- Kể lại được một câu chuyện đã đọc ( hay đã nghe) về những người đã giúp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của con người.
- Biết kể một câu chuyện rõ ràng, rành mạch ( có mở đầu diẽn biến, kết thúc); biết nêu ý kiến trao đổi cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện.
II.Chuẩn bị: Một số tranh, ảnh liên quan đến các chuyện đã gợi ý trong SGK
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết một : kể chuyện đã nghe, đã đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 13 tháng 12 năm 2006
Tiết 1 : Kể Chuyện
Bài : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
- Kể lại được một câu chuyện đã đọc ( hay đã nghe) về những người đã giúp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của con người.
- Biết kể một câu chuyện rõ ràng, rành mạch ( có mở đầu diẽn biến, kết thúc); biết nêu ý kiến trao đổi cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện.
II.Chuẩn bị: Một số tranh, ảnh liên quan đến các chuyện đã gợi ý trong SGK
III. Hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 2 HS: Em hãy kể chuyện Pa- xtơ và em bé và trả lời câu hỏi.
- Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài
- Cho HS đọc phần gợi ý trong bài.
- Cho HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Cho HS đọc gợi ý 3-4.
3. Kể chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm
- cho HS thi kể chuyện.
- GV nhận xét khen những HS kể hay
C. Củng cố dặn dò:
- Một HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Ba HS đọc
- Một số HS giới thiệu
- Các thành viên trong nhóm kể chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa
- Đại diện các nhóm lên thi kể trước lớp.
- HS nhận xét.
Tiết 2: Môn - Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn kỹ năng thực hành tính với 4 phép tính trên tập số thập phân.
- Vận dụng để giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản.
II. Các hoạt động dạy và học.
A. Kiểm tra bài cũ:
HS1: làm bài tập 3
HS2: làm BT4.
GV, HS nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
H: Bài toán yêu cầu gì?
- GV tổ chức thảo luận nhóm 4. Mỗi em thực hiện 1 phần, khi nêu kết quả phải đọc qui tắc để cả nhóm nghe và góp ý.
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm (nếu cần)
- Gọi các nhóm nêu kết quả.
Bài 2: Bài 2 yêu cầu gì?
H: Nêu cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc hoặc (không có đấu ngoặc)?
Cho HS làm bài cá nhân.
- GV, HS nhận xét, chữa sai.
Bài 3: HS làm bài cá nhân
- GV quan sát các HS còn yếu.
Có 120 lít dầu thì động cơ đó chạy được trong số giờ là: 120 : 0,5 = 240 (giờ)
Đáp số: 240 giờ
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu.
H: x phải tìm là những thành phần nào của phép tính?
- Cho 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT. GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
C. Củng cố dặn dò
- Thực hiện các phép chia.
- Trong nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Tính giá trị của biếu thức có dấu ngoặc và các phép tính (+;-;x;:)
- Một số HS phát biểu.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm VBT
- Lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau phát biểu
- HS làm bài
- Lớp nhận xét.
Tiết 3: Môn - Tập đọc
Bài: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thiết tha.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Thông qua hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây, ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta.
- HTL 2 khổ thơ đầu.
II. Đồ dùng dạy học : Viết sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học.
A. kiểm tra bài cũ:
Hai HS: đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo và trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc
- Cho HS đọc toàn bài
- GV hướng dẫn cách đọc
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm bài
3. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc toàn bài thơ:
H: HS đọc câu hỏi trong SGK.
H: Những hình ảnh so sánh nào nói lên vẽ đẹp của ngôi nhà?
- Cho HS trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK Luyện đọc diễn cảm.
- GV đọc diễn cảm bài một lần
- GV đưa bảng phụ chép đoạn cần luyện đọc lên bảng và hướng dẫn cách đọc.
- GV đọc mẫu
- Cho HS thi đọc.
- GV ghi điểm
C. Củng cố dặn dò.
- Một HS đọc
- Lần lượt HS đọc nối tiếp 3 lượt
- Cho HS luyện đọc từ ngữ
- HS trả lời những chi tiết là:
- Giàn giáo...
- Giàn giáo tựa cái lồng
- Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong..
- HS phát biểu.
- cả lơp đọc thầm.
- HS thi đọc cả bài
- Lớp nhận xét
Tiết 4 - Âm nhạc:
Ôn tập : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3, SỐ 4 . KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc nhạc, hát lời bài tập đọc nhạc số 3 số 4 kết hợp gõ phách.
- HS nghe câu chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu.
II. Chẩu bị: Nhạc cụ quen dùng.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS hát bài con chim hay hót, ước mơ
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nôi dung 1: Ôn tập tập đọc nhạc số 3
- Cho HS sinh luyện tập cao độ
- GV quy định đọc các nốt Đô- Rê- Mi- rê- đô
- GV yêu cầu đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu.
- GV làm mẫu
- Cho HS thực hiện
- GV điều khiển cả lớp đọc nhạc,hát lời kết hợp luyện tiết tấu.
3. Nội dung 2: Ôn tập tập đọc nhạc số 4
Các bước tương tự như nội dung 1
4. Nội dung 3: Kể chuyện âm nhạc.
- GV giới thiệu câu chuyện
- GV kể chuyện. Kể theo tranh minh họa
- Củng cố nội dung.
- HS tập kể chuyện.
C. Củng cố dăn dò
- 2 HS
- HS luyện cao độ
- HS thực hiện
- Đọc nhạc, luyện tiết tấu.
- Hai HS thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- HS theo dõi
- Nhiều HS kể.
Tiết 5 - môn: Thể dục
Bài: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG: TC " THỎ NHẢY"
I. Mục tiêu:
-Ôn tập Bài thể dục phát triển chung.Y/c thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Trò chơi ''Thỏ nhảy'' Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II : Chuẩn bị: Vệ sinh bãi tập.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông vai.....
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập bài thể dục phát triển chung: 3 lần
- GV điều khiển lớp tập.
- Chia tổ tập luyện - tổ trưởng điều khiển.
- Tập cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.
- Giáo viên quan sát, biểu dương thi đua.
b. Trò chơi vận động:
- Chơi trò chơi "thỏ nhảy"
- GV nêu tên trò chơi, Tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi theo hình thức thi đua giữa các tổ HS.
- GV điều khiển, quan sát, nhận xét, biểu dương.
3. Phần kết thúc:
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Tại chỗ hát một bài theo nhịp vỗ tay.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
File đính kèm:
- thứ tư T. 15.doc