II. MỤC TIÊU DẠY HỌC/GIÁO DỤC:
1. Kiến thức:
- Nắm được các bước điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng cũng như chèn thêm hoặc xóa hàng hoặc cột trên trang tính.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đó vào thực hiện thực hiện vẽ được bản đồ tư duy trên phần mềm Hiteach để củng cố sau kiến thức của bài học.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính kiên trì ham học hỏi, hiểu biết chương trình bảng tính và vẽ bản đồ tư duy đẹp trên phần mềm Hiteach.
10 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27 - Bài 5: Thao tác với bảng tính môn tin học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u.
- Có phòng học tin học riêng , có máy phóng.
- Vì công nghệ thông tin hiện nay đang phổ biến, nên có một số em đã biết được một số thao tác khi làm quen với máy tính.
+ Giáo viên:
- Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của BGH và các đồng nghiệp.
- Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy.
- Giáo viên có tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ.
- Luôn phấn đấu vươn lên học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
- Luôn ý thức tự học để trao dồi kiến thức.
* Khó khăn:
- Phòng máy chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của các em. Có 1 phòng máy có 23 máy nhưng chỉ có 15 đến 16 máy hoạt động . Các lớp trùng tiết thực hành không có chỗ để thực hành. Số lượng học sinh trong một lớp học đông, diện tích phòng máy nhỏ hẹp, phòng máy thường hay hư hỏng, thiết bị chiếu sáng thường bị hư hao, không khí trong phòng máy không thoáng làm cho học sinh không tập trung vào bài giảng ... ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập.
- Hai đến ba em mới chỉ có một máy, không thể cùng một lúc được thực hành cả. - - Trường THCS Thạnh Phú cơ sở vật chất của trường rất hạn chế cho việc dạy và học theo phương pháp mới hiện nay.
- Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm công nhân, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ học chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
- Kĩ năng quan sát thực hành chưa cao.
- Hs phát huy tính tích cực còn tương đối.
- Gia đình HS chủ yếu là công nhân nên ít quan tâm tới các em.
IV. Ý NGHĨA CỦA SẢN PHẨM:
Môn tin học ở phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này bước đầu giúp học sinh làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ cho học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh.
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học sinh học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách, học sinh không chỉ được thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể chính trị mà còn có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật làm cho học sinh có khả năng đáp ứng những đòi hỏi mới nhất của xã hội. Mặt khác tôi thấy khi dạy học sử dụng bản đồ tư duy sẽ làm cho học sinh khắc sau kiến thức,hiểu bài một cách nhanh chống và không học vẹt, không chán học... Thông qua phần mềm Hiteach học sinh có thể sử dụng các công cụ ủa phần mềm đề vẽ bản đồ tư duy nhanh chống.
V. NỘI DUNG SẢN PHẨM DỰ THI:
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- HS biết các bước điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng cũng như chèn thêm hoặc xóa hàng hoặc cột trên trang tính.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đó vào thực hiện điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng cũng như chèn thêm hoặc xóa hàng hoặc cột trên trang tính.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính kiên trì ham học hỏi, hiểu biết chương trình bảng tính
II. Chuẩn bị:
- Giáviêno : SGK, Giáo án ,giáo án sử dụng CNTT có bản đồ tư duy.
- Học sinh: SGK.
III. Nội dung.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy áp dụng các hàm đã học để hoàn thành bảng sau?
Đáp án: Sử dụng hàm Average để tính cột Điểm trung bình – Được bảng tính sau:
* Gv mở một trang tính khác giống như trang tính Hs vừa thực hiện và chừa điềm trung bình của bạn Nguyễn Hoài An chưa tính và giáo viên thực hiện tính trên máy cho Hs quan sát và cho kết quả là ####.
H: Vì sao ô G3 lại có kết quả là ####.
- Gv: Đưa ra trang tính sau:
H: Em có nhận xét gì về độ rộng của các cột?
