Bài giảng Tiết 2+3: tập đọc ngưỡng cửa

Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi

men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ .

- Hiểu nội dung bài: ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi

xa hơn nữa.

 - Trả lời được câu hỏi 1( SGK ).

* Học sinh khá, giỏi học thuộc lòng 1 khổ thơ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2+3: tập đọc ngưỡng cửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
goài bài có vần ươt, ươc Con trâu sắt trong bài là chiếc máy cày. Nói: Hỏi – đáp về những con vật em biết Rút kinh nghiệm Môn Tiếng Việt :.................................................................................................................. Môn Toán : .......................................................................................................................... Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013 Tiết 1+2: TẬP ĐỌC HAI CHỊ EM I.MỤC TIÊU: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn . Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. - Trả lời câu hỏi 1, 2 ( SGK )* KNS: - Xác định giá trị , Phản hồi, ra QĐ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài học *Kĩ thuật dạy học: - Thảo luận nhóm - Trình bày 1 phút III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của Giáo viên, học sinh Nội dung bài 1.Bài cũ: - Gọi HS đọc bài " Kể cho bé nghe " . - Tìm tiếng trong bài có vần ươc . +Con chó, cái cối , xay lúa, có điểm gì ngộ nghĩnh? 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Trong tranh vẽ cảnh gì ? - Vì sao chị ngồi học bài còn em thì buồn thiu giữa đống đồ chơi? Các em sẽ đọc bài: " Hai chị em" . b.Hướng dẫn HS luyện đọc: - GV đọc mẫu bài " Hai chị em " - Luyện đọc tiếng, từ ngữ: Yêu cầu HS tìm tiếng khó đọc: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. - GV gạch chân các từ: Gọi HS đọc từ khó. - Luyện đọc câu, đoạn bài: - Yêu cầu mỗi HS đọc một câu, đọc tiếp nối theo dãy bàn - Cá nhân đọc theo dãy bàn GV chia bài thành 3 đoạn. Đoạn 1: Hai chị em .....................của em. Đoạn 2: Một lát .......................của chị ấy. Đoạn 3: Còn lại - HS đọc theo nhóm - Gọi 3 HS đọc trước lớp - Hướng dẫn HS đọc theo nhóm - Gọi HS đọc trước lớp c.Ôn các vần et, oet: 1.Tìm tiếng trong bài có vần et? Vần cần ôn et, oet . 2.Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần et, oet - HS nêu yêu cầu, HS thi đua tìm từ 3.Điền et hay oet. - Gọi HS đọc câu mẫu: Cho HS thảo luận nêu câu có vần cần ôn Tiết 2 d. Tìm hiểu bài và luyện nói: +Tìm hiểu bài kết hợp luyện đọc : - Gọi HS đọc đoạn 1 +Hai chị em đang làm gì? + Cậu em nói gì khi chị động vào con gấu bông? - GV gọi HS đọc đoạn 2. +Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ? - Gọi HS đọc đoạn 3 . +Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình? +Bài tập đọc khuyên em điều gì? (Chị em phải biết nhường nhịn nhau, thương yêu nhau.) + Luyện nói : - HS tập nói theo nhóm 4 Ở nhà em thường chơi với (anh, chị) những trò chơi gì? - Yêu cầu HS luyện nói theo nhóm. - Các nhóm nói trước lớp, kể những trò chơi với anh chị mình. 3.Củng cố - dặn dò: Gọi HS đọc lại toàn bài. - Bài tập đọc em vừa học là bài gì ? Các em nhớ: Những lúc rãnh rỗi phải thường xuyên chơi với anh chị mình. Tập đọc Hai chị em Hai chị em đang chơi vui vẻ trước đống đồ chơi. Bỗng cậu em nói: - Chị đừng động vào con gấu bông của em. Một lát sau chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ. Em hét lên: - Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy. Chị giận bỏ đi học bài. Ngồi chơi một mình, chỉ một lát sau cậu em đã cảm thấy buồn chán. 1. Tìm tiếng trong bài có vần et: hét 2. Tiếng ngoài bài có vần: +et: mũi tẹt, sấm sét, bánh tét. +oet: láo toét, đục khoét. 