A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán;
- Hiểu câu lệnh rẽ nhanh dạng thiếu và dạng đủ.
2. Kĩ năng
- Phân biệt và sử dụng được câu lệnh rẽ nhánh ở 2 dạng: dạng thiếu và đầy đủ;
- Viết được các câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thực hiện được thuật toán của một bài toán đơn giản.
6 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 11: Cấu trúc rẽ nhánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN GIÁO ÁN TIN HỌC 11
Tiết PPCT: 11 Tên bài: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Ngày soạn:
Người soạn:
Mục tiêu
Kiến thức
Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán;
Hiểu câu lệnh rẽ nhanh dạng thiếu và dạng đủ.
Kĩ năng
Phân biệt và sử dụng được câu lệnh rẽ nhánh ở 2 dạng: dạng thiếu và đầy đủ;
Viết được các câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đầy đủ và áp dụng để thực hiện được thuật toán của một bài toán đơn giản.
Thái độ
Giúp HS nâng cao kiến thức về sử dụng NNLT, tạo hứng thú cho hs tư duy, từ đó tích cực nghiên cứu và thêm yêu thích môn học.
Rèn luyện các phẩn chất cần thiết của người lập trình.
Phương pháp dạy học – Phương tiện dạy học
Phương pháp dạy học: Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, vẽ hình minh họa, kiểm tra đánh giá,
Phương tiện dạy học
Thầy:
Máy tính, máy chiếu (nếu có);
Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu;
Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 11;
Một số chương trình đơn giản để minh họa cho bài giảng.
Trò:
Vở ghi lý thuyết;
Sách giáo khoa tin học 11;
Tiến trình lên lớp
Ổn định (2ph)
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổ định lớp
Kiểm tra bài cũ (Bỏ qua)
Bài mới
Hằng ngày có những công việc chỉ được thực hiện khi một điều kiện nào đó được thoả mãn và trong các bài toán cũng vậy, làm thế nào để mô tả các dạng bài toán đó trong lập trình? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài “Cấu trúc rẽ nhánh".
Hoạt động 1: Tìm hiểu tổ chức rẽ nhánh
Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tổ chức rẽ nhánh. Hiểu được cấu trúc chung của cấu trúc rẽ nhánh. Vẽ được sơ đồ giải phương trình bậc 2: ax2+bx+c = 0(a0).
Thời
gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7ph
GV: Trong thực tế:
- Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm;
- Nếu Delta >= 0 thì phương trình có nghiệm.
Như vậy tùy thuộc vào giá trị của Delta mà ta đưa ra vô nghiệm hay có nghiệm.
Hoặc có thể nói: Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm; ngược lại thì phương trình có nghiệm.
Kiểm tra
∆ >= 0
Thông báo vô nghiệm
Tính và đưa ra nghiệm
Kết thúc
Như vậy ta thấy một số mệnh đề có dạng:
- Nếu thì .
- Nếu thì ngược lại thì.
GV: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ nhánh. Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu lệnh rẽ nhánh If – then trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
HS: Chú ý nghe giảng.
HS: Chú ý nghe giảng, ghi bài đầy đủ.
1. Rẽ nhánh:
Ví dụ 1: Để viết chương trình giải phương trình bậc hai:ax2+bx+c=0, (a≠0).
Ta phải tính:
Delta = b2 - 4ac;
Sau đó tùy thuộc vào giá trị của Delta mà ta có tính nghiệm hay không.
- Cấu trúc để mô tả các bài toán dạng nếu thì .; nếu thì không thì. được gọi là cấu trúc rẽ nhánh.
- Cấu trúc rẽ nhánh chia làm hai dạng là dạng thiếu và dạng đủ.S
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh IFTHEN
Mục tiêu: HS biết cấu trúc chung của lệnh IF. Biết hoạt động của máy khi gặp lệnh IF. Vẽ được sơ đồ cho lệnh IF.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
12ph
GV: Thuyết trình bài giảng
GV: Hỏi Dựa vào sơ đồ mời 02 HS trình hoạt động cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đầy đủ.
Lệnh 2
GV: Thuyết trình bài giảng: Nêu lại ý nghĩa các câu lệnh.
