Số liền trước của 11 là số 10
Số liền trước của 1 là số 0
Nghỉ giữa tiết
Bài 4:
HS tự đặt tính rồi tính và làm bài vào vở.GV nhắc nhở các em đặt tính thẳng cột
12 + 3 = KG 14 + 5 = 11 + 7 =
15 - 3 = 19 - 5 = 18 - 7 =
Bài 5.
HS thực hiện các phép tính từ trái sang phải
Chẳng hạn: 11 + 2 + 3 =
Nhẩm: 11 cộng 2 bằng 13; 13 cộng 3 bằng 16
Ghi kết quả 16
HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng phụ. Chữa bài :
11 + 2 + 3 = 16 KG 15 + 1 - 6 = 10 17 - 5 -1 = 11
12 + 3 + 4 = 19 16 + 3 - 9 =10 17- 1 - 5 = 11
3. Củng cố, dặn dò : 3P
GV xem một số bài, nhận xét.
GV nhận xét giờ học
_______________________________
Học vần
Bài 89: iêp - ươp
I. Mục tiêu
Sau bài học giúp học sinh:
- Đọc được iêp, tấm liếp, ươp, giàn mướp, từ và câu ứng dụng trong bài.
- Viết được: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp
- Luyện nói 1- 3 câu theo chủ đề: Nghề nghiệp của cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng
- Tranh minh hoạ, vật mẫu : rau diếp
III. Họạt động dạy - học
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ (4p)
- Học sinh viết bảng con: nhân dịp, giúp đỡ, túp lều
-2 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài: 1P
b, Dạy vần (30p)
* Vần iếp, tấm liếp:
- Nhận diện vần
- Yêu cầu học sinh phân tích vần iêp gồm iê và p
- Học sinh so sánh iêp và ip
- Học sinh trả lời và ghép vần iêp vào bảng cài
- Đánh vần
- Giáo viên phát âm mẫu: iêp
- Học sinh đánh vần: i-ê-pờ-iêp; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
- Tiếng và từ khoá
- Học sinh ghép tiếng liếp
- Học sinh phân tích tiếng liếp
- Học sinh đánh vần: lờ-iêp-liêp-sắc-liếp. Giáo viên chỉnh sửa
- Giáo viên giới thiệu từ khoá tấm liếp – qua tranh minh hoạ
- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)
i-ê-pờ-iêp
lờ-iêp-liêp-sắc-liếp
tấm liếp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
*Daỵ vần ươp, giàn mướp
Quy trình tương tự
- Vần ươp gồm: ươ và p
- So sánh ươp và iêp: Giống nhau: có âm p đứng sau
Khác nhau: vần iêp có iê đứng trước; vần ươp có ươ đứng trước
- Đánh vần và đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)
ư-ơ-pờ-ươp
mờ-ươp-mươp-sắc-mướp
giàn mướp
- Đọc kết hợp hai vần
Nghỉ giữa tiết
* Hướng dẫn viết
- Giáo viên viết mẫu iêp, tấm liếp,ươp, giàn mướp; vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết
- Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp.
* Đọc từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên viết từ và gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
rau diếp ướp cá
tiếp nối nườm nượp
- Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc.
- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học (diếp, tiếp, ướp, nượp)
- Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng: rau diếp, nườm nượp
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. (nhóm, cá nhân)
- HS đọc toàn bài
*Củng cố tiết 1.
Tiết 2
c, Luyện tập (30p)
* Luyện đọc
- Tiết 1 chúng ta vừa học vần gì?
- Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1
- Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Đọc câu ứng dụng
- Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu thơ ứng dụng
Nhanh tay thì được
Chậm tay thì thua
Chân giậm giả vờ
Cướp cờ mà chạy
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học (cướp)
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét
* Luyện viết
- Học sinh đọc các vần, từ cần viết: iêp, tấm liếp, ươp, giàn mướp
- Học sinh viết vào vở tập viết
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết. Lưu ý điều chỉnh tư thế cho HS
Nghỉ giữa tiết
* Luyện nói
- Giáo viên treo tranh minh hoạ
Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Nghề nghiệp của cha mẹ
- Học sinh thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý:
+ Tranh vẽ gỡ?
+ Cỏc cụ chỳ trong tranh làm nghề gỡ?
+ Bố mẹ em làm nghề gỡ?
- Học sinh trình bày trước lớp; HS nói đươc ít nhất 1 câu; khuyến khích HS nói tự nhiên. GV chỉnh sửa cho HS
3. Củng cố, dặn dò (5p)
- Giáo viên chỉ bảng học sinh đọc lại bài.
- Học sinh thi tìm tiếng chứa vần vừa học
- Dặn dò: về đọc và tìm các từ chữa vần vừa học.
______________________________________________________________________
Tuần 22
File đính kèm:
- LOP 1B TUAN 2021.doc