Bài giảng Tiết 83 : luyện tập chung

Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về :

Giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số .

Các phép tính với các số tự nhiên .

Thu thập một số thông tin từ biểu đồ .

Diện tích hình chữ nhật và so sánh các số đo diện tích .

 

doc175 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 83 : luyện tập chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài: Yến, tạ, tấn Làm bài trong VBT. TIẾT 18 : YẾN , TẠ , TẤN I - MỤC TIÊU: Giúp HS: Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến , tạ , tấn ; mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và kg . Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ đơn vị lớn ra đơn vị bé) . Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng (trong phạm vi đã học ). II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Luyện tập GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn a.Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học (kilôgam, gam) Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị khối lượng đã được học? 1 kg = ….. g? b.Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kilôgam, người ta còn dùng đơn vị yến GV viết bảng: 1 yến = 10 kg Yêu cầu HS đọc theo cả hai chiều Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo? Có 30 kg khoai tức là có mấy yến khoai? c. Giới thiệu đơn vị tạ, tấn: Để đo khối lượng một vật nặng hàng trăm kilôgam, người ta dùng đơn vị tạ. 1 tạ = …. kg? 1 tạ = … yến? Đơn vị đo khối lượng tạ, đơn vị đo khối lượng yến, đơn vị đo khối lượng kg, đơn vị nào lớn hơn đơn vị nào, đơn vị nào nhỏ hơn đơn vị nào? Để đo khối lượng nặng hàng nghìn kilôgam, người ta dùng đơn vị tấn. 1 tấn = …kg? 1 tấn = …tạ? 1tấn = ….yến? Trong các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn, kg, g: đơn vị nào lớn nhất, sau đó tới đơn vị nào & nhỏ nhất là đơn vị nào? GV chốt: có những đơn vị để đo khối lượng lớn hơn yến, kg, g là tạ & tấn. Đơn vị tạ lớn hơn đơn vị yến & đứng liền trước đơn vị yến. Đơn vị tấn lớn hơn đơn vị tạ, yến, kg, g & đứng trước đơn vị tạ (GV ghi bảng: tấn, tạ, yến, kg, g) GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn với kg 1 tấn =….tạ = ….yến = …kg? 1 tạ = …..yến = ….kg? 1 yến = ….kg? GV có thể nêu ví dụ: Con voi nặng 2 tấn, con bò nặng 2 tạ, con lợn nặng 6 yến… để HS bước đầu cảm nhận được về độ lớn của những đơn vị đo khối lượng này. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài. HS trình bày bài làm một cách đầy đủ. VD : Con bò nặng 2 tạ. Bài tập 2: Cho HS nêu lại mối quan hệ giữa yến và kg: 1yến = 10 kg từ đó nhẩm được 5 yến = 1yến X 5 =10 kg X 5 = 50 kg. Bài tập 3: HS làm bài rồi sửa bài. Bài tập 4: Lưu ý học sinh trước khi làm phải đổi 3 tấn = 30 tạ, HS nêu: kg, g 1 kg = 1000 g HS đọc 20 kg gạo 3 yến khoai 1 tạ = 100 kg 1 tạ = 10 kg tạ > yến > kg 1 tấn = 1000 kg 1 tấn = 10tạ 1 tấn = 100 yến tấn > tạ > yến > kg HS nêu HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS đọc đề bài HS kết hợp với GV tóm tắt đề HS làm bài HS sửa bài Củng cố Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg Dặn dò: Chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng Làm bài trong VBT TIẾT 19 : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I - MỤC TIÊU: Giúp HS: Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề ca gam, héc tô gam, quan hệ của đề ca gam, héc tô gam và gam với nhau. Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong SGK nhưng chưa viết chữ & số. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Yến, tạ, tấn GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Giới thiệu đêcagam & hectôgam Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học. a.Giới thiệu đêcagam: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đêcagam. Đêcagam viết tắt là dag (GV yêu cầu HS đọc) GV viết tiếp: 1 dag = ….g? Yêu cầu HS đọc vài lần để ghi nhớ cách đọc, kí hiệu, độ lớn của đêcagam. Độ lớn của dag với kg, với g như thế nào? b. Giới thiệu hectôgam: Giới thiệu tương tự như trên GV có thể cho HS cầm một số vật cụ thể để HS có thể cảm nhận được độ lớn của các đơn vị đo như: gói chè 100g (1hg), gói cà phê nhỏ 20g (2 dag)… Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng. GV hướng dẫn HS lập bảng đơn vị