- Hs: trả lời cột B quá hẹp, cột D quá rộng, Dữ liệu số quá dài nên xuất hiện #####
- Gv: Chốt lại và nói vậy làm cách nào để chúng ta khắc phục tình trạng trên chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy , trò
Nội dung
1. Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng
H: Khi mở một trang tính trống, độ rộng cột và độ cao hàng như thế nào?
- Gv: mở một trang tính mới cho Hs quan sát.
-Hs: Các cột có độ rộng bằng nhau và Các hàng có độ cao bằng nhau
- Gv: Thao tác điều chỉnh độ rộng cột trên máy phóng cho học sinh quan sát(Gv vừa thao vừa giới thiệu đường biên trái, biên phải).
H: Em hãy cho biết cô vừa thực hiện thao tác gì?
- Hs: Điều chỉnh độ rộng của cột.
H: Em hãy nêu cho cô các thao tác để điều chỉnh độ rộng cột.
- Hs: Trả lời
B1: Đưa con trỏ chuột vào biên phải của tên cột cần mở rộng.
B2: Kéo thả sang phải để mở rộng hay sang trái để thu hẹp độ rộng của cột
- Gv: Chốt lại và yêu cầu một số học sinh nhắc lại.
- Gv: Thao tác điều chỉnh độ cao của hàng cho học sinh quan sát.
Cho HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: Tương tự điều chỉnh độ rộng cột em hãy nêu thao tác điều chỉnh độ cao của hàng?
- 4 nhóm Hs trả lời.
- Gv: nhận xét, cho điểm và chốt lại.
- Gv: Cho hs nhắc lại thao tác điều chỉnh độ cao hàng.
- Gv: Ngoài cách điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng ta còn có thêm cách điều chỉnh cho dữ liệu nhập vào vừa khít với các cột và hàng đó là chúng ta nháy đúp chuột vào vạch ngăn cách giữa cột và hàng.
- Gv: đưa ra lưu ý SGK và yêu cầu học sinh đọc lại.
-Gv: Cho học sinh thao tác lại trên máy điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng.
- Hs: Thao tác trên máy tính với phần mềm Excel.
* Gv giớ thiệu thêm cho học sinh cách điều chỉnh cột và hàng ở Format.
a) Điều chỉnh độ rộng cột.
B1: Đưa con trỏ chuột vào biên phải của tên cột cần mở rộng.
B2: Kéo thả sang phải để mở rộng hay sang trái để thu hẹp độ rộng của cột
b) Điều chỉnh độ cao hàng.
B1: Đưa con trỏ chuột vào vạch ngăn cách hai hàng
B2: Kéo thả chuột để thay đổi độ cao hàng.
* Lưu ý: SGK/37
2. Chèn thêm hoặc xóa cột hoặc hàng
- Gv: Cho Hs quan sát Hình a và hình b của Hình 38 SGK/38.
H: So sánh sự giống và khác nhau giữa hai trang tính?
- Hs: Trả lời
+ Số cột giống
+ Số hàng khác nhau
+ Trật tự nội dung các cột khác nhau
H: Để điều chỉnh hình a thành hình b ta làm như thế nào?
è chúng ta tìm hiểu ở mục tiếp theo
-Gv: Thao tác chèn thêm 1 cột vào bên trái cột B( cột số học sinh giỏi nam).
H: Cô vừa thực hiện thao tác gì?
- Hs: Chèn thêm cột.
H: Cột được chèn vào nằm bên trái hay bên phải cột được chọn?
- Hs: bên trái cột được chọn.
- Gv yêu cầu Hs nêu các bước chèn thêm cột.
- Hs: trả lời
B1: Nháy chọn một cột
B2:Mở bảng chọn Insert và chọn lệnh Columns
(Một cột trống xuất hiện bên trái cột được chọn)
- Gv: Chốt lại, cho học sinh nhắc lại và ghi lên bảng yêu cầu hs viết vào tập.
