Bài giảng Tiết 46: Sắp xếp và lọc dữ liệu (tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Khái niệm lọc dữ liệu theo điều kiện;

- Các thao tác cơ bản để lọc dữ liệu theo các điều kiện đơn giản.

2. Kỹ năng:

- Nắm được khái niệm lọc dữ liệu theo điều kiện, ý nghĩa của nó;

- Lọc dữ liệu theo các điều kiện đơn giản.

3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác, hình thành khả năng tư duy, làm việc tích cực khoa học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 46: Sắp xếp và lọc dữ liệu (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/2/2012 Ngày giảng: 10/2/2012 Tiết 46 SắP XếP Và LọC Dữ LIệU (tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khái niệm lọc dữ liệu theo điều kiện; - Các thao tác cơ bản để lọc dữ liệu theo các điều kiện đơn giản. 2. Kỹ năng: - Nắm được khái niệm lọc dữ liệu theo điều kiện, ý nghĩa của nó; - Lọc dữ liệu theo các điều kiện đơn giản. 3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác, hình thành khả năng tư duy, làm việc tích cực khoa học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phương tiện, đồ dùng dạy học có liên quan đến nội dung bài học: Một số bài toán liên quan được lưu trong máy tính. Mỏy tớnh III. Phương pháp: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan IV. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức.(1’) Sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Để sắp xếp dữ liệu ta thực hiện lệnh nào trên máy tính? - Để sắp xếp dữ liệu ta thực hiện: trên thanh công cụ. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Ngòai các choc năng trên của trang tính chúng ta còn có thêm một số các chức năng cơ bản khác. Đó là chức năng lọc dữ liệu theo yêu cầu. Vậy choc năng này ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. HĐ 1: Lọc dữ liệu (19’) - Mục tiêu: + Khái niệm lọc dữ liệu theo điều kiện; + Các thao tác cơ bản để lọc dữ liệu theo các điều kiện đơn giản. - Đồ dùng: Mỏy tớnh Hoạt động Thầy - Trò Nội dung GV: Đưa ra bài toán: Cho một danh sách hãy chọn ra các học sinh có điểm trung bình đặt loại giỏi. HS: Thực hiện yêu cầu bằng tay. ? Công việc đó thực hiện như thế nào? có khó khăn gì không? Nếu danh sách có 1000 học sinh thì việc đó diễn ra như thế nào? Ta có thể sử dụng máy tính để làm việc đó được hay không? GV: Dữ liệu trong máy tính có thể đặt lọc được theo các yêu cầu khác nhau. ? Lọc dữ liệu là gì? GV: Hướng dẫn học sinh các bước để lọc dữ liệu. HS: Theo dõi và nắm rõ các thao tác. GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác lọc trên các điều kiện khác nhau. HS: Nắm rõ các thao tác và ý nghiã của việc lọc dữ liệu. GV: Hướng dẫn học sinh các tính năng, họat động của thủ tục trên. 1. Lọc dữ liệu * Khái niệm: Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuần nhất định nào đó. * Kết quả lọc dữ liệu không sắp xếp lại dữ liệu: kết quả lọc được hiển thị theo thứ tự ban đầu, còn các hàng khác bị ẩn đi. * Các bước lọc dữ liệu: b1. Chuẩn bị: - Nháy chuột tại một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. - Nháy chuột Data\Filter \Auto Filter. b.2 Lọc. - Nháy chuột vào các núta sổ xuống trên hàng tiêu đề. - Các hàng mà dữ liệu của ô tại cột đó đúng bằng giá trị chọn sẽ được hiển thị và tất cả các hàng khác bị giấu đi. - Ta có thể thêm các giá trị trong các cột khác để lọc các hàng có thỏa mãn điều kiện bổ sung. - Chọn Data\Filter\Show all: Hiển thị tất cả danh sách mà vẫn làm việc với Auto Filter. - Thoát khỏi chế độ lọc ta thực hiện Data\ Filter nháy chuột xóa đánh dấu Auto Filter. HĐ 2: Lọc các hàng có gía trị lớn nhất, nhỏ nhất (15’) - Mục tiêu: Lọc được dữ liệu theo điều kiện đơn giản với các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. - Đồ dùng: Mỏy tớnh Hoạt động Thầy - Trò Nội dung GV: Đưa ra một bài toán cụ thể để tìm các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một danh sách. HS: Nắm rõ yêu cầu bài toán, tìm các giải quyết nhanh nhất. GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tóan trên máy tính. 2. Lọc các hàng có gía trị lớn nhất, nhỏ nhất - Nháy chuột vào cột mà cần đặt lọc dữ liệu. - Chọn Top 10. - Lựa chọn: Top, Bottom và số hàng cần lọc. - OK. 4. Củng cố, đánh giá:(4’) - Lưu ý lựa chọn này không phù hợp với các cột dữ liệu kiểu kí tự. - Chú ý đến các điều kiện sắp xếp và lọc. - Cần lọc theo nhiều điều kiện khác nhau. - Nhận xét tinh thần học tập của học sinh. 5. Bài tập về nhà: (1’) - Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK_76. - Chuẩn bị bài sau: Bài toán, tranh ảnh, tài liệu cần thiết. ----------------------

File đính kèm:

  • docT46.doc