Củng cố cách viết chữ hoa V thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Văn Lang.
Câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người
- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết1: tập viết ôn chữ hoa v, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bày.
Kết luận: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Học sinh thảo luận theo nhóm nội dung câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút.
- Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- Học sinh thể hiện năng khiếu của mình trước lớp.
- Các nhóm thực hiện trò chơi.(Trong thời gian 5 phút nếu nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất ; thắng cuộc)
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
5- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tiếng việt
Luyện đọc và kể chuyện bài :
Bác sĩ Y - éc - xanh
I- Mục tiêu.
- Biết đọc trơn toàn bài và kể lại câu chuyện "Bác sĩ Y - éc - xanh"
- Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, đúng nội dung câu chuyện.
- Giáo dục lẽ sống cao đẹp yêu thương và giúp đỡ mọi người.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện.
a- Luyện đọc.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp câu đoạn
- Yêu cầu 1 số học sinh đọc cả bài kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài
Cho HS thi đọc
- Cho HS nhắc lại nội dung bài
- GV chốt lại nội dung bài
+ Để đọc đúng bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào?
- Yêu cầu một số học sinh luyện đọc toàn bài (đọc theo vai).
b- Kể chuyện.
- Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu lại yêu cầu của bài.
+ Kể theo vai bà khách là kể như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nối tiếp kể từng đoạn câu chuyện tơng ứng với mỗi tranh.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng kể.
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
3- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn của câu chuyện.
- Một số học sinh đọc toàn bài (gọi một số học sinh chưa được đọc).
- Thi đọc hay giữa các nhóm.
-...thay đổi giọng đọc cho phù hợp với lời các nhân vật: Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng, lời Y - éc- xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
- Học sinh đọc cá nhân toàn bài và thi đọc theo vai giữa các nhóm.
- Học sinh đọc các câu gợi ý.
- Nêu tóm tắt nội dung mỗi tranh
-... đổi các từ khách, bà khách thành tôi, từ họ thành chúng tôi hoặc ông và tôi.
- Học sinh kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.
- Học sinh kể nối tiếp truyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể theo đoạn.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
* Cá nhân
* Theo vai
______________________________________________
Tiết 2: Sinh hoạt tập thể
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng
ngày 30/4 và 1/5
I- Mục tiêu.
- Chuẩn bị các tiết mục múa, hát chào mừng ngày 30- 4 và 1- 5
- Hiểu ý nghĩa của ngày 30- 4 và 1- 5 . Biết ơn các anh hùng đã hi sinh xương máu để dành độc lập cho dân tộc ta.- Giáo dục học sinh ý thức biết ơn các anh hùng , thương binh liệt sĩ. Và những người lao động chân chính .
II. Đồ dùng dạy học :
Các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 30- 4 và 1- 5
III- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Sinh hoạt tập thể.
a. Hoạt động 1:
Tìm hiểu về ngày 30- 4 và 1- 5
Trong tháng 4,5 có những ngày lễ lớn nào ?
- Ngày 30 - 4 là ngày gì ? Năm nào ?
- Ngày 1- 5 là ngày gì ?
- Giáo viên nói về ý nghĩa của ngày 30 tháng 4 và ngày 1- 5
+ Để đền đáp công lao to lớn đó bản thân mỗi học sinh cần làm gì?
b. Hoạt động 2:Văn nghệ
+ Em có biết những bài hát , những bài thơ , câu chuyện nào ca ngợi cách mạng , đất nước con người Việt Nam ?
- Múa hát chào mừng ngày 30- 4 và 1- 5.
- Yêu cầu học sinh lên biểu diễn những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị để chào mừng ngày 30- 4 ; và ngày 1 - 5 .
- GV theo dõi , uốn sửa cho HS
- Ngày 30- 4 và 1- 5
Là ngày giải phóng miền nam , thống nhất đất nước. Năm 1975
Là ngày Quốc tế Lao động
- Học sinh lắng nghe.
- Học tập tốt, vâng lời thầy cô, cha mẹ.Dành nhiều hoa điểm tốt .
- HS nêu tên những tiết mục đó
+ Đọc thơ.
+ Múa, hát.
+ Kể chuyện.
HS lên biểu diễn cá nhân , nhóm..
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Luyện tập kĩ để biểu diễn vào ngày 30- 4 và 1- 5
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007
Tiết1: toán
Luyện tập về : Nhân số có 5 chữ số với số
có 1 chữ số
I- Mục tiêu.
- Củng cố về phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số và vận dụng vào giải những bài toán có liên quan.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- củng cố lí thuyết : Cho HS nêu cách thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.Lấy VD .
_ GV nhận xét , chốt lại
2- Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
14327 x 5 17645 x 6
43271 x 2 15397 x 4
Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
a. 10506 x 4 + 32607
b. 84326 - 31967 x 2
c. 3 x ( 14653 + 13896)
d. (47321 + 25831) : 9
3 . Chữa bài.
Bài 1 :
HS đọc đề bài nêu yêu cầu
HS nêu cách tính ?
GV chốt cách làm
Bài 2 :
+ Muốn tìm giá trị biểu thức có dấu tính nhân, chia, cộng, trừ làm như thế nào? Khi biểu thức có dấu ngoặc đơn cần thực hiện như thế nào?
