Bài giảng Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học sinh học xong bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

 Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

 Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thien nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế.

 Phân tích được đặc điểm dân cư, văn hóa và ảnh hưởng của dân cư đến kinh tế Đông Nam Á.

2. Kĩ năng

 

docx6 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THCS - THPT PHAN CHÂU TRINH ¾¾¾ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Sinh viên RLNVSP: Thạch Chính Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Kim Huệ 1 11A5 13/03/2014 Ngày soạn: 06/03/2014 Ngày dạy: Lớp: Tiết Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học sinh học xong bài này, học sinh cần: Kiến thức Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thien nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế. Phân tích được đặc điểm dân cư, văn hóa và ảnh hưởng của dân cư đến kinh tế Đông Nam Á. Kĩ năng Khai thác được tri thức từ bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. Đọc và phân tích bảng số liệu, đưa ra nhận định về xu hướng phát triển dân số Đông Nam Á. Biết thiết lập các sơ kết kiến thức. THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á. Bản đồ hành chính Đông Nam Á. Biểu đồ dân số Tranh ảnh liên quan. Phiếu học tập. Máy tính và máy chiếu. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra) Vào bài mới Khởi động Chúng ta đã tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội rất nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu một khu vực mới, khu vực này có thể nói là có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay mà lại rất gần gũi với chúng ta, đó là khu vực Đông Nam Á có Việt Nam đất nước ta. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả Lớp GV: Cho HS quan sát bản đồ hành chính ĐNÁ và trả lời câu hỏi. Khu vực ĐNÁ gồm những quốc gia nào? Khu vực ĐNÁ tiếp giáp với những đại dương và quốc gia nào? HS: Trả lời (xác định trên bản đồ). GV: Hướng dẫn và đặt câu hỏi cho HS phân biệt giữa ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo. HS dựa vào lược đồ 11.1 SGK/98 và bản đồ hành chính ĐNÁ: Hãy cho biết khu vực ĐNÁ gồm những bộ phận nào? ĐNÁ lục địa (bán đảo Trung Ấn) gồm những nước nào? ĐNÁ biển đảo (Qđ Mã Lai) gồm những quốc gia nào? Cho HS nêu vài đảo, BĐ, quần đảo tiêu biểu? Quốc gia nào nằm ở cả 2 bộ phận? HS: Xác định. GV: Chuẩn lại kiến thức. Kết luận: ĐNÁ bao gồm 1 hệ thống đảo và quần đảo, bán đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển khác nhau rất phức tạp. Là nơi giao thoa giữa nền văn minh Ấn Độ và TQ, Châu Á và Châu Đại Dương. GV: Từ kiến thức đã học cho HS nêu lên ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ ĐNÁ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực? HS: Trả lời (thuận lợi, khó khăn). GV: Chuẩn lại kiến thức. Bổ sung thêm: ĐNÁ còn nằm giữa hai cường quốc kinh tế là Trung Quốc và Ấn Độ, gần siêu cường quốc Nhật Bản, nằm trên đường hàng hải quốc tế quan trọng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có ý nghĩa đến phát triển kinh tế của khu vực. Chuyển ý: Vừa rồi các em đã tìm hiểu xong phần VTĐL và lãnh thổ ĐNÁ, bây giờ các em đi vào phần đặc điểm tự nhiên ĐNÁ. Hoạt động 2: Nhóm Bước 1: GV: Chia lớp thành 8 nhóm để thảo luận. Dựa vào kiến thức SGK/99, 100; bản đồ tự nhiên ĐNÁ hoàn thành phiếu học tập (số 1). Nhóm 1, 3, 5 và 7: Tìm hiểu nét nổi bật về tự nhiên ĐNÁ lục địa? Nhóm 2, 4, 6 và 8: Tìm hiểu nét nổi bật về tự nhiên ĐNÁ biển đảo? Bước 2: HS thảo luận (thời gian thảo luận 5 phút). Bước 3: HS: Đại hiện các nhóm HS lên trình bày kết hợp với chỉ bản đồ. GV: Gọi HS khác nhận xét bổ sung. GV: GV đặt thêm câu hỏi SGK “việc phát triển giao thông ĐNÁ lục địa theo hướng đông – tây có những thuận lợi cũng như khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội ĐNÁ?” cho nhóm thảo luận phần ĐNÁ lục địa. HS: Nhóm trả lời GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. Do địa hình ĐNÁ lục địa bị chia cắt bởi các dãy núi chạy theo hướng TB – ĐN hoặc B – N gây cản trở cho việc phát triển giao thông đông tây nên cần đẩy mạnh việc phát triển giao thông hướng Đ – T tạo điều kiện liên kết, giao lưu phát triển kinh tế hợp tác KT-XH của khu vực. Hoạt động 3: Nhóm Bước 1: GV: Từ những đặc điểm tự nhiên ĐNÁ được tìm hiểu ở phần trên và nội dung phần SGK các nhóm tiến hành thảo luận về ảnh hưởng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH ĐNÁ theo mẫu phiếu học tập (số 2). Nhóm 1, 2, 3 và 4: Tìm hiểu về thuận lợi? Nhóm 5, 6, 7 và 8: Tìm hiểu về khó khăn? Bước 2: HS thảo luận 3 phút. Bước 3: