1.Kiến thức : Củng cố cách viết đúng tên một số loài vật bắt đầu bằng ch hoặc tr.
2.Kĩ năng : Luyện phản xạ nhanh khi đọc và viết.
3.Thái độ : Phát triển tư duy sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng đính.
2.Học sinh : Phấn bảng, giấy bút.
20 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4058 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3 : sinh hoạt trò chơi. tìm tên con vật bắt đầu bằng ch hoặc tr, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày:
-Các tổ đăng ký thi đua
Kế hoạch dạy học Tuần 14
Lớp Hai
Hoạt động tập thể.
Quyền trẻ em
Chủ đề 5 : Ý KIẾN CỦA TÔI CŨNG QUAN TRỌNG.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Giúp học sinh tiếp thu được : quyền nói lên ý kiến xây dựng riêng của mình.
2.Kĩ năng :
-Tạo cho học sinh ý thức tự tin, thái độ mạnh dạn khi nói lên ý kiến của mình
3.Thái độ : Giáo dục học sinh cần có thái độ thẳng thắn trung thực khi nêu lên ý kiến và ý kiến đó phải phù hợp với thực tế của gia đình và xã hội. Giúp học sinh biết tôn trọng ý kiến người khác, tham gia tích cực hơn trong việc quan hệ với mọi người xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng ghi điều 12-15 của công ước. Tranh rời.
Bài hát “Cả nhà thương nhau”, “Trái đất này là của chúng mình”
2.Học sinh : Sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
4’
1’
1.Cho học sinh hát bài “Trái đất này là của chúng mình”
-Trực quan : Tranh . Trẻ đang phát biểu trước tập thể.
-Nội dung tranh nói gì ?
2. Giới thiệu bài : Tuần trước đã học chủ đề 4, hôm nay ta tìm hiểu chủ đề 5 : Ý kiến của tôi cũng quan trọng
Hoạt động 1 Trò chơi – Tôi sẽ nói.
Mục tiêu : Biết chơi trò chơi – Tôi sẽ nói.
-GV hướng dẫn luật chơi : Lần lượt mỗi em phải diễn tả bằng lời điều mà chúng ta sẽ nói trong 1 tình huống đời thường.
-Gợi mở một vài tình huống cho học sinh nghe.
-Xin phép ra ngoài chơi.
-Hỏi mượn đồ dùng học tập.
-Xin phép thầy/cô ra ngoài.
-Em nêu nhận xét bổ sung :
+ Quan điểm riêng trong từng tình huống của bạn có hợp lí không ?
+ Ngôn ngữ phát biểu của bạn có thể hiện nếp
sống văn minh không ?
-Truyền đạt : Vì lí do này từ lúc còn rất nhỏ trẻ em luôn được khuyến khích để diễn đạt điều các em cảm nghĩ và những ý tưởng, cùng cảm nghĩ của các em phải được tôn trọng.
-Qua ý kiến trình bày và bổ sung thì ý kiến nào cũng quan trọng. Tuy nhiên những ý kiến đúng thì nghe theo những ý kiến sai phải sửa lại. Vậy trẻ em và thanh thiếu niên có quyền hình thành quan điểm riêng của mình, tự do phát biểu và quan điểm của các em được tôn trọng. Đây là điều 12 trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em
-Treo bảng Công ước về Quyền trẻ em.
Hoạt động 2 : Chọn tranh.
Mục tiêu : Biết quan sát tranh trả lời đúng câu hỏi.
-Hướng dẫn học nhóm.
-Sử dụng tranh rời trong tài liệu Quyền trẻ em.
-GV đưa câu hỏi :
-Ở nhà cũng như ở trường, trong việc kết bạn các em có bị bắt buộc không ?
-Giáo viên chốt ý : Ngoài quyền được nêu quan điểm riêng ở trên , trẻ em thanh thiếu niên còn có quyền tự do kết giao và quyền tổ chức hội họp trong sự ôn hòa. Đó là điều 15 trong Công ước Quyền trẻ em.
-Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể và danh dự nhân phẩm, được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
Củng cố : Giáo dục học sinh : Biết nêu quan điểm đúng, tôn trọng những người xung quanh thể hiện qua lời nói và lắng nghe ý kiến người khác tạo mối quan hệ tốt trong sự kết giao.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. Xem lại nội dung bài.
-Hát bài “Trái đất này là của chúng mình ”.
-Quan sát.
-2-3 em nêu quan điểm của mình về nội dung tranh.
-1 em nhắc tựa bài.
-Học sinh nêu tình huống
-Đi dự sinh nhật bạn.
-Sẽ đi ra ngoài mua giấy bao (đồ dùng học tập),
-Ra ngoài mua sách báo.
-Chơi trò chơi điện tử.
-HS nêu nhận xét bổ sung.
+ Hợp lí, thể hiện tốt nếp sống văn minh.
-1 em nhắc lại .
-Đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
-Hát bài “cả nhà thương nhau”
- Học nhóm.
-Mỗi nhóm nhận 6 tranh.
-HS chọn tranh cho 2 nội dung
+ Tự do phát biểu.
+ Tự do chọn bạn.
-Nhóm thảo luận trình bày .
-Đại diện nhóm trình bày. Qua tranh đãõ thể hiện được quyền tự do phát biểu quan điểm riêng của mình.
-Hát bài “Vui đến trường”
-Xem lại nội dung bài.
Kế hoạch dạy học Tuần 13
Lớp Hai
Hoạt động tập thể.
Quyền trẻ em
Chủ đề 4 : TRƯỜNG HỌC NƠI EM HỌC TẬP VÀ VUI CHƠI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Giúp trẻ em nhận thức về quyền được học tập trong các điều kiện đầy đủ.