- GV cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính rồi làm bài và chữa
- Gv chốt bài đúng, cho hs yếu nêu lại cách làm
Bài 3 .Cho HS đọc đề bài - nêu yêu cầu
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Cho HS chữa bài
GV nhận xét
Bài 4:
Cho HS nêu yêu câù của bài
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Cho HS lên bảng giải
3- Củng cố - Dặn dò.
+ Các bài toán củng cố lại kiến thức gì?
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài đã làm.
Bài 3: Một của hàng bán muối, ngày thứ nhất bán được 18590 kg muối như vậy ngày thứ nhất bán gấp 3 lần ngày thứ hai. Hỏi cả 2 ngày của hàng bán được tất cả bao nhiêu kg muối ?
Bài 4: Người ta đóng 40 kg gạo vào 8 túi đều nhau. Hỏi đóng 200 kg gạo thì được bao nhiêu túi như thế?
+ Học sinh làm lần lượt trên bảng con.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện.
+ HS nêu cách làm ; Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài:
a. 10506 x 4 + 32607 =42024+32607
= 74631
- HS nhận xét.
+ Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở:
Ngày 2:18590 x 3= 55770(kg)
Cả 2 ngày :18590 + 55770 = 74360(kg)
+Đọc yêu cầu của bài.
- Nêu dạng toán cơ bản:
40 : 8 = 5 (kg)
200 : 5 = 40(túi)
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Tiết 2: tự nhiên xã hội
Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời
I- Mục tiêu.
- Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt trời.
- Nhận biết được vị trí của "Trái Đất" trong hệ mặt trời.
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II- Đồ dùng: Các hình trong SGK trang 116, 117.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Quan sát tranh.
Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ mặt trời. Nhận biết được vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi sau.
+ Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh? Từ mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ mặt trời?
Giáo viên kết luận chung.
2- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Biết trong hệ mặt trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống.
Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm câu hỏi:
+ Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống?
+ Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh có sự sống?
Giáo viên kết luận lại những ý mà học sinh vừa nêu.
+ Chúng ta phải làm gì đề giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp?
Kết luận: Mỗi người chúng ta ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất vì đó cũng là sự sống của chúng ta.
- Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận.
4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
-...9 hành tinh: sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Diêm Vương.
-...vì chúng chuyển động không ngừng quanh mặt trời và cùng với mặt trời tạo thành hệ mặt trời.
- Trong hệ mặt trời hành tinh có sự sống là Trái Đất.
- Sự sống có mặt ở hầu hết khắp mọi nơi trên Trái Đất: ở biển có các loài tôm, cá sinh sống, trên đất liền có các loài động vật sinh sống. ở Bắc Cực, Nam Cực lạnh giá cũng còn có cả gấu trắng, chim cánh cụt sinh sống.
- Chúng ta phải trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường chung, tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường Trái Đất.
- Học sinh đọc.
Tiết3 Tự học
(hoặc học theo môn tự chọn)
Hoàn thành kiến thức đã học
I.Mục tiêu.
- HS hoàn thành các môn đã học
- Tự giác học bài.
- Thích giờ học
II.Đồ dùng dạy học : - GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS : Vở BT toán , BTTiếng Việt, Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1 GV nêu yêu cầu giờ học
2 Tự học
- Nêu các bài đã học?
- GV giúp hs yếu làm bài.
3 Chữa bài
* VBT Toán (trang 75 ): Luyện tập
Bài 1 : HS tự đặt tính và tính
Đổi vở, hs yếu nhận xét.
GV chốt bài đúng.
Bài 2 : HS đọc đề bài ; H S nêu yêu cầu ;
- phân tích đề bài
Cho HS chữa bài.
GV chốt bài đúng.
Bài 3
Cho hs yếu đọc đề, nêu yêu cầu.
Hs nêu cách thực hiện ; chữa bài
GV, Hs nhận xét, chốt bài đúng.
Bài 4:
Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS tự làm và chữa bài
* Chính tả : Nghe- viết :Bác sĩ Y- éc - xanh - VBT (tr. 58):
Bài 1,2 (tr. 58)
GV đưa bảng phụ cho hs yếu điền
Vài hs đọc bài làm
GV chấm bài của HS .
Chốt bài đúng.
- GV cho hs đọc bài làm.
* Tập đọc
Cho HS luyện đọc bài : Bài hát trồng cây
Cho HS nêu lại nội dung của một số bài.
4 Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà xem lại bài
Toán, chính tả...
HS làm bài từng môn học.
+HS làm bài rồi lên bảng chữa :
12125 20516
x 3 x 4
36375 82064
+HS lên bảng chữa bài :
Đợt đầu chuyển :20 530 x 3 = 61590 (quyển )
Đợt sau : 87 650 - 61590 = 26060(quyển)
- HS tính giá trị của biểu thức :
a, 21 018 x 4 + 10 975 = 84072+ 10975
= 945047
-HS làm bài vào vở và chữa bài
HS tính nhẩm theo mẫu
Bài 1: HS điền r/ d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn rồi giải câu đố đó
Bài 2:Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm rồi giải câu đố đó
- HS đọc đoạn văn đã điền
- HS yếu đọc câu
- HS TB và khá đọc đoạn, cả bài;
- Kết hợp trả lời câu hỏi SGK
- Nêu nội của bài .
File đính kèm:
- tuan 31 LOP 3.doc