HS: Đại hiện các nhóm HS trình bày nội dung và bổ sung. GV: Chuẩn lại kiến thức. Lưu ý HS rằng là cần khắc phục các yếu tố khó khăn, tận dụng những thuận lợi trên cơ sở phát triển bền vững môi trường. GV đưa những dẫn chứng (số liệu, hình ảnh) về mặt thuận lợi, khó khăn (so sánh số núi lửa của Indonexia và Nhật Bản, trận động đất sóng thần ở Indonexia..) Chuyển ý: ĐNÁ không chỉ có đặc điểm tự nhiên độc đáo mà có các đặc điểm dân cư và xã hội hết sức tiêu biểu mà chúng ta cần phải tìm hiểu sau đây. Hoạt động 4: Cả lớp GV: Cho HS dựa vào SGK, biểu đồ dân số một số KV trên thế giới và sự hiểu biết của mình hãy trình bày đặc điểm dân cư và xã hội ĐNÁ theo: Quy mô DS, tốc độ gia tăng DS, cơ cấu DS, phân bố dân cư, quy mô lao động, trình độ lao động. HS: Trả lời GV: Chuẩn lại kiến thức và hỏi Đặc điểm dân cư, lao động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của ĐNÁ? Cho HS ví dụ từng đặc điểm. GV: Chuẩn kiến thức, liên hệ Việt Nam. Yêu cầu HS dựa vào SGK, hình ảnh cho HS phát biểu vài đặc điểm xã hội của ĐNÁ? HS: Trả lời GV: Cho HS phát biểu ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế xã hội ĐNÁ? HS: Trả lời GV: Chuẩn lại kiến thức Cuối cùng GV chuẩn kiến thức toàn bộ phần dân cư xã hội thông qua sơ đồ 1. Tự nhiên Vị trí địa lí và lãnh thổ Nằm ở Đông Nam châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Diện tích khoảng 4,5 triệu km2, gồm 11 quốc gia chia thành hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa. Đông Nam Á biển đảo. Ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ Cầu nối giữa Châu Á và Châu Đại Dương, giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thuận lợi giao lưu giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới, là nơi giao thoa văn hóa đa dạng. Phát triển kinh tế biển. ĐNÁ có vị trí địa lí rất quan trọng. Nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng. Đặc điểm tự nhiên (Phần mục lục phiếu học tập số 1) Đánh giá điều kiện tự nhiên của ĐNÁ Thuận lợi: Khó khăn: (Phần phụ lục phiếu học tập số 2) Dân cư và xã hội Dân cư Xã hội (Phần phụ lục sơ đồ 1) ĐÁNH GIÁ Cho HS xác định lại hai phần lãnh thổ ĐNÁ trên bản đồ, nêu nét nổi bậc về địa hình, khí hậu của hai phần lãnh thổ? HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Sưu tầm hình ảnh, tài liệu về hoạt động sản xuất, kinh tế của Đông Nam Á. Về học bài, làm bài trong SGK/102 và chuẩn bị bài 11 tiết 2 kinh tế Đông Nam Á. PHỤ LỤC Phiếu học tập Yếu tố Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo Địa hình, đất đai Khí hậu Sông ngòi Sinh vật Khoáng sản Thông tin phản hồi từ phiếu học tập số 1 Yếu tố Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo Địa hình, đất đai Địa hình bị chia cắt mạnh bởi: Các dãy núi theo hướng TB-ĐN hoặc B-N. Có nhiều đồng bằng phù sa, đất màu mỡ. Nhiều đảo, quần đảo, núi lửa. Ít đồng bằng chủ yếu là đồng bằng nhỏ hẹp. Khí hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt đới ẩm gió mùa và khí hậu xích đạo. Sông ngòi Nhiều sông, có nhiều sông lớn. Ít sông, chủ yếu là sông ngắn. Sinh vật Rừng nhiệt đới gió mùa. Rừng nhiệt đới và xích đạo phong phú. Khoáng sản Giàu: than đá, dầu mỏ, sắt thiếc Phiếu học tập số 2 Thuận lợi Khó khăn Thông tin phản hồi từ phiếu học tập số 2 Thuận lợi Khó khăn Phát triển nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, cây công nghiệp). Phát triển kinh tế biển (đánh bắt cá, du lịch biển, hàng hải). Phát triển CN khai khoáng, thủy điện. Phát triển lâm nghiệp (nhiều rừng có thể khai thác gỗ,). Nhiều thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần, bão nhiệt đới Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên ngày cạn kiệt. Thông tin phản hồi từ sơ đồ 1 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI XÃ HỘI Đa dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng nhiều quốc gia. Nền văn hóa giao thoa của nhiều nên văn hóa lớn trên thế giới. Đa tôn giáo, phong tục tập quán sinh hoạt có nhiều nét tương đồng DÂN CƯ Dân cư đông: 556,2 triệu người (2005). MĐDS cao: 124 người/km2. Cơ cấu DS trẻ: >50% DS trong độ tuổi LĐ. Phân bố không đều: tập trung đông ở đồng bằng, thưa thớt ở vùng núi. Thuận lợi LĐ dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, Tiếp thu nhiều văn hóa khác nhau. Tạo ĐK các nước hợp tác phát triển. Khó khăn Trình độ LĐ còn thấp, vấn đề việc làm, kinh tế và xã hội Gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị, XH các nước. Thường xuyên xảy ra các xung đột, mâu thuẩn giữa các dân tộc, tôn giáo. Giáo viên hướng dẫn Phạm Thị Kim Huệ Sinh viên thực hiện Thạch Chính TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2014.

File đính kèm:

  • docxgiao an bai 11 tiet 1 dia 11.docx