-Trẻ em được tôn trọng, được nói lên quan điểm của mình và được phát triển về trí tuệ.
2.Kĩ năng : Rèn cho học sinh quý trọng và biết chia sẻ với mọi người qua việc học tập và vui chơi.
3.Thái độ : Các em phải yêu mến trường lớp, biết giữ gìn vệ sinh môi trường để trường lớp chúng ta luôn sạch đẹp văn minh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh :”Bé trai không muốn học”
Bài hát “Vui đến trường”
2.Học sinh : Sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
4’
1’
1.Cho học sinh hát bài “Vui đến trường”
2. Giới thiệu bài : Tuần trước đã học chủ đề 3, hôm nay ta tìm hiểu chủ đề 4 : Trường học, nơi em học tập và vui chơi.
Hoạt động 1 Kể chuyện.
Mục tiêu : Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi để tìm hiểu câu chuyện.
-GV kể chuyện “Bé trai không muốn học”
-Bé trai không muốn đi học trong truyện tên gì ?
-Vì sao bạn Vinh không muốn đi học ? Bạn Vinh nghỉ gì về trường học ?
-Các em thấy suy nghỉ của Vinh đúng hay sai ? Vì sao ?
-Vì không đến trường em không biết đọc biết viết Vinh gặp tắc rối gì trong chuyến đi chơi tự do đó ?
-Người bạn gặp trên đường đã nói gì với Vinh về trường học ?
-Khi dến trường em học được gì ở trường ?
-GV chốt ý : Đến trường các em được gặp thầy cô, bạn bè để trò chuyện vui chơi, được học tập để trở thành những người có ích cho xã hội. Việc học rất quan trọng các em phải có ý thức tự học chuyên cần để trở thành người có ích sau này.
-GV chuyển ý.
Hoạt động 2 : Thảo luận .
Mục tiêu : Học sinh thảo luận nhóm nêu ý kiến
nhận xét của em về trường học.
-Những điều em yêu em thích về trường em ?
-Những điều em chưa thích ở trường em ?
-Em học tập được điều gì ở trường ?
-Em mong muốn trường em như thế nào ?
-Em bảo vệ và gìn giữ trường em ra sao ?
-Giáo viên tóm ý : Nhà trường là nơi giúp em học tập vui chơi, các em phải yêu mến trường lớp, biết giữ vệ sinh môi trường để trường thêm sạch đẹp văn minh.
Củng cố : Đi học là quyền lợi và nhiệm vụ của các em. Học tập vui chơi đều là các quyền , phải có học có chơi phù hợp để đạt hiệu quả cao.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. Xem lại nội dung bài.
-Hát bài “Vui đến trường”
-1 em nhắc tựa bài.
-Học sinh chăm chú lắng nghe để trả lời câu hỏi.
-Bạn Vinh.
-Vinh thích đi chơi tự do ở ngoài đường hơn.
-Sai, vì Vinh phải được đi học.
-Không đọc được bảng chỉ dẫn nên không biết mình đi đâu.
-Không biết cửa hàng nào bán thức ăn, không biết tính tiền, ……
-Học ở trường được nhiều điều hay, được gặp gỡ bạn bè …..
-Biết đọc biết viết biết suy nghĩ, tính toán học tập điều hay, hợp tác giúp đỡ người khác , tham gia ý kiến.
-1 em nhắc lại .
-Đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhiều em nhắc lại.
-Đồng thanh.
-Hát bài “Vui đến trường”
Kế hoạch dạy học Tuần
Lớp Hai
Hoạt động tập thể
Bài 2 : An toàn giao thông.
TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở. Phân biệt được đường phố, ngỏ hẻm, ngã ba, tư.
2.Kĩ năng : Nhớ và nêu được đặc điểm của đường phố.
3.Thái độ : Thực hiện đúng quy định khi đi trên đường phố.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 4 tranh SGK/ tr 6. Phiếu thảo luận.
2.Học sinh : Sách ATGT Lớp Hai. Quan sát đường phố nơi em ở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ :
-Cho HS làm phiếu kiểm tra.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm đường phố.
Mục tiêu : Biết nêu một số đặc điểm đường phố nơi em ở.
-Trực quan : Tranh.
Câu hỏi :
-Nêu một số đặc điểm của khu phố em ở ?
-Nêu một số đặc điểm của con đường nhà em?
-Nhận xét. Kết luận.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn.
Mục tiêu : Học sinh biết một số đường phố an toàn và chưa an toàn.
-Tranh .
-Nhận xét.
Kết luận : Đường phố là nơi đi lại của mọi người vì vậy phải chấp hành đúng luật để bảo đảm an toàn.
-Luyện tập. Nhận xét.
Củng cố : Trò chơi : “Nhớ tên phố”
-Nhận xét tuyên dương nhóm ghi nhiều tên đường đúng.
-Kết luận : Cần nhớ tên phố và phân biệt được đường phố.
-Nhận xét tiết sinh hoạt.
* Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài.
-An toàn, nguy hiểm.
-Lớp làm phiếu .
-Tìm hiểu đường phố.
-Quan sát thảo luận.
-Nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-2 em nhắc lại.
-Quan sát. Thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Vài em nhắc lại.
-Làm phiếu trắc nghiệm.
-Tham gia trò chơi.
-Chia ra 3 nhóm chơi. Mỗi nhóm tiếp sức nhau ghi tên những đường phố em biết.
-1 em nhắc lại.
-Học bài.
File đính kèm:
- SHTT 22.doc