Bài giảng Tiết 46: Bài 16 : Định dạng văn bản (tiếp theo)

.Mục tiêu.

 1/Thái độ: Nắm được các thao tác định dạng kí tự bằng hai cách HS: sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font.

 2/ Kiến thức: Vận dụng nội dung bài học định dạng một văn bản đơn giản.

 3/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng thao tác trên máy.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 46: Bài 16 : Định dạng văn bản (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/02/2014 Ngày dạy: 18/2/2014 Tiết 46: §16 : ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I.Mục tiêu. 1/Thái độ: Nắm được các thao tác định dạng kí tự bằng hai cách HS: sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font. 2/ Kiến thức: Vận dụng nội dung bài học định dạng một văn bản đơn giản. 3/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng thao tác trên máy. II.Chuẩn bị. 1/ GV : Giáo án ,các dụng cụ minh họa, 2/ HS : Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có). III.Lên lớp. 1/ Ổn định lớp: (1phút) 2/ Kiểm tra kiến thức đã học:(3 phút) HS lên máy thực hiện: Khởi động Word và nhập nội dung sau: “Trong đầm gì đẹp bằng sen” 3/ Bài mới (2 phút) Chúng ta cũng biết khi nhập xong văn bản, ta thấy trang văn bản có bố cục không đẹp, khó đọc, khó ghi nhớ. Do đó sau khi nhập xong nội dung văn bản ta cần phải thay đổi về kiểu dáng, vị trí, màu sắc văn bản, để giúp cho người đọc dễ ghi nhớ nội dung cần thiết, cũng như để văn bản dễ đọc, văn bản có bố cục đẹp. Vậy để thực hiện được những nội dung trên ta làm sao, bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động dạy học Nội dung GV: Gọi 1 HS cho nhận xét bài bạn vừa thực hiện về hình thức trình bày. HS: Ta thấy kích cỡ chữ nhỏ, khó nhìn GV: Ta thấy văn bản khi nhập xong thì có bố cục trình bày rất đơn giản, khó nhìn, do đó ta cần phải thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự(con chữ, con số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang lại để giúp cho người đọc dể nhìn, trang văn bản khi in có bố cục đẹp. Quá trình thay đổi đó ta gọi là định dạng văn bản. Vậy định dạng văn bản là gì? HS: Trả lời theo sự hướng dẫn của GV. GV: giới thiệu định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. HS: Ghi bài. GV: Ta biết định dạng văn bản có 2 loại định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. Vậy thế nào là định dạng kí tự và ta thao tác như thế nào để định dạng kí tự ta sang phần tiếp theo. GV: Thao tác trên máy yêu cầu HS nhận xét, thế nào là định dạng kí tự? HS: Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự. GV: Giới thiệu hai cách định dạng kí tự đó là: Sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font. GV: Gọi HS nhắc lại các thành phần trên cửa sổ Word. HS: Thanh tiêu đề, thanh bảngchọn, thanh công cụ, thanh định dạng, GV: Minh họa các nút lệnh để định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ trên thanh định dạng cho HS quan sát. Yêu cầu HS nhắc lại và GV ghi bảng nội dung trên. HS: Ghi bài. GV: Đưa ra ví dụ gọi HS lên sử dụng các nút lệnh vừa học lên định dạng lại văn bản. HS: Thực hiện. GV: giới thiệu cho HS cách định dạng thứ 2 là: Sử dụng hộp thoại Font. GV: Vừa thao tác trên máy vừa nêu cách thực hiện: + Chọn khối văn bản cần định dạng. + Vào bảng chọn Format " chọn lệnh Font. + Thực hiện các thao tác định dạng trên hộp thoại Font. + Chọn OK để định dạng. HS: Quan sát và ghi các bước thực hiện vào vở. GV: Đưa ra ví dụ gọi HS theo các bước vừa quan sát lên thực hiện lại. HS: Thực hiện. GV: Nhắc HS chú ý trước khi thực hiện thao tác định dạng ta cần phải chọn khối văn bản cần định dạng. GV: Gọi HS nhắc lại hai cách định dạng kí tự văn bản. HS: nhắc lại. GV: Cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm là nêu tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh. * GV gọi 2 HS lên máy định dạng văn bản đã có sẵn nội dung. 1/ Định dạng văn bản * Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự(con chữ, con số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. * Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. 