Bài giảng Tiết một Môn tập làm văn bài: luyện tập tả cảnh

Biết lập dàn ý cho bài văn mưu tả một cảnh đẹp ở địa phương.

 - Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh.

II. Chuẩn bị: Một số hình ảnh minh họa cảnh đẹp ở các miền đất nước.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

 - Liên, Định: đọc Đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước mà em đã làm ở tiết trước.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết một Môn tập làm văn bài: luyện tập tả cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 26 tháng 10 năm 2006 Tiết 1- Môn tập làm văn Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Biết lập dàn ý cho bài văn mưu tả một cảnh đẹp ở địa phương. - Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh. II. Chuẩn bị: Một số hình ảnh minh họa cảnh đẹp ở các miền đất nước. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Liên, Định: đọc Đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước mà em đã làm ở tiết trước. - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập Bài tập1: GV nhắc HS + Dựa trên kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. * Lưu ý HS đọc bài quang cảnh ngày mùa sgk trang 10, bài Hoàng hôn trên sông Hương sgk trang 11, 12 + HS viết bài và trình bày bài làm của mình. Bài tập 2: - GV nhắc HS: -Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn. - Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. - Đoạn văn phải có hình ảnh, dùng biện pháp so sánh, nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động. - Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết. - HS viết bài. - Một số HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. - Cả lớp và GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò Tiết 2 : Môn Toán Bài : LUYÊN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : Giúp HS Đọc, viết, so sánh các số thập phân. Tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất. III. Các họat động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Vân: lên bảng làm bài tập 2. Hòa: làm BT 3 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Thực hành Bài 1: HS làm bài theo nhóm đôi; nghe và chữa cho nhau. - Một số HS trình bày bài, GV nhận xét chữa sai. Số thập phân được viết là: 5,9; 48,72; 0,404; 0,02; 0,005. Bài 2: HS viết số thập phân rồi chữa 2 HS lên bảng viết, cả lớp làm VBT . Kết quả viết là. 27 93 247 a. = 2,7; = 9,3; = 24,7 10 10 b. 871 304 4162 = 8,71 = 3,04 = 41,62 100 100 100 Bài 3: HS tự làm rồi lên bảng chữa . Kết quả là : 74,296; 74,692; 74,926; 74,962. (Yêu cầu học sinh giải thích cách sắp xếp) Bài 4: H: Có mấy cách tính? Là cách nào? (có 2 cách) - Tính rồi rút gọn. - Rút gọn rồi tính. 42 x 45 7 x 6 x 5 x 9 54 x 56 6 x 9 x 7 x 8 = = 54 ; = = 48 5 x 7 5 x 7 7 x 9 7 x 9 C. Củng cố dặn dò Tiết 3 : Luyện từ và câu Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu : Nhận biết và phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa.Hiểu mối quan hệ giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa. Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa (là TT) II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ : GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập . Bài tập1: HS đọc yêu cầu Cho HS Làm bài . GV nhận xét chốt lời giải đúng . a. Chín - Từ chín trong câu 2 là từ đồng âm ( Tổ em có chín học sinh). ( Lúa ngoài đồng đã chín. - chín có nghĩa đã đến lúc ăn được). (Nghĩ cho chín rồi hãy nói. - chín có nghĩa là đã nghĩ kĩ) b. Vạt. - Từ vạt trong câu 2 là từ đồng âm. - Từ vạt trong câu 1-3 là từ nhiều nghĩa. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài ,trình bày kết quả GV nhận xét chốt ý a. Từ xuân trong dòng thơ 1 mang nghĩa gốc, chỉ một mùa của năm. - Từ xuân trong dòng thơ 2 mang nghĩa chuyển,chỉ sự tươi đẹp. b. Từ xuân mang ý nghĩa chuyển,chỉ sự trẻ trung,khỏe mạnh. Bài tập 3: Cách tiến hành như BT 2 C. Củng cố dặn dò Hưng làm BT 3 Cường làm BT 4 - 1 HS, cả lớp đọc thầm. - 2 HS lên bảng làm ,cả lớp làm VBT - HS cả lớp nhận xét bài - HS Làm bài cá nhân , trình bày bài - HS Nhận xét - Các nhóm đạt câu vào bảng phụ . - Đại diện các nhóm trình bày - HS nhận xét Tiết 4 : Mỹ thuật Vẽ theo mẫu: MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU I. Mục tiêu : Giúp HS - Nhận biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. - HS thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh. II.Chuẩn bị: mẫu có dạng hình trụ, hình cầu khác nhau. II. Các họat động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ Toàn, Phan Tú : Nêu các bước vẽ tranh. B. Bài mời 1. Giới thiệu bài 2. Quan sát tranh: - GV cho HS quan sát tranh có dạng hình trụ,hình cầu 3. Cách vẽ GV nhắc lại cách tiến hành chung về vẽ theo mẫu để HS nhớ lại cách vẽ từ bao quát đến chi tiết. - HS quan sát mẫu trong sgk, nêu các bước vẽ theo mẫu. 4. Thực hành: - GV quan sát giúp đỡ những HS yếu. 5. Nhận xét, đánh giá sản phẩm: - GV đưa tiêu chí đánh giá C. Củng cố dặn dò: - HS quan sát chọn,bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt của mẫu. - HS trả lời - Lớp nhận xét - HS thực hành vẽ tranh HS trưng bày sản phẩm HS đánh giả bài bạn theo tiêu chí đánh giá. Tiết 5 - Thể dục Bài: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI "TRAO TÍN GẬY" I. Mục tiêu: - Ôn để củng cố nâng cao kỹ thuật đội hình đội ngũ. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh và thao tác thành thạo các kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ. - Tham gia trò chơi nhiệt tình, đúng luật II. Chuẩn bị: Vệ sinh bãi tập III. Nội dung và phương pháp: A. Phần mở đầu. - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung. - Khởi động. - Kiểm tra bài cũ. B. Phần cơ bản: - Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi sai nhịp. - GV điều khiển lớp tập (Hai lần) - Chia tổ luyện tập, tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa sai. - Thi trong tổ, các tổ. * Chơi trò chơi "Trao tín gậy" - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, quy luật chơi. - Cả lớp cùng chơi. - Thi đua giữa các tổ. C. Phần kết thúc: - Thực hiện một số động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bai. - GV nhận xét tiết học. Buổi chiều Tiết 1- Môn tập làm văn Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Công Tài: đọc Đọc dàn ý của bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương. - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới: 1 Giới thiệu bài 2. Luyện tập Bài tập1: GV nhắc HS: - Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn. - Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. - Đoạn văn phải có hình ảnh, dùng biện pháp so sánh, nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động. - Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết. - HS viết bài. - Một số HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. - Cả lớp và GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò Tiết 2 : Môn Toán Bài : LUYÊN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : Giúp HS Đọc, viết, so sánh các số thập phân. Tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất. III. Các họat động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Thành: lên bảng làm bài tập 2. P. Thảo: làm BT 3 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Thực hành Bài 1: HS làm bài theo nhóm đôi; nghe và chữa cho nhau. - Một số HS trình bày bài, GV nhận xét chữa sai. Số thập phân được viết là: 7,5; 28,416; 201,05; 0,187; 0,010. Bài 2: HS viết số thập phân rồi chữa 2 HS lên bảng viết, cả lớp làm VBT . Kết quả viết là. a.5,7; b. 32,85; c. 0,01; d. 0,304 Bài 3: HS tự làm rồi lên bảng chữa . Kết quả là : 41,538; 41,835; 42,358; 42,538. (yêu cầu học sinh giải thích cách sắp xếp) Bài 4: H: Có mấy cách tính? Là cách nào? (có 2 cách) - Tính rồi rút gọn. - Rút gọn rồi tính. 36 x 45 6 x 6 x 5 x 9 56 x 63 7 x 8 x 7 x 9 = = 54 ; = = 49 6 x 5 6 x 5 9 x 8 9 x 8 C. Củng cố dặn dò

File đính kèm:

  • docThứ năm.8.doc
Giáo án liên quan