A. Mục tiêu:
• Biết khỏi niệm kiểu dữ liệu;
• Biết một số phộp toỏn cơ bản với dữ liệu số;
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên :
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
- Đồ dùng dạy học như máy tính, projector,.
2. Học sinh: - Kiến thức đã học.
- Đọc trước bài mới.
- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ.
6 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20: Chương trình máy tínhvà dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 20: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNHVÀ DỮ LIỆU
Ngày soạn:17/11/2008
Ngày giảng: 19/11/2008
A. Mục tiêu:
Biết khỏi niệm kiểu dữ liệu;
Biết một số phộp toỏn cơ bản với dữ liệu số;
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên :
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
- Đồ dùng dạy học như máy tính, projector,...
2. Học sinh: - Kiến thức đã học.
- Đọc trước bài mới.
- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
C. Tiến trình tiết dạy :
I. ổn định tổ chức lớp :
- Kiển tra sĩ số :
- ổn định trật tự :
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Dạy bài mới :
hoạt động của thày và trò
kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Học sinh tìm hiểu về dữ liệu và kiểu dữ liệu.
GV: Nêu tình huống để gợi ý về dữ liệu và kiểu dữ liệu.
GV: Đưa lên màn hình ví dụ 1 SGK.
HS: Quan sát để phân biệt được hai loại dữ liệu quen thuộc là chữ và số.
GV: Ta có thể thực hiện các phép toán với dữ liệu kiểu gì?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời với kiểu số.
GV: Còn với kiểu chữ thì các phép toán đó không có nghĩa.
GV: Theo em có những kiểu dữ liệu gì? Lấy ví dụ cụ thể về một kiểu dữ liệu nào đó.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời trên SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
GV: Chốt trên màn hình 3 kiểu dữ liệu cơ bản nhất và giải thích thêm.
GV: Trong ngôn ngữ lập trình nào cũng chỉ có 3 kiểu dữ liệu đó hay còn nhiều nữa?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời.
GV: Đưa lên màn hình ví dụ 2 SGK để giới thiệu tên của một số kiểu dữ liệu cơ bản trong NNLT pascal.
GV: Đọc tên kiểu dữ liệu Integer, real, char, string.
HS: Đọc lại.
HS: Viết tên và ý nghĩa của 4 kiểu dữ liệu cơ bản trong TP.
GV: Đưa ví dụ : 123 và ‘123’
HS: Đọc tên hai kiểu dữ liệu trên.
GV: Đưa ra chú ý về kiểu dữ liệu char và string.
Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
Ví dụ 1: Minh hoạ kết quả thực hiện một chương trình in ra màn hình với các kiểu dữ liệu quen thuộc là chữ và số.
Các ngôn ngữ lập trình định nghĩa sẵn một số kiểu dữ liệu cơ bản.
Dưới đây là một số kiểu dữ liệu thường dùng nhất:
Số nguyên, ví dụ số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện,...
Số thực, ví dụ chiều cao của bạn Bình, điểm trung bình môn Toán,...
Xâu kí tự (hay xâu) là dãy các "chữ cái" lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình, ví dụ: "Chao cac ban", "Lop 8E", "2/9/1945"...
- Ngôn ngữ lập trình cụ thể còn định nghĩa nhiều kiểu dữ liệu khác. Số các kiểu dữ liệu và tên kiểu dữ liệu trong mỗi ngôn ngữ lập trình có thể khác nhau.
Ví dụ 2. Bảng 1 dưới đây liệt kê một số kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal:
Tên kiểu
Phạm vi giá trị
integer
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 - 1.
real
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9´10-39 đến 1,7´1038 và số 0.
char
Một kí tự trong bảng chữ cái.
string
Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự.
Chú ý: Dữ liệu kiểu kớ tự và kiểu xõu trong Pascal được đặt trong cặp dấu nhỏy đơn.
Hoạt động 2 : HS tìm hiểu, làm quen với các phép toán và kiểu dữ liệu số.
GV: Viết lên bảng phụ các phép toán số học dùng cho dữ liệu kiểu số thực và số nguyên?
HS: Viết và giơ bảng phụ khi có hiệu lệnh của G.
GV: Đưa lên màn hình bảng kí hiệu các phép toán dùng cho kiểu số thực và số nguyên.
HS: Quan sát để hiểu cách viết và ý nghĩa của từng phép toán và ghi vở.
GV: Đưa ra một số ví dụ sgk và giải thích thêm.
HS: Quan sát, lắng nghe và ghi vở.
GV: Đưa ra phép toán viết dạng ngôn ngữ toán học :
và yêu cầu H viết biểu thức này bằng ngôn ngữ TP.
HS: Viết và giơ bảng phụ khi có hiệu lệnh của G.
GV: Yêu cầu H viết lại phép toán bằng ngôn ngữ TP.
HS: Làm trên bảng phụ
GV: Nhận xét và đưa ra bảng ví dụ SGK.
HS: Nêu quy tắc tính các biểu thức số học.
GV: Nhận xét và chốt trên màn hình.
GV: Viết lại biểu thức này bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. ?
H : Viết SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
GV: Nhận xét và đưa ra chú ý
2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số.
- Bảng dưới đây kí hiệu của các phép toán số học đó trong ngôn ngữ Pascal:
Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu
+
cộng
số nguyên, số thực
-
trừ
số nguyên, số thực
*
nhân
số nguyên, số thực
/
chia
số nguyên, số thực
div
chia lấy phần nguyên
số nguyên
mod
chia lấy phần dư
số nguyên
Dưới đây là các ví dụ về phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư:
5/2 = 2.5;
-12/5 = -2.4.