2/ Định dạng kí tự * Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự. * Có hai cách định dạng kí tự đó là: Sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font. a/ Sử dụng các nút lệnh + Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font (phông) và chọn phông thích hợp. + Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Size (cỡ chữ) và chọn cỡ chữ cần thiết. + Kiểu chữ: Nháy các nút Bold (chữ đậm), Italic (chữ nghiêng) hoặc Underline (chữ gạch chân). + Màu chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Color (Màu chữ) và chọn màu thích hợp. b/ Sử dụng hộp thoại Font Cách thực hiện: + Chọn khối văn bản cần định dạng. + Vào bảng chọn Format " chọn lệnh Font. + Thực hiện các thao tác định dạng trên hộp thoại Font. Phông chữ Kiểu chữ Cỡ chữ + Chọn OK để định dạng. 4. Củng cố: (6 phút) * GV cho HS quan sát thực hiện. Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau đây : Nút dùng để định dạng kiểu chữ Nút dùng để định dạng kiểu chữ . Nút dùng để định dạng kiểu chữ Hộp Font dùng để ..... Hộp Font Color dùng để .. Hộp Size dùng để 5. Dặn dò: (3phút) * Xem lại bài vừa học. * Em nào có tài liệu ta tham khảo thêm. * Chuẩn bị cho bài học “Định dạng đoạn văn bản”. + Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản. Ngày soạn : 17/02/2014 Ngày dạy: 19/2/2014 Tiết 47: §16 : ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN I.Mục tiêu. 1/ Kiến thức: Nắm được các thao tác định dạng đọan văn bằng cách: sử dụng các nút lệnh. 2/ Kỹ năng: Vận dụng nội dung bài học định dạng một văn bản đơn giản. Rèn kỹ năng thao tác trên máy. 3/ Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình. II.Chuẩn bị. 1/ GV : Giáo án ,các dụng cụ minh họa, 2/ HS : Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có). III.Lên lớp. 1/ Ổn định lớp: (1phút) 2/ Kiểm tra: (8 phút) Hãy định dạng đoạn văn sau sử dụng các thao tác định dạng đã học: TRÂU ƠI Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giời cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. 3/ Bài mới (1 phút) Ta đã biết định dạng văn bản có 2 loại: “Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn”. Vậy thế nào là định dạng đoạn văn và muốn định dạng đoạn văn ta thực hiện thao tác như thế nào? có mấy cách để định dạng, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó. Hoạt động dạy học Nội dung GV: Gọi 1 HS cho nhận xét bài bạn vừa thực hiện về hình thức trình bày. HS: nhận xét kết quả thực hiện. GV: Thao tác trên máy yêu cầu HS nhận xét, thế nào là định dạng đoạn văn? GV: Ta thấy văn bản khi nhập xong thì có bố cục trình bày rất đơn giản, khó nhìn, do đó ta cần phải thay đổi tính chất của đoạn văn bản như: kiểu căn lề,vị trí lề của cả đoạn văn so với toàn trang, khoảng cách lề của dòng đầu tiên, khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. Quá trình thay đổi đó ta gọi là định dạng đoạn văn bản. Vậy thế nào là định dạng đoạn văn? HS: Trả lời theo sự hướng dẫn của GV. HS: Ghi bài. Vậy thế nào là định dạng đoạn văn và ta thao tác như thế nào để định dạng ta sang phần tiếp theo. GV: Giới thiệu hai cách định dạng đoạn văn đó là: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng và sử dụng hộp thoại Paragraph. GV: Gọi HS nhắc lại các nút lệnh định dạng kí tự đã học ở tiết trước. HS: trả lời theo yêu cầu. GV: Minh họa các nút lệnh để định dạng căn lề, thay đổi lề cả đoạn văn, khoảng cách dòng trong đoạn văn trên thanh định dạng cho HS quan sát. Yêu cầu HS nhắc lại và GV ghi bảng nội dung trên. HS: Ghi bài. GV: Đưa ra ví dụ gọi HS lên sử dụng các nút lệnh vừa học lên định dạng lại văn bản. HS: Thực hiện. HS: nhắc lại. 1/ Định dạng đoạn văn * Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản như: + Kiểu căn lề. + Vị trí lề của cả đoạn văn so với toàn trang. + Khoảng cách lề của dòng đầu tiên. + Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới. + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. 2/ Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn. * Căn lề: nháy một trong các nút ; ; ; trên thanh công cụ định dạng để căn lề. * Thay đổi lề cả đoạn văn: Nháy một trong các nút ; trên thanh công cụ định dạng để tăng hay giảm lề trái của cả đoạn văn bản. * Khoảng cách dòng trong đoạn văn: Nháy nút bên phải nút lệnh (khoảng cách dòng) và chọn một trong các tỉ lệ trong bảng chọn hiện ra. 4. Củng cố : (5 phút) * GV cho HS quan sát thực hiện. * GV gọi 2 HS lên máy định dạng văn bản đã có sẵn nội dung. 5. Dặn dò: (2 phút) * Xem lại bài vừa học. * Em nào có tài liệu ta tham khảo thêm. * Đọc trước phần còn lại

File đính kèm:

  • docGan tin 6 tuan 26tuyet.doc