đo khối lượng Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã được học (HS có thể nêu lộn xộn) GV gắn bảng các thẻ từ GV nêu: các đơn vị đo khối lượng tấn, tạ, yến, kg: đơn vị nào lớn nhất, tiếp đến là những đơn vị nào? (học từ bài tấn, tạ, yến) GV gỡ thẻ từ gắn vào bảng có kẻ sẵn khung sau khi HS nêu GV hỏi tiếp: trong những đơn vị còn lại, đơn vị nào lớn nhất? (vừa học phần hoạt động 1). Đơn vị này lớn hơn hay nhỏ hơn đơn vị kg? (sau khi HS nêu xong, GV gỡ thẻ từ gắn vào bảng) GV chốt lại Yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng GV hướng dẫn HS nhận biết mối quan hệ giữa các đơn vị: 1 tấn = … tạ? 1 tạ = ….tấn? Cứ tương tự như thế cho đến đơn vị yến. Những đơn vị nhỏ hơn kg, HS tự lên bảng điền vào mối quan hệ giữa các đơn vị để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như trong SGK Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp mấy lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó? Mỗi đơn vị đo khối lượng đều bằng 1 phần mấy đơn vị đo khối lượng lớn hơn liền nó? Tiếp tục cho HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng để HS ghi nhớ bảng này. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm theo từng cột. Bài tập 2: HS làm bài rồi chữa bài. (Lưu ý học sinh nhớ ghi tên đơn vị trong kết quả tính . VD: 380g + 195g = 575g Bài tập 3: Hướng dẫn HS làm.VD: 8 tấn ….8100 kg. Trước hết phải đổi 8 tấn = 8000 kg. Vì 8000kg < 8100kg nên 8 tấn < 8100kg. Viết dấu < vào chỗ chấm. Bài tập 4: HS đọc đề toán và giải bài toán rồi chữa bài. Lưu ý : Kết quả cuối cùng phải đổi ra kg. HS đọc: đêcagam 1 dag = 10 g HS đọc Dag g HS nêu HS nêu: tấn, tạ, yến HS nêu HS đọc HS nêu HS lên bảng để hoàn thành mối quan hệ giữa các đơn vị nhỏ hơn kg. Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó? Mỗi đơn vị đo khối lượng đều bằng 1 phần 10 đơn vị đo khối lượng lớn hơn liền nó? HS đọc HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa HS đọc đề bài HS làm bài HS sửa bài Củng cố Yêu cầu HS thi đua đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng theo chiều từ lớn đến bé & ngược lại. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Giây, thế kỉ TIẾT 20 : GIÂY , THẾ KỈ I - MỤC TIÊU: Giúp HS : Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ . Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Bảng đơn vị đo khối lượng GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Giới thiệu về giây GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút & giới thiệu về giây GV cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu HS chỉ kim giờ, kim phút. Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây. Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây. GV ghi 1 phút = 60 giây Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ = … phút? GV chốt: + 1giờ = 60 phút + 1 phút = 60 giây GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. Ví dụ: cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? (hướng dẫn HS đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian của mỗi hoạt động nêu trên) Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại Cho HS xem hình vẽ trục thời gian & nêu cách tính mốc các thế kỉ: + Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ) + GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. (yêu cầu HS nhắc lại) + Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ 2. (yêu cầu HS nhắc lại) Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy? GV lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ (ví dụ: thế kỉ XXI) Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: HS đọc đề bài, tự làm rồi chữa bài. Bài tập 2: HS làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu HS trình bày bài một cách đầy đủ. VD: Bác Hồ sinh năm 1980, Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX Bài tập 3: HS làm đầy đủ yêu cầu của đề bài. HS chỉ 1 giờ = 60 phút Vài HS nhắc lại HS hoạt động để nhận biết thêm về giây Vài HS nhắc lại HS quan sát HS nhắc lại Thế kỉ thứ XX Thế kỉ thứ XXI HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa Củng cố 1 giờ = … phút? 1 phút = …giây? Tính tuổi của em hiện nay? Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài trong VBT

File đính kèm:

  • docTOAN4-~1.DOC
Giáo án liên quan