Bài giảng Tin học 8 Tuần 24 - Tiết 47 - Học vẽ hình với phần mềm geogebra

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.

- Thông qua phần mềm HS biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các đối tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối tượng này.

2. Kĩ năng:

- HS có ý thức trong việc ứng dụng phần mềm trong việc học tập của mình.

 

doc2 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học 8 Tuần 24 - Tiết 47 - Học vẽ hình với phần mềm geogebra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/02/2014 Ngày day: 18/02/2014 Tuần 24 Tiết: 47 HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng. - Thông qua phần mềm HS biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các đối tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối tượng này. 2. Kĩ năng: - HS có ý thức trong việc ứng dụng phần mềm trong việc học tập của mình. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc ứng dụng phần mềm trong việc học tập của mình. II. Chuẩn bị Gv: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu, phòng máy. Hs: Vở ghi, sách giáo khoa. III. Phương pháp: - Gv hướng dẫn, diễn giải, thuyết trình, đặt vấn đề. Hs quan sát, nhận biết, thao tác, nhóm. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: (1’) 8A1:................................................................................................................ 8A2:................................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Vẽ hình tròn nội tiếp tam giác và tạo tam giác đối xứng qua một điểm? 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: (38’) Tìm hiểu đối tượng hình học. * Khái niệm đối tượng hình học. + GV: Yêu cầu HS trình bày khái niệm đối tượng hình học. * Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc. + GV: Đưa ra ví dụ để HS làm quen với khái niệm quan hệ giữa các đối tượng. + GV: Điểm thuộc đường thẳng. Cho một đường thẳng. Xác định một điểm “thuộc” đường thẳng này? + GV: Quan hệ ở đây là gì? Đối tượng điểm và đường thẳng có quan hệ như thế nào? + GV: Đường thẳng đi qua hai điểm. Cho hai điểm. Vẽ đường thẳng “đi qua” hai điểm này. + GV: Quan hệ ở đây là gì? Đường thẳng có quan hệ như thế nào với hai điểm cho trước? + GV: Giao của hai đối tượng hình học. Cho một hình tròn và một đường thẳng. Dùng công cụ xác định “giao nhau” của đường thẳng và đường tròn nếu có? + GV: Quan hệ ở đây là gì? + GV: Phần mềm GeoGebra chia đối tượng hình học thành mấy loại? * Danh sách các đối tượng trên màn hình. + GV: Để hiển thị danh sách các đối tượng hình học hiện đang có trên trang hình ta thực hiện như thế nào? * Thay đổi thuộc tính của đối tượng. + GV: Yêu cầu HS đọc SGK/ 105 – 106 và trình bày các thao tác: + GV: Ẩn đối tượng. + GV: Nhận xét hướng dẫn HS thao tác thực hiện trên phần mềm. + GV: Ẩn/hiện tên (nhãn) của đối tượng. + GV: Nhận xét hướng dẫn HS. + GV: Thay đổi tên của đối tượng. + GV: Nhận xét hướng dẫn HS thao tác thực hiện trên phần mềm. + GV: Đặt/hủy vết chuyển động của đối tượng. + GV: Nhận xét hướng dẫn HS thao tác thực hiện trên phần mềm. + GV: Xóa đối tượng. + GV: Nhận xét hướng dẫn HS thao tác thực hiện trên phần mềm. + GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn trên. + HS: Các đối tượng hình học cơ bản: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, tia, hình tròn, cung tròn. + HS: Làm việc nhóm. Quan sát và nhận biết từ các ví dụ được đưa ra. + HS: Sử dụng công cụ liên quan đến đường thẳng và điểm, thực hiện trên phần mềm vẽ hình. + HS: Trong tường hợp này. Đối tượng điểm có quan hệ “thuộc” đối tượng đường thẳng. + HS: Sử dụng công cụ liên quan đến điểm và đường thẳng, thực hiện trên phần mềm vẽ hình. + HS: Trong trường hợp này đường thẳng có quan hệ phụ thuộc vào hai điểm cho trước. + HS: Sử dụng công cụ liên quan đến hình tròn, đường thẳng, và công cụ xác định giao điểm thực hiện trên phần mềm vẽ hình. + HS: Một đối tượng không phụ thuộc vào bất kì đối tượng nào khác được gọi là đối tượng tự do. + HS: Có thể chia thành hai loại là tự do hay phụ thuộc. + HS: Dùng lệnh Hiển thị à Hiển thị danh sách đối tượng. + HS: Nghiên cứu SGK và thực hiện trên phần mềm các thao tác: + HS: Ta thực hiện: 1. Nháy nút phải chuột; 2. Hủy chọn Hiển thị đối tượng. + HS: Ta thực hiện: 1. Nháy nút phải chuột; 2. Hủy chọn Hiển thị tên. + HS: Ta thực hiện: 1. Nháy nút phải chuột; 2. Chọn lệnh Đổi tên. 3. Nháy Áp dụng để thay đổi, Hủy bỏ nếu không muốn đổi tên. + HS: Ta thực hiện: 1. Nháy nút phải chuột; 2. Chọn Mở dấu vết khi di chuyển. + HS: Ta thực hiện: 1. Dùng công cụ chọn đối tượng rồi nhần phím Delete. 2. Nhấn nút phải chuột à Xóa. 3. Dùng công cụ “gôm” và nháy chuột lên đối tượng muốn xóa. 4. Đối tượng hình học: a. Khái niệm đối tượng hình học. - Các đối tượng hình học cơ bản: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, tia, hình tròn, cung tròn. b. Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc. - Mọi đối tượng hình học trong phần mềm GeoGebre đều có thể chia thành hai loại là tự do hay phụ thuộc. c. Danh sách các đối tượng trên màn hình. - Dùng lệnh Hiển thị à Hiển thị danh sách đối tượng. d. Thay đổi thuộc tính của đối tượng. - Ẩn đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng; 2. Hủy chọn Hiển thị đối tượng trong bảng chọn. - Ẩn/hiện tên (nhãn) của đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng trên màn hình; 2. Hủy chọn Hiển thị tên trong bảng chọn. - Thay đổi tên của đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng trên màn hình; 2. Chọn lệnh Đổi tên trong bảng chọn. 3. Nháy Áp dụng để thay đổi, Hủy bỏ nếu không muốn đổi tên. - Đặt/hủy vết chuyển động của đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng; 2. Chọn Mở dấu vết khi di chuyển. + Để xóa các vết được vẽ, nhấn tổ hợp phím Ctrl+F. - Xóa đối tượng: 1. Dùng công cụ chọn đối tượng rồi nhần phím Delete. 2. Nhấn nút phải chuột lên đối tượng và thực hiện lệnh Xóa. 3. Dùng công cụ “gôm” trên thanh công cụ và nháy chuột lên đối tượng muốn xóa. 4. Củng cố: - Củng cố trong nội dung bài học. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (1’) - Học bài kết hợp SGK. - Xem lại nội dung đã học chuẩn bị nội dung thực hành. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 24 tiet 47 tin 8 2013 2014(1).doc