Bài giảng Tiết 2, 3 : tiếng việt ổn định tổ chức

Qua bài học giúp HS biết được :

- Những việc thường làm trong tiết học Tiếng Việt.

- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt trong học Tiếng Việt.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV và HS: Sách Tiếng Việt 1, bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1.

 

doc310 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 2, 3 : tiếng việt ổn định tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước, đứng đưa 2 tay lên cao chếch hình chữ V: 2 - 3 lần. c) Học: Đứng kiễng gót, hai tay chống hông: 2 - 3 lần. - GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác. - HS tập theo GV. - GV hô, HS tập. - HS tập, lớp trưởng điều khiển, GV theo dõi, chỉnh sửa. d) Trò chơi "Qua đường lội" - HS nhắc lại cách chơi, luật chơi. - HS tiến hành chơi, GV nhắc nhở, động viên. 3. Phần kết thúc: - HS: Đi thường, đếm theo nhịp 1, 2; 1, 2... - HS: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Dặn dò: Về nhà ôn lại tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V, đứng kiễng gót, 2 tay chống hông. - GV nhận xét giờ học. Tiết 2: Tự nhiên xã hội ôn tập: con người và sức khỏe a. mục tiêu: (Sách giáo viên trang 45) b. đồ dùng dạy học: GV và HS sưu tầm các tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi, các hoạt động nên và không nên để bảo vệ mắt và tai... c. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: Hát II. Kiểm tra bài cũ: GV: Hãy kể về những hoạt động hằng ngày mà em biết? HS kể, GV đánh giá, nhận xét. III. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Thảo luận cả lớp Mục tiêu: Củng cố các kiến thức cơ bản về bộ phận cơ thể người và các giác quan. Bước 1: GV nêu câu hỏi: + Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể? + Cơ thể người gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? + Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh nhờ bộ phận nào của cơ thể? + Em thấy bạn chơi súng cao su em sẽ khuyên bạn như thế nào? Bước 2: HS xung phong trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Kể về một ngày của em Mục tiêu: - Củng cố và khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh, ăn uống, hoạt động nghỉ ngơi hằng ngày để có sức khỏe tốt. - HS tự giác thực hiện các nếp sống hợp vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe. Bước 1: HS nhớ và kể lại những việc làm của mình trong một ngày cho cả lớp nghe. GV gợi ý: + Buổi sáng lúc ngủ dậy em làm gì? + Buổi trưa em ăn những thứ gì? Ăn có đủ no không? + Đến trường, giờ ra chơi em thường chơi những trò chơi gì? Bước 2: HS trình bày trước lớp. Mỗi em chỉ cần kể 2 - 4 hoạt động. GV kết luận: Những việc nên làm hằng ngày để giữ vệ sinh và có sức khỏe tốt. IV. Củng cố: GV: Hôm nay chúng ta học bài gì? V. Dặn dò: Về nhà học bài và xem bài sau. GV nhận xét giờ học. Tiết 3, 4: Tiếng Việt Bài 41 iêu , yêu a. mục đích, yêu cầu: (Sách giáo viên trang 139) b. đồ dùng dạy học: GV: Sách Tiếng Việt 1, bảng ô li, bộ ghép chữ Tiếng Việt 1. Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng và phần luyện nói. HS: Sách Tiếng Việt 1, bảng con, vở Tập viết 1, bộ ghép chữ Tiếng Việt 1. c. các hoạt động dạy học: Tiết 1 { I. ổn định tổ chức: Hát II. Kiểm tra bài cũ: - HS: Viết bảng con và đọc các từ: líu lo, chịu khó, kêu gọi - 2 HS đọc câu ứng dụng bài 40. - GV nhận xét, đánh giá. III. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài *iêu - GVviết bảng và nói: Vần mới đầu tiên hôm nay chúng ta học là vần: iêu. - HS đọc theo GV: iêu. Hoạt động 2: Dạy vần a) Nhận diện chữ - HS phân tích vần iêu. - GV cho HS so sánh vần iêu với vần êu. b) Đánh vần *Vần: - HS đánh vần: iê - u - iêu(cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS đọc trơn: iêu (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. - HS ghép vần iêu. * Ghép tiếng và đánh vần tiếng - GV: Các em đã có vần iêu. Bây giờ tìm thêm âm d và dấu huyền để được tiếng mới. - HS: Ghép tiếng diều. - GV: Em vừa ghép được tiếng gì? (HS: diều). GV viết bảng: diều. - GV yêu cầu HS phân tích tiếng diều. - HS: Tiếng diều có âm d đứng trước, vần iêu đứng sau, dấu huyền trên ê. - HS: Đánh vần : dờ - iêu- diêu- huyền - diều (cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS đọc trơn: diều (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV chỉnh sửa. *Đọc từ: - GV: Cho HS xem tranh vẽ"diều sáo" và hỏi: Tranh vẽ gì? (HS: cánh diều). - GV: Rút từ diều sáo và giải thích: Diều sáo là loại diều có gắn sáo nên khi thả bay lên thì phát ra tiếng vi vu như tiếng sáo. - GV ghi bảng: diều sáo. - HS đọc: diều sáo (cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS đánh vần và đọc trơn từ khóa: iê- u - iêu dờ - iêu- diêu - huyền - diều diều sáo - HS: Đọc trơn: iêu - diều - diều sáo (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS. *yêu: (Quy trình tương tự) - GV: Hãy so sánh yêu với iêu - HS đọc đồng thanh: iêu - diều - diều sáo, yêu - yêu - yêu quý c) Hướng dẫn viết - GV viết mẫu lên bảng iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - HS cầm phấn viết lên không trung. - HS viết vào bảng con: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. - GV nhận xét, sửa cho HS. d) Đọc từ ngữ ứng dụng - GV ghi bảng các từ ứng dụng: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu. - HS lên bảng gạch dưới tiếng chứa vần: iêu, yêu và phân tích các tiếng đó. - GV giải nghĩa các từ ứng dụng và đọc mẫu. - HS đọc từ ngữ ứng dụng (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV nhận xét, chỉnh sửa. Tiết 2 Hoạt động 3: Luyện tập a) Luyện đọc - HS: Lần lượt đọc iêu - diều - diều sáo, yêu - yêu - yêu quý(cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS đọc từ ngữ ứng dụng (cá nhân). - HS đọc cá nhân trong SGK. * Đọc câu ứng dụng: - GV cho HS quan sát tranh và thảo luận: Tranh vẽ gì? - 2 HS đọc câu ứng dụng dưới tranh: Tu hú kêu báo hiệu mùa vải thiều đã về. - GV: Trong câu ứng dụng có tiếng nào chứa vần vừa học? (hiệu, thiều). - HS đọc kết hợp phân tích tiếng mới (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS. - GV đọc mẫu câu ứng dụng. - 2 HS đọc lại câu ứng dụng, cả lớp đọc đồng thanh. b) Luyện viết - HS luyện viết vào vở Tập viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. - HS đọc nội dung viết. - GV hướng dẫn cách viết. - HS nhắc cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết... - GV theo dõi, giúp đỡ một số em chậm. GV chấm một số em. c) Luyện nói - HS đọc tên bài luyện nói: Bé tự giới thiệu - HS quan sát tranh và nói theo câu hỏi gợi ý: + Tranh vẽ gì? Các em có biết các bạn trong tranh đang làm gì không? +Ai đang tự giới thiệu về mình? Em hãy giới thiệu về mình cho cả lớp nghe? + Chúng ta sẽ tự giới thiệu về mình trong trường hợp nào? + Khi giới thiệu chúng ta cần nói những gì? - HS trình bày trước lớp. IV. Củng cố: GV cho HS đọc lại toàn bài trên bảng. GV cho HS đọc nối tiếp toàn bài trong SGK. Trò chơi "Tìm tiếng mới". V. Dặn dò: Về nhà học bài và tìm chữ có vần vừa học trong các sách, báo. Xem trước bài 42: ưu, ươu. GV nhận xét giờ học. Chiều Tiết 1: Tiếng Việt ôn đọc, viết: iêu, yêu a. mục đích, yêu cầu: - HS đọc, viết iêu, yêu, diều sáo, yêu quý một cách chắc chắn. - Luyện đọc từ và câu ứng dụng. - Luyện chữ viết và rèn tính cẩn thận cho HS. - Trình bày vở sạch, đẹp. b. đồ dùng dạy học: GV: Nội dung ôn luyện. HS: Bảng con, vở ô li, sách Tiếng Việt 1. c. các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: Hát II. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Luyện đọc - HS luyện đọc lần lượt các vần, tiếng, từ khóa (cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS luyện đọc các từ và câu ứng dụng (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV theo dõi, chỉnh sửa. Hoạt động 2: Luyện viết - HS phân tích vần iêu, yêu. - HS: Luyện viết vào bảng con iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. - GV theo dõi, chỉnh sửa. - HS luyện viết iêu, yêu, diều sáo, yêu quý vào vở ô li. Mỗi vần, từ 3 dòng. - GV theo dõi, uốn nắn. GV chấm vở. III. Củng cố: GV: Em vừa ôn vần gì? (HS: iêu, yêu). GV yêu cầu HS tìm tiếng có vần iêu, yêu. IV. Dặn dò: Về nhà học bài. Xem bài sau. GV nhận xét giờ học. Tiết 3: Tự học (Tự nhiên xã hội) thực hành: hoạt động và nghỉ ngơi a. mục tiêu: - GV cho HS chơi trò chơi các em thích. - Biết nghỉ ngơi và giải trí đúng cách. - Tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày. b. đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị một số quả cầu, dây nhảy. c. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: Hát II. Tiến hành tự học: Hoạt động 1: Chơi trò chơi Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được các trò chơi có lợi cho sức khỏe. - GV nêu câu hỏi: Hằng ngày các em chơi trò chơi gì? - HS suy nghĩ và lần lượt trả lời. GV ghi tên các trò chơi lên bảng. - Theo em hoạt động nào có lợi, hoạt động nào có hại cho sức khỏe? - Em nên chơi những trò chơi gì để có lợi cho sức khỏe? - GV kết luận: Đá bóng, nhảy dây, đá cầu, đi bơi đều làm cho cơ thể chúng ta khéo léo, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh hơn nhưng nếu đá bóng, nhảy dây, đá cầu vào lúc trời đang nắng hoặc đi bơi khi trời lạnh, bơi lâu rất dễ làm cho ta bị cảm, ốm. - GV cho các HS nam chơi trò chơi đá cầu, các HS nữ chơi nhảy dây. - GV yêu cầu HS tô màu vào hình vẽ chỉ trò chơi có lợi cho sức khoẻ. III. Củng cố: GV: Hôm nay chúng ta học bài gì? GV: Chúng ta nên nghỉ ngơi vào lúc nào? IV. Dặn dò: Về nhà nghỉ ngơi đúng lúc, đúng chỗ. GV nhận xét giờ học. Tiết 3 sinh hoạt sao a. mục tiêu: Giúp HS: - Nắm vững quy trình sinh hoạt Sao. - Nhớ tên Sao, tên bài hát, lời ghi nhớ của Nhi đồng, 3 điều luật của Nhi đồng. - Sinh hoạt chủ động, mạnh dạn. b. chuẩn bị: GV: Nội dung sinh hoạt Sao, sân bãi. c. cách tiến hành: Hoạt động 1: GV nêu nội dung, yêu cầu - HS ra sân, tập hợp 3 hàng dọc. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết sinh hoạt. - HS nhắc lại: Sinh hoạt Sao. Hoạt động 2: Tiến hành sinh hoạt Sao - HS nhắc lại tên Sao của mình. - GV hướng dẫn HS tiến hành sinh hoạt sao gồm 5 bước theo quy trình. - HS: Hát bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng", triển khai thành vòng tròn lớn. HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy. - HS: Hát bài "Sao vui của em" tách thành vòng tròng nhỏ, kiểm tra vệ sinh, kể việc làm tốt... HS đọc lời ghi nhớ của nhi đồng. - HS hát bài "Năm cánh sao vui", chuyển thành vòng tròn lớn, chơi trò chơi, ca múa, kể chuyện... + GV nêu chủ điểm của tháng và phát động thi đua chào mừng ngày 20 - 11. - HS đọc 3 điều luật của Nhi đồng. - HS hát bài "Nhanh bước nhanh nhi đồng". Dặn dò: Về nhà nhớ lại tên sao của mình và nhớ quy trình sinh hoạt Sao. Ôn lại 2 bài hát" Năm cánh sao vui" và bài "Nhanh bước nhanh Nhi đồng" GV nhận xét giờ học. Kiểm tra ngày : 10/11/2006 Tổ trưởng Nguyễn Thị Ngọc Hà

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 1 10.doc
Giáo án liên quan