I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm mảng một chiều.
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy số.
2. Kĩ năng:
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in truy cập các phần tử của mảng.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
- Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
- Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
2 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học 8 Tuần 28 - Tiết 56 - Bài 9: Làm việc với dãy số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/03/2014
Ngày day: 18/03/2014
Tuần 28
Tiết: 56
Bài 9. LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm mảng một chiều.
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy số.
2. Kĩ năng:
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in truy cập các phần tử của mảng.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. Chuẩn bị
Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
Hs: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Gv gợi mở, ví dụ minh họa, phát hiện và giải quyết vấn đề. Hs vấn đáp làm việc nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:................................................................................................................
8A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (25’) Tìm hiểu về dãy số và biến mảng.
+ GV: Đưa ra một số ví dụ 1 SGK cho HS làm việc nhóm tìm hiểu.
+ GV: Viết chương trình nhập vào điểm kiểm tra môn tin học của các học sinh trong lớp (k học sinh). In ra màn hình điểm số cao nhất.
+ GV: Yêu cầu HS tìm Input và Output của bài toán.
+ GV: Mỗi biến lưu được bao nhiêu giá trị?
+ GV: Để có thể nhập và so sánh chúng theo em cần bao nhiêu biến cho bài toán trên?
+ GV: Nếu số lượng HS cang nhiều thì số lượng biến phải khai báo như thế nào.
+ GV: Việc so sánh được thuận lợi không khi mà các biến quá nhiều.
+ GV: Để khắc phục tình trạng trên các em nên giải quyết thế nào?
+ GV: Để giúp giải quyết vấn để trên, ngôn ngữ lập trình Pascal cung cấp cho ta cái gì?
+ GV: Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách nào?
+ GV: Giới thiệu về biến mảng và yêu cầu HS tìm hiểu thêm.
+ GV: Khi sử dụng biến mảng về thực chất biến mảng là gì?
+ GV: Thế nào là một mảng.
+ GV: Rút ra kết luận cho học sinh về dãy số và biến mảng.
Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu ví dụ về biến mảng.
+ GV: Đưa ra một số ví dụ về cách khai báo đơn giản một biến mảng.
+ GV: Hướng dẫn giải thích cho HS về các ví dụ đưa ra.
+ GV: Gọi HS trả lời theo yêu cầu.
+ GV: Yêu cầu HS rút ra cách khai báo một biến mảng?
+ GV: Yêu cầu HS trình bày về chỉ số đầu và chỉ số cuối từ các ví dụ đã được tìm hiểu
+ GV: Kiểu dữ liệu có thể là gì?
+ GV: Để khai báo biến mảng được đúng và chính xác cần phải chỉ rõ những gì?
+ GV: Yêu cầu mỗi nhóm đưa ra một ví dụ về khai báo biến mảng.
+ GV: Nhận xét và rút ra kết luận nội dung bài học.
+ HS: Quan sát, chú ý lắng nghe, tìm hiểu thêm thông tin ví dụ.
+ HS: Dựa vào kiến thức thực tế tìm hiểu về bài toán do GV đưa ra theo yêu cầu.
+ HS: Xác định:
- Input: Điểm k của học sinh.
- Output: Điểm cao nhất.
+ HS: Mỗi biến chỉ có thể lưu một giá trị duy nhất.
+ HS: Cần k biến cho bài toán được đưa ra.
+ HS: Nhận xét, quá trình khai báo và được dữ liệu càng dài, gây mất thời gian và công sức.
+ HS: Việc so sánh sẽ khó khăn hơn và dễ nhầm lẫn và sai sót.
+ HS: Lưu nhiều dữ liệu bằng một biến duy nhất và đánh số thứ tự cho các giá trị đó.
+ HS: Đó là dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu.
+ HS: Được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số.
+ HS: Khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.
+ HS: Biến mảng, về thực chất là sắp thứ tự theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới một tên duy nhất.
+ HS: Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
+ HS: Quan sát các ví dụ và rút ra nhận xét về cách khai báo mảng.
+ HS: Tập trung ý lắng nghe tìm hiểu về ví dụ à rút ra nhận xét.
+ HS: Nhắc lại các kiến thức cũ.
+ HS: Cách khai báo:
Tên mảng: array[ .. ] of ;
+ HS: Trong đó chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên thỏa mãn chỉ số đầu chỉ số cuối.
+ HS: Kiểu dữ liệu có thể là kiểu số nguyên hoặc kiểu số thực.
+ HS: Cần chỉ rõ: tên biến mảng, số lượng phần tử, kiểu dữ liệu chung của các phần tử.
+ HS: Các nhóm trình bày ví dụ về khai báo biến mảng.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.
1. Dãy số và biến mảng.
- Dữ liệu kiểu mảng là một tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử.
- Khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.
- Biến mảng, về thực chất là sắp thứ tự theo chỉ số các biến có cùng kiểu dưới một tên duy nhất.
- Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số có thứ tự, mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
2. Ví dụ về biến mảng.
* Cách khai báo:
Tên mảng: array[ .. ] of ;
- Trong đó chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên thỏa mãn chỉ số đầu chỉ số cuối.
- Kiểu dữ liệu có thể là kiểu số nguyên hoặc kiểu số thực.
4. Củng cố: (3’)
- Cách khai báo biến mảng trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’)
- Học bài kết hợp SGK.
- Đọc trước nội dung phần tiếp theo của bài.
6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 28 tiet 56 tin 8 2013 2014.doc