Bài giảng Tiết 17: Sử dụng các hàm để tính toán (Tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm hàm tính, ý nghĩa của hàm tính, cách xây dựng hàm tính trong chương trình; Cách sử dụng hàm tính.

- Chỉ ra được ý nghĩa và cách dùng của một số hàm tính cơ bản.

2. Kỹ năng:

- Lấy được các ví dụ về hàm tính, lấy được các hàm tính được tích hợp trong máy tính.

- Thực hiện được cách sử dụng hàm tính trong bảng tính.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17: Sử dụng các hàm để tính toán (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2012 Ngày giảng: 7A: 17/10/2012 7B: 16/10/2012 Tiết 17: Sử dụng các hàm để tính toán I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm hàm tính, ý nghĩa của hàm tính, cách xây dựng hàm tính trong chương trình; Cách sử dụng hàm tính. - Chỉ ra được ý nghĩa và cách dùng của một số hàm tính cơ bản. 2. Kỹ năng: - Lấy được các ví dụ về hàm tính, lấy được các hàm tính được tích hợp trong máy tính. - Thực hiện được cách sử dụng hàm tính trong bảng tính. - áp dụng được các hàm tính áp dụng cho các bài toán cụ thể. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, chính xác, hình thành khả năng tư duy, làm việc tích cực khoa học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy chiếu, Phương tiện, đồ dùng dạy học có liên quan đến nội dung bài học: Một số công thức, hàm tính, bài toán liên quan. - HS: Máy tính III. Phương pháp: Thuyết trình, vấp đáp, thực hành. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức.(1’) Sĩ số : 7A:; 7B:............ 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Công thức được sử dụng khi nào? có mấy cách nhập công thức trong ô tính? - Công thức được sử dụng khi thực hiện các tính toán. - Có hai cách nhập công thức vào ô tính: + Nhập trực tiếp. + Sử dụng điạ chỉ vào công thức. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Chương trình bảng tính có tích hợp các hàm tính trợ giúp cho chúng ta thực hiện các tính toán. Vậy các hàm tính đó như thế nào? có cú pháp như thế nào? cách sử dụng ra sao? thì chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay. HĐ 1: Hàm trong chương trình bảng tính (9’) - Mục tiêu: + Phát biểu được khái niệm hàm tính, ý nghĩa của hàm tính, cách xây dựng hàm tính trong chương trình + Lấy được các ví dụ về hàm tính - Đồ dùng: Máy chiếu, máy tính Hoạt động Thầy - Trò Nội dung GV: Trong các tiết trước chúng ta đi tìm hiểu và thực hành các công thức tính cho các bài tóan cụ thể, có những công thưc đơn giản và có các công thức phức tạp. Trong chương trình bảng tính có các hàm tính đã ĐN trước. GV: Nêu tác dụng của hàm tính: - Tác dụng trên một kiểu dữ liệu trong hàm tính. - Tính toán nhanh chóng và dễ dàng. GV: Đưa ví dụ khi sử dụng hàm tính. ? Cách sử dụng trên có thuận lợi không? Có gì là phức tạp? GV: Giới thiệu cú pháp của hàm tính và đưa ra một số ví dụ về hàm tính. HS: Chỉ ra được các hàm tính đúng, sai trong bảng GV đưa ra (6+7+9+6)/4; được thay bằng Sum(Average(6,7,9,6) * Hàm tính là công thức được định nghĩa từ trước. - Hàm tính được thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. - Hàm tính giúp việc tính toán được nhanh chóng và dễ dàng. * Cú pháp của hàm tính: = Ten_ham(tham_so1, tham_so2...) - Các tham số trong hàm tính được viết cách nhau bằng dấu (,). *Ví dụ: Sum(5,6); Average(5,8,9,7)... HĐ 2: Cách sử dụng hàm tính (5’) - Mục tiêu: + Nắm được ý nghĩa và cách dùng của một số hàm tính cơ bản. + Thực hiện được cách sử dụng hàm tính trong bảng tính. Hoạt động Thầy - Trò Nội dung ? Cách nhập công thức trong ô tính như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nêu các nhập hàm tính vào ô tính thông qua chương trình bảng tính. ? Cách nhập hàm tính có giống với cách nhập công thức hay không? - Nhập hàm tính tương tự như nhập công thức. HĐ 3: Một số hàm trong chương trình bảng tính ( 20 ’) - Mục tiêu: + Chỉ ra được ý nghĩa và cách dùng của một số hàm tính cơ bản. + áp dụng được các hàm tính áp dụng cho các bài toán cụ thể. - Đồ dùng: Máy tính Hoạt động Thầy - Trò Nội dung GV: Giới thiệu một số hàm tính cơ bản dùng trong chương trìh bảng tính. HS: Quan sát và nhận xét theo cú pháp, cũng như cách sử dụng hàm tính trong bảng tính để thực hiện tính toán. GV: Đưa ra một số ví dụ của hai hàm tính trên, học sinh nắm ý nghĩa và cho biết kết quả của các hàm tính với các tham số đã cho. a. Hàm tính tổng SUM. - Tính tổng một dãy các số. - Cú pháp: =sum(a,b,c...) *Trong đó: Các biến a,b,c...đặt cách nhau bởi dấu (,) là các số hay địa chỉ của ô tính. * Ví dụ: = Sum(2,4,5) = Sum(A1,B4,109) =Sum(A2:B7) b. Hàm tính trung bình cộng AVERAGE - Hàm tính trung bình cộng các số. - Cú pháp: = AVERAGE(a,b,c...) *Trong đó: Các biến a,b,c...đặt cách nhau bởi dấu (,) là các số hay địa chỉ của ô tính. * Ví dụ: = AVERAGE (2,4,5) = AVERAGE (A1,B4,109) = AVERAGE (A2:B7) 4. Củng cố, đánh giá:(4’) - Hàm tính được định nghĩa ra sao? Cách sử dụng và tác dụng của hàm tính. - Hàm tính tổng, hàm tính trung bình được sử dụng trong trờng hợp nào? - GV: Đưa ra một số ví dụ của hai hàm tính trên, yêu cầu học sinh thực hiện. 5. Bài tập về nhà: (1’)- Trả lời một số câu hỏi trong SGK_31

File đính kèm:

  • docT17.doc