I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Chỉ ra được các dạng thông tin cơ bản: âm thanh, hình ảnh, văn bản.
- Phát biểu được khái niệm biểu diễn thông tin.
2. Kỹ năng:
- Chỉ ra được sự phong phú của thông tin.
- Lấy được các ví dụ về các dạng thông tin cơ bản.
- Lấy được các ví dụ về biểu diễn thông tin với các cách khác nhau.
3. Thái độ:
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3: Thông tin và và biểu diễn thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/08/2011
Ngày giảng:23/8(6A;6B);24/8(7A;7B)
( 8A;8B)
Bài soạn
Tiết 3: Thông tin và và biểu diễn thông tin
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Chỉ ra được các dạng thông tin cơ bản: âm thanh, hình ảnh, văn bản.
- Phát biểu được khái niệm biểu diễn thông tin.
2. Kỹ năng:
- Chỉ ra được sự phong phú của thông tin.
- Lấy được các ví dụ về các dạng thông tin cơ bản.
- Lấy được các ví dụ về biểu diễn thông tin với các cách khác nhau.
3. Thái độ:
- Tích cực, học hỏi, trao đổi và lấy ví dụ minh họa.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ, bút.
- HS: Bảng phụ, bút.
III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, HĐN - Kĩ thuật xây dựng bản đồ tư duy.
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
? Nhiệm vụ chính của tin học là gi? đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính?
- Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiêm cứu việc thực hiện các hoạt động tin học một cách tự động dựa trên cơ sở máy tính điện tử.
- Hạn chế lớn nhất của máy tính là máy tính chỉ thực hiện được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Thông tin xung quanh ta rất phong phú và đa dạng và có rất nhiều mguồn thông tin. Vậy thông tin gồm những loại cơ bản nào? chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
HĐ1: 1. Các dạng thông tin cơ bản
- Mục tiêu:
+ Chỉ ra được sự phong phú của thông tin.
+ Chỉ ra được các dạng thông tin cơ bản: âm thanh, hình ảnh, văn bản.
+ Lấy được các ví dụ về các dạng thông tin cơ bản.
- Đồ dùng: Bảng phụ, bút.
- Phương pháp: Vấn đáp, HĐN, thuyết trình.
- Thời gian: 20’
- Cách tiến hành:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
GV: Cho học sinh HĐN - Kĩ thuật động não và xây dựng bản đồ tư duy.
? Em hãy nêu ví dụ về thông trong cuộc sống? Các nguồn thông tin?
HS: Hoạt động và treo kết quả.
GV: Nhận xét và xóa các ví dụ trùng lặp và sai.
GV: Yêu cầu học sinh xây dựng bản đồ tư duy theo câu hỏi sau:
? Dựa vào cách tiếp nhận thông tin, các em sẽ chia các thông tin thành các nhóm khác nhau?
HS: Chỉ ra và lên trình bày.
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Nhận biết và chỉ ra các dạng thông tin khác nhau.
GV: Thông tin xung quanh ta rất phong phú và đa dạng và có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nhưng ta chỉ quan tâm tới 3 dạng thông tin chính trên.
GV: Lấy các ví dụ về một số thông tin có dạng tổng hợp khác.
? Hàng ngày các em được tiếp cận với những thông tin dạng văn bản nào ? cho ví dụ.
GV: Cho học sinh lấy ví dụ về các dạng thông tin cơ bản.
HS: Trình bày.
1. Các dạng thông tin cơ bản
Sách vở
Tiếng trống
Bài báo
Tiếng kèn
Ví dụ về thông tin?
Bộ phim
......
Biển giao thông
Bức tranh
Thông tin có thể chia thành các dạng cơ bản sau:
* Dạng văn bản.
- Bài văn, bài thơ, bảng nội quy, sách báo, tài liệu...
* Dạng hình ảnh.
- Bức ảnh Bác Hồ, tranh về trường lớp, khung cảnh trường lớp, hình ảnh minh họa trong sách báo, phim ảnh...
* Dạng âm thanh.
- Tiếng khèn của dân tộc Mông, tiếng trống, tiếng đàn Pianô...
HĐ 2: 2. Biểu diễn thông tin.
- Mục tiêu:
+ Phát biểu được khái niệm biểu diễn thông tin.
+ Lấy được các ví dụ về biểu diễn thông tin với các cách khác nhau.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 15’
- Đồ dùng.
- Cách tiến hành:
? Để biểu diễn nội dung bà còng, đói bụng, vui tươi khi đựơc nhận học bổng bằng hành động chúng ta biểu diễn như thế nào ?
? Ngoài cuộc sống hàng ngày chúng ta có những cách biểu diễn thông tin như thế nào?
? Lấy một số ví dụ về biểu diễn thông tin khác.
? Nêu người khiếm thị hay khiếm thính chúng ta biểu diễn thông tin như người thường có được không ? thế ta phải biểu diễn như thế nào?
? Vậy biểu diễn thông tin là gì?
GV: Chốt lại:
2. Biểu diễn thông tin.
* Biểu diễn thông tin.
- Học sinh biểu diễn, các học sinh khác quan sát.
- Viết các con số thể hiện các bàn thắng được ghi trong một trận bóng đá, dùng khuôn mặt đỏ hay xanh thay cho người chiến thắng hay thất bại...
- Học sinh lấy ví dụ.
- Không, nếu là người khiếm thị chúng ta biểu diễn thông tin qua cảm nhận của ngừời đó như sờ mó... còn người khiếm thính thì biểu diễn thông qua quan sát của người đó.
* Khái niệm: Biểu diễn thông tin là thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
4. Củng cố, đánh giá: (4’)
- Các dạng thông tin cơ bản. Ngoài các dạng thông tin trên chúng ta còn có các thông tin nào khác không: cho ví dụ.
- Nêu các cách biểu diễn thông tin.
5. Bài tập về nhà:(1’)
- Vai trò của biểu diễn thông tin? Cho ví dụ.
- Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cần thiết cho bài học
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------
File đính kèm:
- T3.doc