Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm Toolkit Math. Biết cách sử dụng phần mềm Toolkit Math để hỗ trợ giải các bài tập toán, tính toán và vẽ đồ thị toán học.
2. Kĩ năng: Thực hiện khởi động và thoát khỏi phần mềm Toolkit Math bằng nhiều cách khác nhau, qua đó nắm được một cách tổng quát cách khởi động và thoát khỏi một phần mềm bất kì. Biết sử dụng chương trình thành thạo. Linh hoạt trong việc ứng dụng phần mềm để tìm các kiến thức cho môn toán học.
3. Thái độ: tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 49: Học toán với Toolkit Math (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2014
Ngày giảng: Lớp 7A:.; Lớp 7B:. ; Lớp 7C:.
Tiết 49: HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan
Những kiến thức mới cần hình thành
- Phần mền, cách khởi động phần mền, màn hình làm việc của phần mền, các lệnh tính toán và vẽ biểu đồ
-Màn hình chính và các chức năng của phần mền Toolkit Math
I - Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm Toolkit Math. Biết cách sử dụng phần mềm Toolkit Math để hỗ trợ giải các bài tập toán, tính toán và vẽ đồ thị toán học.
2. Kĩ năng: Thực hiện khởi động và thoát khỏi phần mềm Toolkit Math bằng nhiều cách khác nhau, qua đó nắm được một cách tổng quát cách khởi động và thoát khỏi một phần mềm bất kì. Biết sử dụng chương trình thành thạo. Linh hoạt trong việc ứng dụng phần mềm để tìm các kiến thức cho môn toán học.
3. Thái độ: tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.
II – Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, Giáo án, Máy chiếu Projector, phần mềm Toolkit Math.
2. Học sinh: Đọc trước bài
III – Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ
2. Bài mới
GV: Đối với môn đại số, thông thường các em kiểm tra lại kết quả của bài tập mình làm như thế nào? Chúng ta sẽ được làm quen với một phần mềm mới, phần mềm này giúp ta đỡ nhàm chán với các con số và phép toán khô khan. Đó là phần mềm Toolkit Math.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Giới thiệu phần mềm (5 phút)
GV: Cho hs đọc sgk mục 1 để hiểu rõ hơn về phần mềm Toolkit Math.
HS: Nghiên cứu trong sgk
1. Giới thiệu phần mềm.
(sgk)
Khởi động phần mềm (7 phút)
GV: Thông thường các em khởi động một chương trình như thế nào?
GV: Hướng dẫn hs cách khởi động chương trình Toolkit Math (thực hành cho hs quan sát)
HS: Trả lời.
HS: Chú ý theo dõi, ghi bài.
2. Khởi động phần mềm.
* B1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên nền màn hình.
* B2: Nháy chuột vào ô giữa màn hình.
Màn hình làm việc của phần mềm (10 phút)
GV: Giới thiệu giao diện của phần mềm Toolkit Math.
GV: Giới thiệu cho hs biết thanh bảng chọn, cửa sổ dòng lệnh, cửa sổ làm việc chính, cửa sổ vẽ đồ thị hàm số.
GV: Thao tác trên máy tính. Gọi hs thực hành
HS: Chú ý, theo dõi, ghi vào vở.
HS: Theo dõi.
HS: Theo dõi gv thao tác
HS: lên thực hành
3. Màn hình làm việc của phần mềm.
a) Thanh bảng chọn (thành tiêu đề):
Là nơi thực hiện các lệnh chính của phần mềm
b) Cửa sổ dòng lệnh: Nằm ở phía dưới màn hình.
c) Cửa sổ làm việc chính: Là nơi thể hiện tất cả các lệnh đã được thực hiện của phần mềm.
d) Cửa sổ vẽ đồ thị hàm số: Nếu lệnh là vẽ đồ thị hàm số hoặc liên quan đến đồ thị hàm số thì đồ thị được hiển thị ở cửa sổ này.
Các lệnh tính toán đơn giản (20 phút)
GV: Hãy cho biết trong chương trình bảng tính Excell các phép toán được sử dụng như thế nào?
GV: Tương tự như trong Excell, các phép toán cũng được sử dụng như vậy.
GV: Yêu cầu hs đọc ví dụ trong sgk.
GV: Giới thiệu các cách thực hiện tính toán.
GV: Thực hiện trên máy tính.
GV: Yêu cầu 1 hs thực hiện trên máy tính.
1 HS thực hiện.
GV: Giới thiệu cho hs cách vẽ đồ thị hàm số đơn giản.
GV: Thao tác trên máy tính một lần.
GV: Yêu cầu 1 HS thực hiện trên máy tính.
HS: Trả lời.
HS: Chú ý, theo dõi, ghi bài.
HS: Đọc nội dung trong sgk.
HS: Theo dõi.
HS: Theo dõi gv thao tác.
HS: Cả lớp theo dõi.
HS: Chú ý, theo dõi.
HS: Chú ý, theo dõi gv thao tác.
1 HS thực hiện các hs khác theo dõi.
4. Các lệnh tính toán đơn giản.
a) Tính toán các biểu thức đơn giản:
+ Phép toán: Cộng (+), trừ
(-), nhân (*), chia (/), luỹ thừa (^).
+ Số: Nguyên, thập phân hoặc phân số.
* Ví dụ: thì ta viết thành:
(2/5*3^2 + 20)/3
+ Nếu dùng lệnh cửa sổ thìa ta nhập lệnh bắt đầu bằng Simplify.
*VD: Simplify(2/5*3^2+20)/3
+ Nếu dùng bảng chọn:
- B1: Chọn Algebra/ chọn Simplify.
- B2: Trong hộp thoại:
Ta nhập biểu thức vào ô Expression to Simplify, xong nhấn nút OK.
b) Vẽ đồ thị đơn giản:
Từ cửa sổ lệnh ta nhập lệnh bắt đầu bằng Plot rồi sau đó gõ hàm số vào.
Plot y = 2*x + 1
3- Củng cố (2’)
- Phải thuộc và hiểu được cú pháp của các lệnh được áp dụng.
- Lưu ý một số tốn tại trong quá trình thực hành.
4- Dặn dò (1’)
- Học bài theo sgk và vở ghi.
- Thực hành trên máy làm bài tập trong sgk .
File đính kèm:
- Tiết 49.doc