MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được tác dụng của việc minh hoạ bằng hình ảnh trong văn bản.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.
3. Thái độ
- Hình thành cho học sinh thái độ ham mê học hỏi, khám phá môn học.
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 57: Bài 20: Thêm hình ảnh để minh hoạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 28/3/2010
Giảng ngày:1/4/2010
Tiết 57: bài 20
thêm hình ảnh để minh hoạ
I - Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được tác dụng của việc minh hoạ bằng hình ảnh trong văn bản.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.
3. Thái độ
- Hình thành cho học sinh thái độ ham mê học hỏi, khám phá môn học.
II - Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo trình, phiếu học tập, bảng phụ, phòng máy.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài trước khi đến lớp, SGK, vở ghi.
III- Tiến trình bài giảng
1 - ổn định lớp:1p
2 - kiểm tra bài cũ:5p
? Nêu các bước để thực hiện thao tác tìm phần văn bản.
? Nêu các bước để thực hiện thao tác thay thế phần văn bản.
3 - Bài mới
HĐ của HS và GV
tg
Ghi bảng
GV: Phát phiếu học tập cho HS (1 bài có chèn hình ảnh và 1 bài không chèn hình ảnh). Yêu cầu HS quan sát và cho nhận xét về 2 bài.
? Qua hai bài tập trên em HS: Nhận bài tập, quan sát và đưa ra nhận xét.
HS: Trả lời. (Thích văn bản có chèn thích văn ban nào hơn ? Tại
sao?
? Hình ảnh minh hoạ thường được dùng ở đâu?
? Ưu điểm của việc dùng hình ảnh để minh hoạ?
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ về việc hìhn ảnh minh hoạ trong văn bản.
hình ảnh hơn...).
HS: Trả lời theo ý hiểu.
GV: Nếu trong một số văn bản không có hình ảnh để minh hoạ sẽ làm cho ta cảm thấy như thế nào?
HS: HS có thể lấy ví dụ trên sách báo, lịch treo tường
Vậy, để chèn được hình ảnh vào văn bản ta làm ntn?
GV: Treo bảng phụ và hướng dẫn.
GV: Yêu cầu HS bật máy tính và thực hành thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Ta có thể sao chép, xoá hay di chuyển hình ảnh được chèn tới vị các trí khác nhau trong văn bản.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước sao chép, xoá và di chuyển.
GV: Khi chúng ta thực hiện được các bước chèn hình ảnh vào văn bản nhưng ta thấy hình ảnh ấy chưa như ý về kích thước ta phải làm thế nào?
? Để chèn hình ảnh vào văn bản thông thường có mấy cách.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. (có 2 cách).
? Để thay đổi cách bố trí hình ảnh ta làm ntn?
GV: Sau khi chọn kiểu bố trí ta có th di chuyển đối tường đồ hoạ trên trang bằng thao tác kéo thả chuột.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
HS: Quan sát hình trang 101.
GV: Yêu cầu HS bật máy, khởi động Word và gõ văn bản “Dế mèn”.
- Yêu cầu HS chèn hình ảnh và chỉnh sửa cho phù hợp.
GV: Quan sát và hướng dẫn HS làm bài thực hành. HS: Mở máy tính, khởi động Word, nhập nội dung văn bản.
HS: Thực hiện thao tác chèn hình ảnh vào văn bản dưới sự giám sát của GV
20p
16p
1. Chèn hình ảnh vào văn bản
- Hình ảnh minh hoạ thường được dùng trong văn bản.
+ Ưu điểm: Làm cho nội dung văn bản trực quan và sinh động hơn.
- Trong nhiều trường hợp nội dung văn bản sẽ rất khó hiểu nếu thiếu hình ảnh minh hoạ.
- Các bước chèn hình ảnh
B1: Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn.
B2: Vào bảng chọn Insert -> Picture -> From File. Xuất hiện hộp thoại, chọn Insert Picture.
B3: Chọn tệp có đồ hoạ cần thiết và nháy Insert.
2. Thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản
a) Trên dòng văn bản
- hình ảnh được xem như một ký tự đặc biệt và được chèn ngay tại vị trí con trỏ soạn thảo.
b) Trên nền văn bản
- Hình ảnh nằm trên nền văn bản và độc lập với văn bản.
- Cách thực hiện:
B1: Nháy chuột chọn hình.
B2: Vào Format -> Picture. Xuất hiện hộp thoại Format Picture, chọn Layout.
B3: Chọn In line with Text (nằm trên dòng văn bản) hoặc Square (hình vuông trên nền văn bản).
* Thực hành
D - Củng cố:3p
- Nhắc lại ưu điểm của việc chèn hình ảnh vào văn bản, các bước thực hiện.
E - Hướng dẫn về nhà:1p
- Hướng dẫn HS đọc trước phần 2 (học trong tiết sau).
File đính kèm:
- Tiet57-Bai20.doc