MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết mã hoá thông tin cho máy tính.
– Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
– Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
Kĩ năng:
– Bước đầu biết mã hoá thông tin đơn giản thành dãy bit.
Thái độ:
– Kích thích sự tìm tòi học hỏi của học sinh
4 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết dạy: 03 bài 2: Thông tin và dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........./.........../2013
Ngày giảng:...............................................................................................................
Tiết dạy: 03 Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tt)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết mã hoá thông tin cho máy tính.
– Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
– Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
Kĩ năng:
– Bước đầu biết mã hoá thông tin đơn giản thành dãy bit.
Thái độ:
– Kích thích sự tìm tòi học hỏi của học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
– Giáo án, bảng mã ASCII.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, ...
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu các dạng thông tin. Cho ví dụ.
Đáp: Dạng số, văn bản, âm thanh, hình ảnh,
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu thế nào là Mã hoá thông tin trong máy tính
Đặt vấn đề: TT là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà MT có thể hiểu và xử lý. Việc chuyển đổi đó gọi là mã hoá thông tin.
– Thế nào là mã hóa thông tin?
– GV giới thiệu bảng mã ASCII và hướng dẫn mã hoá một vài thông tin đơn giản.
– Dãy bóng đèn:
TSSTSTTS –> 01101001.
– Ví dụ: Kí tự A
+ Mã thập phân: 65
+ Mã nhị phân là: 01000001 .
– Cho các em thảo luận tìm mã thập phân và nhị phân của một số kí tự .
– Nhắc học sinh xem bộ mã ASCII cơ sở
– Để máy tính có thể xử lý được, thông tin cần phải được biến đổi thành dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hóa thông tin.
– Tra bảng mã ASCII và đưa ra kết quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
– Có mấy cách biểu diễn thông tin trên máy tính?
1. Thông tin loại số:
a) Hệ đếm:
– Hệ đếm là gì?
– Con người thường dùng hệ đếm nào?
– Trong tin học dùng hệ đếm nào?
– Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.
– Hệ đếm La Mã được biểu diễn bằng các kí hiệu nào?
– Cho HS viết 1 số dưới dạng số La Mã.
– Hệ thập phân sử dụng các kí hiệu nào để biểu diễn?
– Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.
Qui tắc: Mỗi đơn vị ở 1 hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận ở bên phải.
Hệ thập phân: Mọi số N có thể được biểu diễn dưới dạng:
N = an10n + an-110n-1 +...+ a1101+a0100 +
+ a-110-1+...+a-m10-m, 0ai9.
– Hướng dẫn HS nhận xét đặc điểm 2 hệ đếm.
Ví dụ: 355 (chữ số 5 hàng đơn vị chỉ 5 đơn vị, trong khi đó chữ số 5 ở hàng chục chỉ 50 đơn vị).
b) Các hệ đếm thường dùng trong Tin học
– Trong tin học thường dùng thêm hệ đếm nào?
+ Hệ nhị phân: tương tự như hệ thập phân, mọi số N có thể được biểu diễn dưới dạng:
N = an2n + an-12n-1 +...+ a121+a020 +
+ a-12-1+...+a-m2-m, ai = 0, 1.
+ Hệ hexa: tương tự
N = an16n + an-116n-1 +...+ a1161+a0160 +
+ a-116-1+...+a-m16-m, 0ai15.
Với quy ước: A = 10; B = 11; C = 12;
D = 13; E = 14; F = 15
– Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó
– Giáo viên hướng dẫn cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.
Thập phân nhị phân hệ 16
– Chuyển đổi từ hệ 10 sang hệ 2, 16
Lấy số cần đổi chia cho 2 hoặc 16 lấy phần dư ra rồi viết kết quả là phần dư theo chiều ngược lại. Các số dư phải viết trong hệ cơ số đó.
– Đổi hệ 2 sang 16 và ngược lại: - Vì 16 là lũy thừa của 2 (16=24) vì vậy để chuyển đổi từ hệ 2 sang 16 thì ta gộp từng nhóm 4 chữ số từ phải sang trái đối với phần nguyên và từ trái sang phải đối với phần thập phân (nếu thiếu thì thêm số 0). Thay mỗi nhóm 4 số nhị phân bởi một ký hiệu tương ứng ở hệ hexa.
- Để chuyển từ hệ hexa sang hệ nhị phân ta chỉ cần thay từng ký hiệu ở hệ hexa bằng nhóm bốn chữ ở hệ nhị phân.
c) Biểu diễn số nguyên: Biểu diễn số nguyên với 1 Byte như sau:
7
6
5
4
3
2
1
0
các bit cao
các bit thấp
– Bit 7 (bit dấu) dùng để làm gì?
– Tuỳ vào độ lớn của số nguyên mà người ta có thể lấy 1 byte, 2 byte hay 4 byte để biểu diễn. Trong phạm vi bài này ta chỉ đi xét số nguyên với 1byte.
2. Thông tin loại phi số:
– Em hãy lấy một số ví dụ về thông tin dạng phi số?
– Để xử lí thông tin loại phi số cũng phải mã hoá chúng thành các dãy bit.
– Trình bày nguyên lí mã hóa nhị phân?
– Có 2 cách biểu diễn thông tin: Loại số và loại phi số
– Là tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.
– Hệ thập phân
– Hệ nhị phân, hexa
– Kí hiệu: I = 1, V = 5,
X = 10, L = 50, C = 100,
D = 500, M = 1000.
–Một số ví dụ: XXX = 30, XXXV = 35
MMVI = 2006
– Kí hiệu: 0, 1, 2, , 9.
Vd: 125 có thể biểu diễn:
125 = 1x102 + 2x101 + 5x100
– Hệ đếm La mã: không phụ thuộc vị trí.
Hệ đếm thập phân: phụ thuộc vị trí.
– Ngoài hệ thập phân, trong tin học thường dùng thêm hệ đếm sau:
+ Hệ nhị phân: (cơ số 2) chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1.
Ví dụ: 10112 = 1.23 + 0.22 + 1.21 + 1.20 = 1110.
+ Hệ 16: (hệ Hexa ): sử dụng các kí hiệu: 0, 1, , 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có các giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
Ví dụ: 2AC16 = 2.162 + 10.161 + 12.160 = 684
– Vd: đổi 45 hệ 10 sang hệ 2 và 16
sang hệ nhị phân
45 22 11 5 2 1 0
1 0 1 1 0 1
4510 = 1011012
Sang hệ hexa
45 2 0
13 2
4510 = 2D16
– Vd: 1111112 ta sẽ chuyển thành
0011 11112 = 3F16 vì:
0011 = 3; 1111 = F
Vd: 4D16 = 0100 11012
– Bit 7 (bit dấu) dùng để xác định số nguyên đó là âm hay dương. Qui ước: 1 dấu âm, 0 dấu dương
– Thông tin loại phi số:
+ Văn bản.
+ Các dạng khác: (hình ảnh, âm thanh )
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung – dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
4. Củng cố
Giáo viên cho học sinh nhắc lại:
– Cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
– Cách chuyển đổi giữa các hệ đếm: Hệ nhị phân, hệ thập phân, hexa
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà
– Bài 2, 3, 4, 5 SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tiet 3 Thong tin va du lieu.doc