5 div 2 = 2;
-12 div 5 = -2
5 mod 2 = 1;
-12 mod 5 = -2
- Ta có thể kết hợp các phép tính số học nói trên trong ngôn ngữ lập trình Pascal ví dụ :
Ngôn ngữ toán
Ngôn ngữ TP
a ´ b - c + d
a*b-c+d
15+5*(a/2)
(x+5)/(a+3)-y/(b+5)*(x+2)*(x+2)
Quy tắc tính các biểu thức số học:
Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên;
Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước;
Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Chú ý: Trong Pascal (và trong hầu hết cỏc ngụn ngữ lập trỡnh núi chung) chỉ được phộp sử dụng cặp dấu ngoặc trũn () để gộp cỏc phộp toỏn. Khụng dựng cặp dấu ngoặc vuụng [] hay cặp dấu ngoặc nhọn {} như trong toỏn học.
Củng cố kiến thức.
HS: Nhắc lại những kiến thức cần đạt được trong bài.
GV: Chốt lại những kiến thức trọng tâm trong bài.
Hướng dẫn về nhà.
1. Học lý thuyết, làm bài tập 1, 2, 3, 4
2. Đọc trước phần 3,4 bài 2
TIẾT 21: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNHVÀ DỮ LIỆU
Ngày soạn:17/11/2008
Ngày giảng: 19/11/2008
A. Mục tiêu :
Biết các phép toán so sánh trong ngôn ngữ lập trình.
Biết khỏi niệm điều khiển tương tỏc giữa người với mỏy tớnh.
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên :
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
- Đồ dùng dạy học như máy tính, projector,...
2. Học sinh: - Kiến thức đã học.
- Đọc trước bài mới.
- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
C. Tiến trình tiết dạy :
I. ổn định tổ chức lớp :
- Kiển tra sĩ số :
- ổn định trật tự :
II. Kiểm tra bài cũ :
(?) Nêu một số kiểu dữ liệu mà em được học? Lấy ví dụ minh hoạ?
(?) Nêu một số các phép toán số học có trong ngôn ngữ Pascal? Lấy ví dụ?
(?) Hãy nêu ít nhất hai kiểu dữ liệu và một phép toán có thể thực hiện được trên một kiểu dữ liệu, nhưng phép toán đó không có nghĩa trên kiểu dữ liệu kia.
(?) Dãy chữ số 2010 có thể thuộc những kiểu dữ liệu nào?
HS : Trả lời
GV : Nhận xét và cho điểm
III. Dạy bài mới :
hoạt động của thày và trò
kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 HS biết ý nghĩa và cách viết các phép toán so sánh trong TP
GV: Đưa lên màn hình bảng kí hiệu các phép toán so sánh trong toán học.
GV: Các phép toán so sánh dùng để làm gì?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời.
- để so sánh các số, các biểu thức với nhau.
GV: Đưa ra ví dụ :
a) 5 ´ 2 = 9
b) 15 + 7 > 20 - 3
c) 5 + x ≤ 10
HS: Viết bảng phụ kết quả so sánh của a, b, c.
GV: Theo em các phép so sánh này viết trong ngôn ngữ TP có giống trong toán học không?
HS: Trả lời theo ý hiểu.
GV: Đưa lên màn hình bảng
3. Các phép so sánh
- Bảng kí hiệu các phép so sánh viết trong ngôn ngữ Pascal:
Kí hiệu trong Pascal
Phép so sánh
Kí hiệu toán học
=
Bằng
=
Khác
≠
<
Nhỏ hơn
<
<=
Nhỏ hơn hoặc bằng
≤
>
Lớn hơn
>
>=
Lớn hơn hoặc bằng
≥
Hoạt động 2 : HS làm quen với một số dạng màn hình giao tiếp với máy tính
GV: Đưa ví dụ về bảng thông báo kết quả.
HS: Quan sát, lắng nghe G giải thích.
GV: Đưa lên màn hình hộp thoại nhập dữ liệu.
GV: Em phải làm gì khi xuất hiện hộp thoại này?
HS: Trả lời theo ý hiểu.
GV: Nhận xét và giải thích.
GV: Nêu hai tình huống tạm ngừng tại màn hình kết quả thông qua các lệnh và hộp thoại.
GV: Giải thích từng tình huống.
HS: Lắng nghe để hiểu .
GV: Đưa ra ví dụ về hộp thoại.
HS: Quan sát và lắng nghe G giải thích.
4. Giao tiếp người - máy tính
a) Thông báo kết quả tính toán
- LệnHS:
write('Dien tich hinh tron la ',X);
- Thông báo :
b) Nhập dữ liệu
- LệnHS:
write('Ban hay nhap nam sinh:');
read(NS);
- Thông báo :
c) Chương trình tạm ngừng
- LệnHS:
Writeln('Cac ban cho 2 giay nhe...');
Delay(2000);
Thông báo :
- LệnHS:
writeln('So Pi = ',Pi);
read; {readln;}
- Thông báo :
d) Hộp thoại
Củng cố kiến thức.
HS: Nhắc lại những kiến thức cần đạt được trong bài.
GV: Chốt lại những kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Đọc phần ghi nhớ sgk.
Hướng dẫn về nhà.
1. Làm bài tập 5, 6
2. Học thuộc phần ghi nhớ.
3. Chuẩn bị Bài thực hành số 2 để tiết sau thực hành.
File đính kèm:
- t 20- 21.doc