Bài giảng Tiết 5: Em có thể làm gì nhờ máy tính

I. Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết được những khả năng ưu việt cuả máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khoa học – xã hội.

 - Chỉ ra được máy tính là công cụ thực hiện những gì mà con người chỉ dẫn - Hạn chế của máy tính.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5: Em có thể làm gì nhờ máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8/9/2011 Ngày giảng:( 6A-6B): 10/9 Bài soạn Tiết 5: Em có thể làm gì nhờ máy tính I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Nhận biết được những khả năng ưu việt cuả máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khoa học – xã hội. - Chỉ ra được máy tính là công cụ thực hiện những gì mà con người chỉ dẫn - Hạn chế của máy tính. 2. Kỹ năng: - So sáng được khả năng của máy tính vơí khả năng sinh học của con người. - Liên hệ thực tế có thể áp dụng máy tính vào công việc học tập và các công việc gia đình, nghề nghiệp. 3. Thái độ: - Liên hệ thực tế, gây hứng thú học tập cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy chiếu, máy tính, một số chương trình Microft Excel, Caculator ... - HS: Bảng phụ. III. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) ? Tại sao, thông tin trên máy tính được biểu diễn thành các dãy bit? - Máy tính biểu diễn thông tin bằng các dãy bit gồm hai kí hiệu 0 và 1 (là một trong hai trạng thái của máy tính. Nhờ có dãy bit mà máy tính có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Máy tính ngày nay đã trợ giúp cho con người chúng ta trong tất cả các lĩnh vực của đời sống – xã hội. Vậy nó có những khả năng nào? chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.ư HĐ 1 1. Một số khả năng của máy tính. - Mục tiêu: + Nhận biết được những khả năng ưu việt cuả máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khoa học – xã hội. + So sáng được khả năng của máy tính vơí khả năng sinh học của con người. - Đồ dùng: Máy chiếu, máy tính - Thời gian: 10’ - Cách tiến hành: Hoạt động Thầy Hoạt động Trò GV: Cho học sinh thực hiện tính nhanh một phép tính: 1117/33333 GV: Cho học sinh quan sát khả năng tính toán nhanh của máy tính trên Microft Excel, Caculator ... bằng cách thực hiện trên máy chiếu. ? Em có nhận xét gì về khả năng tính tóan của máy tính? Có độ chính xác không? GV chốt lại: GV: Cho học sinh quan sát các phép tính phức tạp trên Microft Excel, Caculator ... ? Máy tính tính có chính xác không? Chúng ta có tính toán với các phép tính phức tạp có được chính xác như vậy không? GV chốt lại: ? Các em có thể nhớ được tất cả các quyển sách được học từ lớp 1 đến bây giờ không? GV nhấn mạnh khả năng lưu trữ lớn của máy tính. GV: Máy tính ngày nay có thể làm việc trong một thời gian dài mà con người hay thiết bị , công cụ nào có thể nào làm được. HS: So sánh các khả năng của máy tính với con người và nhận xét. 1. Một số khả năng của máy tính. * Khả năng tính toán nhanh. - TLN: trao đổi và so sánh khả năng tính toán với con người. - Tính tóan nhanh. - Máy tính ngày nay có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây. - Học sinh thấy được khả năng tính toán nhanh của máy tính. * Tính toán với độ chính xác cao. - Có. - Máy tính có thể tính toán với độ chính xác với bốn mươi nghìn tỉ sau dấu thập phân. * Khả năng lưu trữ lớn. Máy tính có thể lưu trữ đến vài chục triệu trang sách, tương đương với khoảng 100.000 cuốn sách. * Khả năng làm việc không mệt mỏi Máy tính ngày nay có thể làm việc trong một thời gian dài. HĐ 2: 2. Có thể sử dụng máy tính điện tử vào những việc gì? - Mục tiêu: Liên hệ thực tế có thể áp dụng máy tính vào công việc học tập và các công việc gia đình, nghề nghiệp. - Đồ dùng: Máy chiếu, máy tính. - Thời gian: 12’ - Cách tiến hành: ? Trên các khả năng của máy tính như vậy thì chúng ta có thể áp dụng máy tính vào những việc gì? GV: Nhấn mạnh sức vất vả của con người khi thực hiện các tính tóan với độ chính xác cao và khối lượng lớn. GV: Thực hiện một vài các thao tác tạo lập, in ấn và chuyển tài liệu một cách tự động trên máy tính. - Học sinh quan sát - Có thể dùng máy tính để soạn thảo, trình bày, in ấn các văn bản, công văn... ? Chúng ta có thể dùng máy tính vào những việc gì nữa? GV: Máy tính có thể lưu trữ các thông tin liên quan đến con người, tài sản... của cơ quan, xí nghiệp. ? Máy tính giúp được những gì cho học tập và giải trí của chúng ta? GV: Ngày nay máy tính có thể dùng để điều khiển tự động và điều khiển các loại robot. ? Các em có biết gì về giải robocom không việt nam hay châu á thái bình dương không? ? Nhờ vào máy tính chúng ta có thể xem tài liệu, trao đổi và mua bán hàng ở một nơi rất xa với chúng ta không? GV: Thực hiện việc tra cứu trên mạng. - Học sinh quan sát. 2. Có thể sử dụng máy tính điện tử vào những việc gì? - Tính toán, lưu trữ lớn... * Thực hiện các tính toán. Máy tính trợ giúp cho con người giải quyết các bài toán kinh tê - kỹ thuật với khối lượng tính toán lớn và độ chính xác cao. * Tự động hóa các công việc văn phòng. * Hỗ trợ công tác quản lí. * Công cụ giải trí và học tập - Tính toán, chiếu phim, nghe ca nhạc... *Điều khiển tự động và robot. * Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. HĐ 3: 3. Máy tính và điều chưa thể. - Mục tiêu: Chỉ ra được máy tính là công cụ thực hiện những gì mà con người chỉ dẫn - Hạn chế của máy tính - Đồ dùng: - Thời gian: 13’ - Cách tiến hành: ? Máy tính là công cụ giúp ta thực hiện các công việc, nhưng nó được thực hiện nhờ vào đâu? HS: Trả lời. ? Máy tính có thể nghe, hiểu và hành động như con người được không? Có phân biệt được mùi, vị, màu sắc... được không? ? Đâu là hạn chế của máy tính? GV: Khả năng phát triển của máy tính là rất to lớn. Mong rằng các thế hệ máy tính tương lai sẽ có những khả năng to lớn như “Năng lực tư duy” như con người. - Máy tính thực hiện nhờ vào sự điều khiển của con người. - Máy tính không thể phân biệt được mùi, vị, hiểu được con người...Do vậy máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn được con người, đặc biệt là chưa có năng lực tư duy như con người. * Máy tính chỉ thực hiện được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua các lệnh. Chưa có khả năng tư duy như con người. 4. Củng cố, đánh giá: (4’) - Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK _9 - Gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK. 5. Bài tập về nhà:(1’) - Trả lời các câu hỏi trong SGK_13. - Đoc bài đọc thêm SGK_13 - Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cần thiết cho bài học sau. ---------------------

File đính kèm:

  • docT5.doc