Mục tiêu:( SGV trang 216)
-Đọc đúng:cũng, xa tắp, ngưỡng cửa,.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh
24 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 2+3: môn : tập đọc bài: ngưỡng cửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang 1940
II.Đồ dùng dạy học:
-Mô hình mặt đồng hồ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi học sinh lên bảng quay kim đồng hồ và nêu các giờ tương ứng.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hành.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh thực hành trên mặt đồng hồ và nêu các giờ tương ứng.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học thực hành VBT và chữa bài trên bảng lớp.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
5 học sinh quay kim đồng hồ và nêu các giờ tương ứng
Học sinh khác nhận xét bạn thực hành.
Nhắc tựa.
Học sinh nối theo mô hình bài tập trong VBT và nêu kết quả.
9 giờ, 6 giờ, 3 giờ, 10 giờ, 2 giờ.
Học sinh quay kim đồng hồ và nêu các giờ đúng: 11 giờ, 5 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ,
Học sinh nối và nêu:
Em ngũ dậy lúc 6 giờ sáng – đồng hồ chỉ 6 giờ sáng.
Em đi học lúc 7 giờ – đồng hồ chỉ 7 giờ, …
Nhắc lại tên bài học.
Nêu lại các hoạt động trong ngày của em ứng với các giờ tương ứng trong ngày.
Thực hành ở nhà.
------------------------&------------------------
Tiết 2: Môn : Tập đọc
BÀI: HAI CHỊ EM( Tiết 2)
I.Mục tiêu:( SGV trang 225)
-Đọc đúng: vui vẻ, lát sau,....
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Cậu em làm gì:
Khi chị đụng vào con Gấu bông?
Khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ?
Vì sao cậu em thấy buồn chán khi ngồi chơi một mình?
Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Giáo viên nêu: Bài văn nhắc nhở chúng ta không nên ích kỉ. Cần có bạn cùng chơi, cùng làm.
Luyện nói:
Đề tài: Em thường chơi với anh (chị, em) những trò chơi gì ?
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau kể cho nhau nghe về những trò chơi với anh chị hoặc em của mình.
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần,xem bài mới
Cậu nói: đừng đụng vào con gấu bông của mình.
Cậu nói: chị hãy chơi đồ chơi của chị. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình
2 học sinh đọc lại bài văn.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh kể cho nhau nghe về trò chơi với anh (chị, em).
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
-------------------------&------------------------
Tiết 3: Môn : Kể chuyện
BÀI: DÊ CON NGHE LỜI MẸ
I.Mục tiêu :
-Giáo dục HS thích kể chuyện.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Mặt nạ Dê mẹ, dê con, Sói.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC :
Gọi học sinh kể lại câu chuyện Sói và Sóc. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Một con Sói muốn ăn thịt đàn Dê con. Liệu Dê con có thoát nạn không? Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”để các em hiểu rõ điều đó.
Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
Câu hỏi dưới tranh là gì ?
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, lời Sói, lời Dê me., lời Dê con). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Các em biết vì sao Sói tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không?
Câu truyện khuyên ta điều gì?
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe câu chuyện.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
Dê mẹ ra khỏi nhà quay lại nhắc các con đóng cửa thật chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở.
Trước khi đi Dê mẹ dặn con thế nào? Chuyện gì đã xãy ra sau đó?
Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Vì Dê con biết nghe lời mẹ, không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn.
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
---------------------------&-------------------------
Tiết 4: Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- Đánh giá những hoạt động của tuần qua.
- Đề ra những kế hoạch cho tuần tới
II. Tiến hành:
1.Đánh giá:
- Đi học chuyên cần, ổn định số lượng lớp.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Học tốt chương trình rèn luyện đội viên và dự bị đội viên.
- Duy trì được lịch phụ đạo học sinh yếu.
- Vệ sinh trường lớp và thân thể sạch sẽ.
- Thực hiện tốt việc mang áo quần đồng phục khi đến lớp.
- Hăng say phát biểu xây dựng bài
* Tuyên dưong: T.Nhung, N.Anh, Kiệt,...
* Tồn tại: - Còn nói chuyện riêng trong lớp: Ninh,Khánh,...
- Còn lười học bài:Dương,Văn,..
\ - Không làm vệ sinh: Ly.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Đi học chuyên cần, ổn định số lượng.
- Học bài và làm bài đầy đủ
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Học tốt CTRLĐV
------------------------&-----------------------
Chiều: Tiết 1: Luyện Toán:
LUYỆN: ĐỒNG HỒ, THỜI GIAN
I.Mục tiêu: Giúp các em:|
- Biết xem giờ đúng trên mặt đồng hồ
- Xác định vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt kim đồng hồ.
