I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được ý nghĩa của phần mềm để quan sát trái đất và các vì sao.
- Biết cách khởi động và thoát khỏi chương trình. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu hệ mặt trời.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được việc khởi động và thoát khỏi chuơng trình.
- Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng và điều khiển các nút lệnh cho quan sát, tìm hiểu về hệ mặt trời.
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 15: Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/10/2012
Ngày giảng : 6B: 15/10/2012
6A:......................
Tiết 15: Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được ý nghĩa của phần mềm để quan sát trái đất và các vì sao.
- Biết cách khởi động và thoát khỏi chương trình. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu hệ mặt trời.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được việc khởi động và thoát khỏi chuơng trình.
- Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng và điều khiển các nút lệnh cho quan sát, tìm hiểu về hệ mặt trời..
3. Thái độ: Quan sát, tìm tòi, liên hệ kiến thức các bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, máy chiếu, Phần mềm Solar system 3D Simulator.
- HS: Máy tính
III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, HĐN
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.(1’) Sĩ số : 6A: .. ;6B:.
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra):
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Trái đất của chúng ta quanh xung quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào? Chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài tập hôm nay.
HĐ1 : Giới thiệu phần mềm và các nút lệnh quan sát (10’)
- Mục tiêu:
+ Phát biểu được ý nghĩa của phần mềm để quan sát trái đất và các vì sao.
+ Biết cách khởi động và thoát khỏi chương trình. Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu hệ mặt trời.
- Đồ dùng: Máy chiếu
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
GV: Giới thiệu cách chạy, màn hình chương trình quan sát hệ mặt trời.
? ý nghĩa của phần mềm?
GV: Cho học sinh quan sát màn hình của chương trình.
? Vị trí của mặt trời như thế nào so với các hành tinh khác?
? Nhận xét về quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời?
? Mặt trời chuyển động như thế nào so với trái đất?
GV: Giới thiệu các nút lệnh điều khiển các quan sát:
HS: Quan sát giao diện, nhận dạng các nút lệnh điều khiển và nhận ra các chức năng của từng nút lệnh.
- Nháy đúp vào biểu tượng của chương trình.
- Màn hình chương trình:
1 - Orbits: Hiện(ẩn) quỹ đạo các hành tinh.
2- View: Chế độ hiển thị chuẩn (một cách tự động).
3- Zoom: Phóng to, thu nhỏ chế độ hiển thị
4 - Speed: Thay đổi tốc độ chuyển động của các hành tinh.
5- , nâng lên hạ xuốngvị trí quan sát so với mặt phẳng ngang của toàn bộ hệ mặt trời.
6- Dịch chuyển toàn bộ khung nhìn, đặt lại vị trí mặc định của hệ thống.
7- Xem thông tin chi tiết các vì sao.
HĐ2 : Thực hành (28’)
- Mục tiêu:
+ Thực hiện được việc khởi động và thoát khỏi chuơng trình.
+ Thực hiện được các thao tác chuột để sử dụng và điều khiển các nút lệnh cho quan sát, tìm hiểu về hệ mặt trời..
- Đồ dùng: Máy chiếu
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
GV: Hướng dẫn học sinh khởi động chương trình để thực hành.
HS: Thực hành.
GV: Cần điều khiển khung nhìn cho phù hợp để quan sát.
Nên điều khiển cả tốc độ và khung nhìn nhằm quan sát được tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời.
? Quan sát thấy các hành tinh chuyển động như thế nào?
? Vị trí các vì sao trong hệ mặt trời? Nhận dạng vị trí của từng vì sao.
GV: Đôn đốc học sinh thực hành, tìm tòi, so sánh kiến thức.
4. Củng cố, đánh giá:(4’)
- GV: Cần thực hành theo chỉ dẫn của chương trình đưa ra và lựa chọn các khung nhìn cho phù hợp để quan sát được tất cả các vì sai trong hệ mặt trời.
- So sánh quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời
- Đánh giá tinh thần học tập của học sinh.
- Thóat máy nhanh (File-Exit )
5. Bài tập về nhà: (1’)
- Tìm hiểu các kiến thức về các hành tinh trong hệ mặt trời
- Chuẩn bị bài sau.
-----------------------
File đính kèm:
- T15.doc