- Gv: Thao tác trên máy chèn thêm 1 hàng nằm trên và dưới hàng SỐ HỌC SINH GIỎI KHỐI 7.
- Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước mà giáo viên vừa thực hiện.
- Hs: Trả lời
1. Nháy chọn một hàng
2. Mở bảng chọn Insert và chọn lệnh Rows
( Một hàng trống được chèn bên trên hàng được chọn)
- Gv: chốt lại và cho học sinh ghi vào vở.
- Giao viên giới thiệu phần lưu ý SGK/39, cho học sinh đọc lưu ý và thao tác cho Hs quan sát trên máy.
- Gv cho một số học sinh thao tác lại các bước chèn thêm cột và hàng trên máy.
H: Nếu trong hình học em vẽ dư một đoạn thẳng thì em sẽ làm như thế nào?
- Hs: Em sẽ xóa đoạn thẳng đó đi.
- Gv: Trong quá trình chúng ta nhập dữ liệu vào trang tính cũng có thể dư cột hoặc hàng và chúng ta có thể xóa được các cột và các hàng đó vậy thao tác như thế nào chúng ta sang phần tiếp theo.
- Gv: Trình chiếu lên bảng các câu hỏi sau:
H: Hãy chọn một cột hay hàng, nhấn phím Delete
H: Hãy chọn một cột hay hàng, vào Edit è Chọn Delete
H: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa hai kết quả?
- Gv: Thao tác trên máy tính sau đó yêu cầu học sinh đưa ra cách đúng đối với thao tác xóa cột hay hàng của 2 thao tác trên.
- Hs: Chọn một cột hay hàng, vào Edit è Chọn Delete. Cột bên phải sẽ được đảy sang cột bên trái, hàng dưới sẽ đảy lên hàng trên.
- Gv: Chốt lại và cho Hs ghi bảng.
Bài tập củng cố: Cho bảng tính sau:
H: Em có nhận xét gì về bảng tính này.
- Hs: trả lời.
Gv: cho học sinh thực hiện từng thao tác đã học để hoàn chỉnh bài tập.
a) Chèn thêm cột hoặc hàng.
Chèn thêm cột:
Nháy chọn một cột/ Insert/ Columns.
Chèn thêm hàng: Nháy chọn một hàng/ Insert/ Rows.
Lưu ý SGK/39
b) Xóa cột hoặc hàng
* Nháy chọn các cột hoặc hàng/ Edit / Delete
4. Củng cố.
- Gv: cho học sinh nhắc lại các thao tác đã học, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bằng cách vẽ bản đồ tư duy lên phần mền Hiteach và sau đó giáo viên chốt lại bằng BĐTD sau trên phần mềm Hiteach:
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài đã học
- Làm bài tập 1 và 2 SGK/44
- Chuẩn bị các phần tiếp theo của bài mục 3 và 3.
* Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Học sinh đã đạt những kiến thức, kỹ năng: Nắm được các bước điều chỉnh độ rộng cột, độ cao của hàng cũng như chèn thêm hoặc xóa hàng hoặc cột trên trang tính. Thực hiện thực hiện vẽ được bản đồ tư duy trên phần mềm Hitech để củng cố sau kiến thức của bài học.
2. Học sinh sẽ đạt những kiến thức, kỹ năng: Sẽ sử dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để áp dụng vào các bài học sau này.
3. Kết quả đạt được của học sinh:
- 100 % các em yêu thích bài dạy khi sử dụng bản đồ tư duy.
- 100% học sinh vẽ được bản đồ tư duy theo nhiều cách rõ và đẹp.
- Từ BĐTD các em nắm kiến thức rất nhanh.
File đính kèm:
- SU DUNG BAN DO TU DUY VA PHAN MEM HITEACH VAO DAY TIET 27 BAI 5 THAO TAC VOI BANG TINH MON TIN HOC L.docx