GV: Nêu thêm ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của 2 số nguyên a và b.
Cách 1:
Max:=a;
If(b>a) then Max:=b;
Cách 2:
If(b>a) then Max:=b
Else Max:=a;
HS: Chú ý nghe giảng.
Đ.kiện
Lệnh
Đ
S
HS: Trả lòi câu hỏi, ghi bài đầy đủ.
Lệnh 1
Đ.Kiện
HS: Chú ý nghe giảng.
HS: Chú ý nghe giảng, suy nghĩ tham gia xây dựng bài
2. Câu lệnh IF - THEN:
Trong Pascal sử dụng câu lệnh IF - THEN để mô tả việc rẽ nhánh tương ứng với 2 loại mệnh đề rẽ nhánh có cú pháp như sau:
Dạng thiếu:
IF THEN ;
Dạng đầy đủ:
IF THEN ELSE ;
Trong đó:
- Điều_kiện: là biểu thức quan hệ hoặc logic;
-Câu_lệnh, câu_lệnh_1, câu_lệnh_2 là một câu lệnh của Pascal.
Ví dụ 2:
If(x mod 2 = 0) then
Write(x, ‘ la so chan’);
Hoặc:
If(x mod 2 = 0) then
Write(x, ‘ la so chan’)
Else
Write(x, ‘ la so le);
Hoạt động 3: Tìm hiểu câu lệnh ghép.
Mục tiêu: HS biết cấu trúc lệnh ghép trong lập trình và sử dụng cấu trúc lệnh ghép trong Pascal.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10ph
GV: Trong câu lệnh If-then muốn thực hiện nhiều câu lệnh sau then hay nhiều câu lệnh sau else làm thế nào?
Khi đó ta cần gộp nhiều câu lệnh đó và coi đó là một câu lệnh trong chương trình. Trong Pascal có cấu trúc giúp ta thực hiện điều này.
GV: Giới thiệu lệnh ghép.
GV: Yêu cầu HS hãy chỉ ra đâu là câu lệnh ghép?
Chỉ lại câu lệnh ghép trong chuỗi câu lệnh này và giải thích sơ lược.
HS: Phát biểu ý kiến của mình.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
HS: Chỉ ra câu lệnh ghép
3. Câu lệnh ghép:
Trong Pascal, câu lệnh ghép có dạng:
Begin
;
End;
Chú ý:
¬ Sau end phải là dấu (;) và trước else không chứa dấu (;).
¬ Từ nay nói đến câu lệnh thì đó có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép.
Ví dụ 3:
If delta < 0 then
Writeln(‘Phuong trinh vo nghiem’)
Else
Begin
x1 := ( –b – Sqrt(delta))/(2*a);
x2 := –b/a –x1;
Writeln( ‘x1= ‘,x1:6:2, ‘x2= ‘,x2:6:2);
End;
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số ví dụ.
Mục tiêu: Bước đầu sử sụng đúng lệnh IF để lập trình giải quyết một số bài toán đơn giản trong Pascal.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
9ph
GV: Thuyết trình bài giảng
HS: Trật tự nghe giảng, suy nghĩ tham gia xây dựng bài.
4. Một số ví dụ:
Quan sát các chương trình sau trong NNLT Pascal:
VD1: Tìm nghiệm thực của phương trình bậc 2:
ax2 + bx + c = 0
VD2: Tìm số ngày của một năm: năm nhuận là năm chia hết cho 400 hoặc chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100.
Củng cố, dặn dò: (2ph)
Nhắc lại cho HS về cấu trúc câu lệnh IF (dạng thiếu và dạng đầy đủ)
Nhắc lại câu lệnh ghép.
Hướng dẫn HS học tập ở nhà(3ph).
Viết chương trình sau: Nhập vào một điểm cho biết điểm đó là trên trung bình hay dưới trung bình.
Ví dụ: - Nhập vào là 6 thì thông báo: Điểm của bạn là trên trung bình;
- Nhập vào là 4 thì thông báo: Điểm của bạn là dưới trung bình.
- Xem trước nội dung của §10 (mục 1 và 2 phần lý thuyết).
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy
File đính kèm:
- Cau truc re nhanh Tiet 11.docx