3.Điền et hay oet. +Ngày Tết, ở miền Nam nhà nào cũng có bánh tét +Chim gõ kiến khoét thân cây tìm tổ kiến. +Cậu em nói: “Chị đừng động vào con gấu bông của em ". +Cậu em bảo chị hãy chơi dồ chơi của chị ấy. +Vì không có chị cùng chơi Nói: Ở nhà em thường chơi với anh, chị những trò chơi gì? *********************************** Tiết 3: TOÁN §123: THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU: - Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày . - Làm bài : 1, 2, 3, 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mô hình mặt đồng hồ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên, học sinh Nội dung bài 1.Bài cũ: Xem đồng hồ lúc 6 giờ, 10 giờ, 9 giờ . 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Thực hành: Bài 1: Viết theo mẫu - GV yêu cầu HS xem mẫu và làm theo . +Lúc 1 giờ thì kim dài chỉ vào số mấy ? Kim ngắn chỉ vào số mấy? Bài 2: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ đúng giờ. - GV chia nhóm 5, mỗi nhóm vẽ 2 đồng hồ - HS thi đua theo nhóm - GV hướng dẫn HS vẽ . Bài 3: Nối tranh với đồng hồ . - Nối các tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng . - Cho HS đọc giờ trên 4 mặt đòng hồ - Yêu cầu HS xem tranh và đọc nội dung bức tranh Buổi sáng: học ở trường lúc mấy giờ? - Gọi HS lên bảng nối tranh vẽ đúng với đồng hồ. Tương tự các bức tranh khác Bài 4: Đây là "bài toán mở" có nhiều đáp số, - GV khuyến khích HS nêu các lý do phù hợp với vị trí của kim ngắn - GV cho HS thảo luận để nêu giờ, sau đó lên vẽ kim ngắn phù hợp. 3.Củng cố - dặn dò: - Trò chơi: Thi xem nhanh đồng hồ. - Về nhà tập xem đồng hồ 3 HS trả lời Bài 1: - HS đọc số giờ ứng với từng mặt đồng hồ · ¸ Â Á ¾ 1 giờ 2 giờ 12 giờ 11 giờ 8 giờ Bài 2: 1 giờ, 6 giờ 2 giờ, 7 giờ 3 giờ, 8 giờ 4 giờ, 9 giờ 5 giờ, 10 giờ Bài 3: Bài 4: HS khá, giỏi - HS đọc yêu cầu bài - Hslam2 vào vở Rút kinh nghiệm Môn Tiếng Việt :.................................................................................................................. Môn Toán : .......................................................................................................................... Thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2013 Tiết 3: CHÍNH TẢ KỂ CHO BÉ NGHE I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết chính xác 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10 đến 15 phút . - Điền đúng các vần ươc, ươt, chữ ng, ngh vào chỗ trống . - Bài tập: 2, 3 ( SGK ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài chính tả viết trên bảng phụ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của Giáo viên, học sinh Nội dung bài 1.Bài cũ: Viết bảng con. Buổi đầu tiên, con đường, gió mưa . 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn viết bài chính tả: - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc lại bài thơ. - Yêu cầu HS tìm tếng, từ khó dễ viết sai: Gọi HS đọc và phân tích. - Cho HS viết bảng con và từ khó. - Cả lớp viết bảng con: vịt bầu, chó vện, dây điện, chăng, quay tròn, xay lúa . - GV hướng dẫn HS viết vào vở. - GV đọc từng dòng - HS nghe và viết. - GV đọc lại bài, để HS soát bài lại. - GV hướng dẫn HS chữa bài . - GV thu bài, chấm điểm, nhận xét. c. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Điền ươc hay ươt. HS lên bảng làm - HS giỏi đọc lại +Tranh vẽ gì? +Chị có mái tóc như thế nào? +Bà đang làm gì? Bài 2: Điền ng hay ngh ? - HS giỏi đọc bài - Cả lớp làm vở bài tập Gọi HS đọc đoạn văn . Gọi 1 HS lên bảng làm Gọi HS đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh . 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết đẹp . - Cho HS viết lại các chữ sai . Chính tả Kể cho bé nghe Hay nói ầm ĩ Nà con vịt bầu. Hay hỏi đâu đau Là con chó vện. Hay chăng dây điện Là con nhện con. Ăn no quay tròn Là cối xay lúa. Bài 1: Mái tóc rất mượt Dùng thước đo vải. Bài 2: Điền ng hay ngh ? Ngày mới đi học. Cao Bá Quát viết chữ rất xấu như gà bới. Sau nhờ kiên trì luyện tập ngày đêm quên cả nghỉ ngơi, ông đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp. ********************************************* Tiết 4: KỂ CHUYỆN DÊ CON NGHE LỜI MẸ . I. MỤC TIÊU: - Kể lại một đoạn câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. - Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. * HS giỏi kể được toàn bộ câu chuyện. -Lắng nghe tích cực *KNS: - Xác định giá trị - Ra quyết định - Tư duy phê phán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: *Kĩ thuật dạy học: - Động não, tưởng tượng - Trải nghiệm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, phản hồi tích cực, đóng vai - Tranh minh hoạ câu chuyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên, học sinh Nội dung bài 1/ Bài cũ: - Gọi HS lên kể chuyện Sói và Sóc. 2/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: Có một con Sói, muốn ăn thịt đàn Dê con. Liệu Dê con có thoát nạn không? Hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện: Dê con nghe lời mẹ. b. GV kể chuyện: - GV kể lần 1: Kể diễn cảm, thay đổi theo các nhân vật. - GV kể lần 2: Kết hợp kèm theo tranh minh hoạ . c. GV hướng dẫn HS tập kể từng đoạn chuyện theo tranh. - GV yêu cầu HS dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý để kể +Tranh 1 vẽ gì? - Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh +Trước khi đi, Dê mẹ dặn con thế nào? +Chuyện gì xảy ra sau đó? - Gọi 1 HS lên kể +Tranh 2, 3, 4 tương tự - GV động viên, khuyến khích HS tập kể . - Hướng dẫn HS kể trong nhóm - HS khá đọc - HS giỏi trả lời - Kể trong nhóm 4 - Các nhóm kể trước lớp - HS phân vai: Dê mẹ, Dê con và người dẫn chuyện d. HS kể toàn câu chuyện: - GV hướng dẫn HS kể theo phân vai. - HS giỏi trả lời e)Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện: +Vì sao Sói lại tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi? 3.Củng cố - dặn dò: +Cô vừa kể cho các em nghe câu chuyện gì? +Qua câu chuyện này, các em thấy Dê con có nghe lời mẹ dặn hay không? +Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (Phải biết vâng lời cha mẹ) - Về nhà tập kể lại cho ba mẹ nghe. Kể chuyện Dê con nghe lời mẹ Tranh 1: Dê mẹ ra khỏi nhà quay lại nhắc các con đóng cửa thật chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở. Tranh 2: Sói đến gõ cửa gọi dê con mở cửa nhưng dê con nhất định không mở. Tranh 3: Đợi mãi dê mẹ đành tiu nghỉu bỏ đi. Tranh 4: Dê mẹ về, các con thi nhau kể lại chuyện dê mẹ khen các con ngoan biết nghe lời mẹ. + Vì Dê con biết nghe lời mẹ, không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn. Rút kinh nghiệm Môn Tiếng Việt :.................................................................................................................. Môn Toán : .......................................................................................................................... Ký duyệt của Ban giám hiệu ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Khánh Lợi, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Trương Công Thành

File đính kèm:

  • docgiao lop 1 tuan 31.doc
Giáo án liên quan