Bài giảng Tiết 15 - Tuần 8: Ôn tập

. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức: Học sinh được củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở chương 1 và chương 2. Nhớ và củng cố lại lý thuyết đã học.

 1.2. Kĩ năng: Vận dụng thực hành, làm bài tập.

 1.3. Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 -Học sinh cũng cố lại kiến thức cơ bản của chương 1 và chương 2

 

doc5 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 15 - Tuần 8: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP Tiết 15 Tuần dạy 8 Ngày dạy: 07/10/2013 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Học sinh được củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở chương 1 và chương 2. Nhớ và củng cố lại lý thuyết đã học. 1.2. Kĩ năng: Vận dụng thực hành, làm bài tập. 1.3. Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: -Học sinh cũng cố lại kiến thức cơ bản của chương 1 và chương 2 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: bảng phụ ghi các bài tập 3.2. HS: ôn lại các bài đã học. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định, tổ chức và kiểm diện: - GV: kiểm diện sĩ số học sinh - HS: lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. 4.2. Kiểm tra miệng:(thông qua) GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên vào bài (5 phút) Các em đã làm quen với tin học và máy tính điện tử rồi, cũng đã vận dụng phần mềm để luyện tập. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức cơ bản của chương I và chương II đã học. HOẠT ĐỘNG 2: Ôn lại các kiến thức bài 1 (5 phút) (1) Mục tiêu: -Kiến thức: Học sinh được củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở bài 1. -Kỷ năng: Vận dụng thực hành, làm bài tập. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Vấn đáp, học tập chia nhĩm nhỏ (3)Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: + Thông tin là gì? Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó.? + Hoạt động thông tin bao gồm những quá trình nào? Nêu những ví dụ về thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan? + Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người -HS: thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày -HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai -GV: nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng 1./ Thông tin và tin học: (học ghi nhớ SGK/5) HOẠT ĐỘNG 3: Ôn lại các kiến thức bài 2 (5 phút) (1) Mục tiêu: -Kiến thức: Học sinh được củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở bài 2 -Kỷ năng: Vận dụng thực hành, làm bài tập. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Vấn đáp, học tập chia nhĩm nhỏ (3)Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC -GV: Tương tự HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi : +Hãy nêu ba dạng thông tin cơ bản trong máy tính? Ngoài ba dạng thông tin cơ bản, em hãy tìm xem còn có dạng thông tin nào khác không? + Thông tin lưu trữ trong máy tính gọi là gì? + Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit? 2./ Thông tin và biểu diễn thông tin: (học ghi nhớ SGK/9) HOẠT ĐỘNG 4: Ôn lại các kiến thức bài 3 (5phút) (1) Mục tiêu: -Kiến thức: Học sinh được củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở bài 3 -Kỷ năng: (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Vấn đáp, học tập chia nhĩm nhỏ (3)Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC -GV: Tương tự HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi : + Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu? 3./ Em có thể làm được gì nhờ máy tính: (học ghi nhớ SGK/12) Hãy kể thêm một vài ví dụ về những gì có thể thực hiện với sự trợ giúp củamáy tính điện tử? + Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay? HOẠT ĐỘNG 5: Ôn lại các kiến thức bài 4 (15 phút) (1) Mục tiêu: -Kiến thức: Học sinh được củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở bài 4 -Kỷ năng: Vận dụng thực hành, làm bài tập. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Vấn đáp, học tập chia nhĩm nhỏ (3)Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC -GV: Tương tự HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi : + Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann bao gồm những bộ phận nào? + Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính? Kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính mà em biết? +Trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính? + Phần mềm máy tính có thể được chia thành mấy loại? -HS: thảo luận nhóm và trả lời. Đại diện nhóm trình bày -HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai -GV: nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng 4./ Máy tính và phần mềm máy tính: (học ghi nhớ SGK/18) HOẠT ĐỘNG 6: Ôn lại các kiến thức bài 5 (5 phút) (1) Mục tiêu: -Kiến thức: Học sinh được củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở bài 5 -Kỷ năng: Vận dụng thực hành, làm bài tập. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Vấn đáp, học tập chia nhĩm nhỏ (3)Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV cho hs thảo luận và tả lời các câu hỏi: + Nêu 5 thao tác chính với chuột? - HS thảo luận theo nhóm rồi trả lời. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng 5/ Luyện tập chuột: (học SGK/23) HOẠT ĐỘNG 6: Ôn lại các kiến thức bài 6, 7 (5 phút) (1) Mục tiêu: -Kiến thức: Học sinh được củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở bài 6 ,7. -Kỷ năng: Vận dụng thực hành, làm bài tập. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Vấn đáp, học tập chia nhĩm nhỏ (3)Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV cho hs làm bài tập trắc nghiệm sau Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1/ Thoát khỏi màn hình Mario ta thực hiện các thao tác: A. Nhấn phím Q hoặc chọn File B. Nhấn phím Q hoặc chọn Quit C. Nhấn phím Q hoặc chọn File --> Quit D. Cả ba câu trenâ đều đúng 2/ Mức WPM là: A. Số kí tự gõ đúng B. Số lượng từ gõ đúng trung bình trong 1 phút. C. Số lượng từ gõ nhanh trong 1 phút. D. Số lần gõ bị lỗi. 3/ Trên hàng phím cơ sở 2 phím có gai là: A. Phím F và K B. Phím F và H C. Phím F và G D. Phím F và J 4/ Ích lợi của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón là: A. Tốc độ gõ mạnh hơn và chính xác hơn B. Tốc độ gõ nhanh hơn và chính xác hơn C. Tốc độ gõ chậm hơn và chính xác hơn. D. Tốc độ gõ mạnh hơn và chính xác hơn. 5/ Nháy đúp chuột là: A. Nhấn phím trái chuột. B. Nhấn phím phải chuột. C. Nhấn nhanh 2 lần liên tiếp nút trái chuột. D. Nhấn nhanh 2 lần liên tiếp nút phải chuột. 6/ Luyện gõ phím trên bàn phím cần lưu ý: A. Gõ phím mạnh nhưng dứt khoát. B. gõ phím nhẹ. C. Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát. D. Cả 3 câu trên đều đúng. - HS thảo luận theo từng nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả . - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. 6/ Bài tập: 1- C 2- B 3- D 4- B 5- C 6- C 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1. Tổng kết: Câu hỏi 1: Em hãy nêu cách bật, tắt máy tính? Đáp án: Bật máy: bật công tắc màn hình và công tắc trên thân máy tính. Tắt máy: Nháy chuột vào nút Start --> Turn off computer --> Turn off 5.2. Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: + Ôn lại kiến thức đã học của chương I và chương II + Xem lại các bài tập đã ôn. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. 6. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docTIET_15.doc