Bài giảng Tiết 59, 60 - Tuần 30: Bài 13: Thông tin đa phương tiện

3. Tổ chức các hoạt động học tập:

3.1/ Ổn định lớp:

3.2/ Kiểm tra bài cũ:

 Phát biểu khái niệm đa phương tiện và cho ví dụ ? Cho biết các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính.

 (HS trả lời theo bài học)

3.3/ Tiến trình bài học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 59, 60 - Tuần 30: Bài 13: Thông tin đa phương tiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: ĐA PHƯƠNG TIỆN Bài 13: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN(TT) Ngày soạn: 12/03/2013 Tiết theo PPCT: 59-60 Tuần: 30 Tiết 2: 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: Phát biểu khái niệm đa phương tiện và cho ví dụ ? Cho biết các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính. (HS trả lời theo bài học) 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu ưu điểm của đa phương tiện. a/ Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp. b/ Các bước của hoạt động : - GV củng cố lại khái niệm đa phương tiện và nêu một số ví dụ. Theo em, đa phương tiện có ưu điểm gì? - Uốn nắn để HS đưa ra câu trả lời đúng. - Với từng ưu điểm, yêu cầu HS nêu ví dụ. - HS suy nghĩ trả lời. - HS nêu ví dụ. 3. Ưu điểm của đa phương tiện: - Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn. - Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn. - Đa phương tiện thích hợp với việc sử dụng máy tính. - Đa phương tiện phù hợp cho việc giải trí và dạy học. Hoạt động 1: Một số ví dụ về đa phương tiện. a/ Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp. b/ Các bước của hoạt động : - Hãy liệt kê các thành phần chính của đa phương tiện ? - GV Phân tích thêm từng thành phần. - HS trả lời. - HS chú ý và ghi nhớ kiến thức. 4. Các thành phần của đa phương tiện: - Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện : a) Văn bản: là dạng thông tin cơ bản trong biểu diễn thông tin bao gồm các kí tự và được thể hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau. b) Âm thanh: là thành phần điển hình của đa phương tiện. c) Ảnh tĩnh: là một tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó. d) Ảnh động: là sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn. e) Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện, là dạng tổng hợp tất cả các thông tin vừa trình bày ở trên. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: - Đa phương tiện có ưu điểm gì? (HS trả lời theo bài học) - Cho biết các thành phần của đa phương tiện. (HS trả lời theo bài học). 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - HS học bài kết hợp SGK. - Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại. - Tiết sau tiếp tục học mục 5. Tiết 3: 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1/ Ổn định lớp: 3.2/ Kiểm tra bài cũ: - HS1: Đa Phương tiện có những ưu điểm gì? Cho ví vụ với từng ưu điểm đó. (HS trả lời theo bài học – cho ví dụ) - HS2: Cho biết các thành phần của đa phương tiện. (HS trả lời theo bài học) 3.3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu ưu điểm của đa phương tiện. a/ Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp. b/ Các bước của hoạt động : - Các em thấy đa phương tiện có ứng dụng trong cuộc sống ở những lĩnh vực nào? - Yêu cầu HS nếu ví vụ ứng với từng lĩnh vực. - GV uốn nắn để HS đưa ra ví dụ đúng. - GV đưa thêm một số ví dụ để HS thấy rõ những ứng dụng của đa phương tiện. - HS trả lời. - HS cho ví dụ. 5. Ứng dụng của đa phương tiện: Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: a. Trong nhà trường. b. Trong khoa học. c. Trong Y tế. d. Trong thương mại; e. Trong quản lí xã hội. f. Trong nghệ thuật. g. Trong công nghiệp, giải trí. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 4.1/ Củng cố: - Đa phương tiện có ứng dụng trong cuộc sống ở những lĩnh vực nào? (HS trả lời theo bài học) - Cho ví dụ ở từng lĩnh vực. (6HS lần lượt trả lời) 4.2/ Hướng dẫn về nhà: - HS học bài kết hợp SGK. - Chuẩn bị trước bài 14 – SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 59-60.doc