II.Đồ dùng dạy học:
GV + HS : Mặt đồng hồ + VBT
III.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài- ghi đề:
2.Hướng dẫn HS làm BT:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1:Thức hành quay các kim đồng hồ để chỉ:
Gv yêu cầu HS lấy mặt đồng hồ
GV yêu cầu HS chỉ kim giờ, kim phút.
GV đọc giờ: 1 giờ, 9 giờ, 7 giờ, 12 giờ, 4 giờ, 3 giờ, 6 giờ.
GV đọc: 5 giờ, 8 giờ, 2 giờ
GV nhận xét , sữa sai cho HS
Bài 2: Nối số chỉ giờ đúng với đồng hồ thích hợp
GV gọi HS đọc yêu cầu
GV cho HS mở VBT trang 53
GV hướng dẫn HS làm bài tập
GV yêu cầu HS đọc giờ đã cho
GV yêu cầu HS nối
GV quan sát giúp đõ HS yếu
GV gọi HS lên bảng chữa bài
GV nhận xét, chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà học bài
HS lấy mặt kim đồng hồ
HS chỉ kim giờ, kim phút
HS quay các kim để chỉ số giờ
HS thực hành quay kim đồng hồ
HS đọc yêu cầu
HS mở VBT
HS đọc: 8 giờ, 5 giờ, 1 giờ, 3 giờ, 11 giờ, 10 giờ, 7 giờ, 9 giờ.
HS nối vào VBT
HS lên bảng nối
------------------------&-----------------------
Tiết 2: Môn: Luyện Tiếng Việt
LUYỆN CHỮ VIẾT HOA: K, L, M, N
I.Mục tiêu:
-Luyện viết chữ hoa K, L, M, N cỡ 2,5 li
-HS viết được chữ hoa đúng cỡ, đúng mẫu
-Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữ K, L, M, N viết hoa
-Bảng con, vở ô li
III.Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
HS viết vào bảng con các chữ hoa: Ê, G, H, I
GV nhận xét- ghi điểm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài- ghi đề:
2.Hướng dẫn HS viết chữ hoa:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a.Luyện viết bảng con:
GV cho HS quan sát mẫu chữ K viết hoa
? Con chữ gì ?
? Kiểu chữ gì?
? Cở chữ?
? Chữ K hoa gồm có mấy nét?
GV vừa chỉ vào mẫu chữ vừa hướng dẫn cách viết
GV viết mẫu và nhắc lại cách viết
GV yêu cầu HS viết trên không trung sau đó viết bảng con
GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
Tương tự như vậy đối với cac chữ L, M, N hoa
GV lưu ý HS điểm đặt bút, điểm dừng bút
b.Luyện viết vở ô li:
GV yêu cầu HS viết vào vở ô li: mỗi chữ 1 dòng
GV quan sát giúp HS yếu
GV thu chấm, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà tập viết
HS quan sát
Chữ K hoa
Kiểu chữ hoa viết thường
Cỡ chữ 2,5 li
3 nét
HS quan sát
HS quan sát GV viết
HS viết không trung- viết bảng con
HS viết bảng con
HS viết vào vở
------------------------&-------------------------
Tiết 3: Môn: Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP VIẾT : BÀI 33
I.Mục tiêu:
- Giúp HS tô đúng, chính xác chữ hoa Q, tiếng Quý, từ Quý mến.
- Rèn kỹ năng tô chính xác, rõ ràng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Mẫu chữ, Nội dung bài
HS: Bảng con, vở TV
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: GV thu vở HS viết ở nhà chấm, nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài- ghi đề:
Các hoạt dộng chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát mẫu
GV cho HS quan sát chữ hoa Q
? Chữ Q hoa cao mấy li?
? Chữ Q hoacỡ vừa cao mấy li?
? Chữ Q hoa gồm có mấy nét:
GV hướng dẫn HS viết chữ Q hoa
GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa ở bảng con
GV quan sát, nhận xét
GV cho HS quan sát và hướng dẫn viết tiếng Quý và từ Quý mến
GV yêu cầu HS viết bảng con tiếng Quý và từ Quý mến
GV quan sát , giúp đỡ
Hoạt động 2: Tô vào vở
GV yêu cầu HS tô vào vở
GV nhắc HS tư thế ngồi viết
Gvquan sát, giúp đỡ HS yếu
GV thu chấm, nhận xét
HS quan sát
5 li
2,5 li
1nét: nét móc
HS viết bảng con
HS quan sát
HS viết bảng con
HS tô vào vở TV
3.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
HS về nhà tập tô tuần 34
------------------------------------------o0o------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan 31 lop 1.doc