Bài giảng Tiết 7: Thực hành làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được cách mở một trang tính mới, trang tính đã tồn tại.

- Lưu được trang tính với tên khác.

- Chỉ ra được các thành phần, dữ liệu trên trang tính.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần của trang tính.

- Mở được trang tính theo yêu cầu.

- Chọn các đối tượng trên trang tính.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 7: Thực hành làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:6/9/2011 Ngày giảng: 7A:8/9 Tiết 7: THựC Hành Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phát biểu được cách mở một trang tính mới, trang tính đã tồn tại. - Lưu được trang tính với tên khác. - Chỉ ra được các thành phần, dữ liệu trên trang tính. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần của trang tính. - Mở được trang tính theo yêu cầu. - Chọn các đối tượng trên trang tính. - Nhận dạng được các kiểu dữ liệu cơ bản trên trang tính. 3. Thái độ: Nghiêm túc, hình thành khả năng làm việc nghiêm túc khoa học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, máy chiếu - HS: Máy tính cá nhân. III. Phương pháp: Vấn đáp, HĐN. IV. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) ? Muốn chọn các ô, hàng, cột trên trang tính ta phải làm gì? - Chọn các ô ta nháy chuột vào ô đó. - Chọn hàng ta nháy chuột vào tên hàng. - Chọn cột ta nháy chuột vào tên cột. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Để nắm được các chức năng cơ bản của các thành phần trên trang tính ta tìm hiểu trong bài hôm nay.. HĐ 1: 1. Nội dung - Mục tiêu: + Mở được trang tính theo yêu cầu. + Phát biểu được cách mở một trang tính mới, trang tính đã tồn tại. + Lưu trang tính với tên khác. - Đồ dùng: Máy tính, máy chiếu - Thời gian: 12’ - Cách tiến hành: Hoạt động Thầy - Trò Nội dung ? Cách khởi động chương trình bảng tính? GV: Để có thể làm việc được chương trình bảng tính thì ta mở bảng tính mới hay mở bảng tính đã có sẵn. GV: Giới thiệu cách mở bảng tính mới hay mở bảng tính đã có sẵn. GV: Cho học sinh thực hành các thao tác đó. HS: Thực hành theo nhóm. ? Nêu cách lưu bảng tính ? GV: Hướng dẫn học sinh thực hành thao tác lưu văn bản với tên khác. Tại sao phải lưu bảng tính với tên khác? GV: Uốn nắm sửa sai cho học sinh. 1. Nội dung a. Mở bảng tính. * Mở bảng tính mới. C1. File\New C2. Nháy chuột vào biểu tượng (New) trên thanh công cụ. * Mở bảng tính đã tồn tại. C1. Ta mở thư mục chứa bảng tính cần mở, nháy đúp vào bảng tính đã tồn tại. C2. File\Open, nháy vào bảng tính cần mở và nháy vào nút Open. b. Lưu bảng tính với tên khác. - File\ Save as - Nhập tên mới vào ô File name - Nháy chuột vào ô Save HĐ 2: 2. Bài tập - Mục tiêu: - Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần của trang tính. - Mở được trang tính theo yêu cầu. - Chọn các đối tượng trên trang tính. - Nhận dạng được các kiểu dữ liệu cơ bản trên trang tính. - Đồ dùng: Máy tính, máy chiếu - Thời gian: 23’ - Cách tiến hành: GV: Cho học sinh đọc và làm bài tập1. HS: Thao tác và hoàn thành bài tập. GV: Yêu cầu học sinh thực hành và đưa ra các nhận xét theo yêu cầu của bài tập. HS: Các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Cho học sinh đọc và làm bài tập2. HS: Thao tác và hoàn thành bài tập. GV: Yêu cầu học sinh thực hành và đưa ra các nhận xét theo yêu cầu của bài tập. HS: Các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Cho học sinh tiếp tục thực hành theo yêu cầu bài tập 2. Bài tập Bài tập 1: Các thành phần chính của trang tính. - Khi kích hoạt các ô tính khác nhau thì nội dung của các ô tính cũng thay đổi theo địa chỉ của ô tính đựơc kích họat. - Thanh công thức chứa dữ liệu của ô tính. - Thanh công thức chứa phép tính của ô tính, ô tính chứa kết quả của phép tính trên thanh công thức. Bài tập 2. Chọn các đối tượng trên trang tính. - Hộp tên chứa địa chỉ của ô tính. - Ta thực hiện chọn cột đầu tiên và ấn và giữ phím ctrl và chọn các cột tiếp theo. - Khi nhập B100 vào hộp tên và enter thì ô B100 được kích hoạt. 4. Củng cố, đánh giá:(4’) - Nắm rõ các thành phần chính của trang tính và các chức năng cơ bản của các thành phần chính của trang tính. - Một số các thao tác chính nhanh nhất khi thực hiện trên trang tính. 5. Bài tập về nhà: (1’) - Học bài các kiểu dữ liệu cơ bản trên trang tính. - Chuẩn bị bài sau: tranh ảnh, tài liệu cần thiết. -----------------------

File đính kèm:

  • docT7.doc
Giáo án liên quan