I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.
2. Kĩ năng:
- Lấy được các ví dụ về thông tin đa phương tiện.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
- GV: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
- HS: Vở ghi, sách giáo khoa.
2 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học Tuần 30 - Tiết 59 - Bài 13: Thông tin đa phương tiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/03/2014
Ngày dạy: 31/03/2014
Tuần 30
Tiết: 59
Bài 13: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.
2. Kĩ năng:
- Lấy được các ví dụ về thông tin đa phương tiện.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
GV: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
HS: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- GV diễn giải, thuyết trình, đặt vấn đề. HS quan sát, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
9A1:................................................................................................................
9A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (13’) Tìm hiểu đa phương tiện là gì?
+ GV: Đưa ra ví dụ về tiếp nhận và xử lí thông tin hàng ngày.
+ GV: Chúng ta thường tiếp nhận và xử lý thông tin ở dạng cơ bản nào?
+ GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về từng dạng thông tin cơ bản mà các em tiếp nhận và xử lí.
+ GV: Từ những ví dụ trên yêu cầu HS rút ra khái niệm đa phương tiện?
+ GV: Muốn tạo ra sản phẩm thông tin dạng văn bản, dạng hình ảnh ta thường dùng phần mềm máy tính nào?
+ GV: Rút ra kết luận về sản phẩm đa phương tiện.
+ GV: Giới thiệu cho HS biết hiện nay sản phẩm đa phương tiện là sản phẩm được tạo ra bằng máy tính.
+ GV: Đưa ra các ví dụ thực tế.
Hoạt động 2: (17’) Một số ví dụ về đa phương tiện.
+ GV: Mục đích của việc sử dụng đa phương tiện để làm gì?
+ GV: Đưa ra một số ví dụ yêu câu HS cho biết đó là dạng thông tin gì?
- Khi thầy cô giảng bài: Vừa nói, vừa viết bảng.
- Quyển sách giáo khoa.
+ GV: Các sản phẩm đa phương tiện tạo bằng máy tính có thể là gì?
+ GV: Đưa ra các ví dụ cho HS nhận xét?
+ GV: Em hãy trình bày các dạng thông tin có trên trang web?
+ GV: Có gì trên bài trình chiếu?
+ GV: Giới thiệu cho HS về từ điển bách khoa đa phương tiện.
Hoạt động 3: (13’) Ưu điểm của đa phương tiện.
+ GV: Cho HS thảo luận nhóm trình bày ưu điểm của đa phương tiện?
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện thảo luận nhóm.
+ GV: Gọi 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
+ GV: Yêu cầu các nhóm khác quan sát theo dõi và nhận xét.
+ GV: Cho các nhóm khác nhận xét bổ xung cho nhóm bạn.
+ GV: Nhận xét rút ra kết luận nội dung tiết học.
+ HS: Lắng nghe tìm hiểu về các ví dụ được đưa ra.
+ HS: Các dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh và âm thanh.
+ HS: Ví dụ: Khi xem phim tài liệu trên tivi; Đọc báo thiếu nhi dân tộc; Xem văn nghệ chào mừng ngày 26/3,...
+ HS: Đa phương tiện hay (Multimedia): thông tin kết hợp từ nhiều dạng và được thể hiện một cách đồng thời.
+ HS: Thường dùng phần mềm máy tính: Word, Paint để tạo sản phẩm thông tin dạng văn bản, hình ảnh.
+ HS: Sản phẩm đa phương tiện: sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.
+ HS: Quan sát sản phẩm.
+ HS: Đa phương tiện được sử dụng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu truyên đạt thông tin, ngay cả khi không sử dụng máy tính.
+ HS: Quan sát chú ý lắng nghe, thảo luận 2 bạn 1 nhóm trình bày.
- Vừa nói (TT dạng âm thanh), vừa viết bảng (TT dạng văn bản, hình ảnh).
- Quyển SGK: Vừa có chữ, vừa có hình ảnh minh hoạ.
+ HS: Có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe thảo luận nhóm theo yêu cầu.
+ HS: Có dạng thông tin như chữ, trang ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phím (video clip),
+ HS: Ngoài việc hiển thị văn bản và hình ảnh, ta có thể kích hoạt âm thanh và đoạn phim.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu về từ điển bách khoa.
+ HS: Thực hiện thảo luận nhóm trình bày vào bảng phụ.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra.
+ HS: Đại diện hai nhóm lên bảng báo cáo kết quả thảo luận.
+ HS: Các nhóm khác quan sát nhận xét bổ sung cho các nhóm.
+ HS: Bổ sung các thông tin sai và còn thiếu sót.
+ HS: Tập trung lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.
1. Đa phương tiện là gì?
- Đa phương tiện hay (Multimedia): thông tin kết hợp từ nhiều dạng và được thể hiện một cách đồng thời.
- Thường dùng phần mềm máy tính: Word, Paint để tạo sản phẩm thông tin dạng văn bản, hình ảnh.
- Sản phẩm đa phương tiện: sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện.
2. Một số ví dụ về đa phương tiện.
- Khi thầy cô giảng bài: Vừa nói (thông tin dạng âm thanh), vừa viết bảng (thông tin dạng văn bản, hình ảnh)
- Quyển SGK: Vừa có chữ, vừa có hình ảnh minh hoạ.
3. Ưu điểm của đa phương tiện:
- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn
- Đa phương tiện thích hợp với việc sử dụng máy tính.
- Đa phương tiện phù hợp cho việc giải trí và dạy-học.
4. Củng cố:
- Củng cố trong nội dung bài học.
5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’)
- Học bài kết hợp SGK. Đọc trước nội dung phần tiếp theo của bài.
6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 30 tiet 59 tin 9 2013 2014.doc