Bài giảng Tiết 1: Thông tin và tin học (tiếp)

I. Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức:

 - HS phát biểu được các khái niệm ban đầu về thông tin và hoạt động thông tin của con người.

 - Mụ hỡnh quỏ trỡnh xử lớ thụng in

 2. Kỹ năng:

 - HS lấy được một số ví dụ đơn giản về thông tin trong cuộc sống hàng ngày.

 - Nhận biết được một số nguồn thông tin cơ bản mà con người chúng ta tiếp nhận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Thông tin và tin học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2011 Ngày giảng: (6A:6B:8B) 16/8; 7B:17/8;7A:..:8A. Bài soạn Tiết 1: Thông tin và tin học I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - HS phát biểu được các khái niệm ban đầu về thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Mụ hỡnh quỏ trỡnh xử lớ thụng in 2. Kỹ năng: - HS lấy được một số ví dụ đơn giản về thông tin trong cuộc sống hàng ngày. - Nhận biết được một số nguồn thông tin cơ bản mà con người chúng ta tiếp nhận. - Chỉ ra được hoạt động thông tin của con người, Chức năng của các hoạt động thông tin, Đâu là hoạt động qua trọng nhất; - Phân biệt được thông tin vào, thông tin ra. 3. Thái độ: - Tích cực, lấy ví dụ liên hệ thực tế. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ, tranh, bút viết bảng... - HS: Bảng phụ, bút viết bảng. III. Phương pháp: Vấn đáp, HĐN- Kĩ thuật phát triển trí óc. III. Tổ chức giờ học: 1. ổn định tổ chức.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Thời đại công nghệ thông tin với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những đóng góp to lớn của nó. Vậy thông tin là gì? máy tính là gì? sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài tập hôm nay. HĐ1: 1. Thông tin là gì? - Mục tiêu: + HS phát biểu được các khái niệm thông tin; + Lấy được các ví dụ thực tế về thông tin trong cuộc sống hàng ngày. + Nhận biết được một số nguồn thông tin cơ bản mà con người chúng ta tiếp nhận. - Thời gian: 13’ - Đồ dùng: Bảng phụ, Bút. - Cách tiến hành: Hoạt động Thầy Hoạt động Trò GV: Ngày nay chúng ta được tiếp cận qua sách, báo, phim ảnh. Qua đó chúng ta nắm được những kiến thức cơ bản phục vụ cho học và làm việc của mình. GV: Cho học sinh HĐN - Kĩ thuật phát triển trí óc: Hãy đưa ra những thông tin trong cuộc sống hàng ngày. HS: HĐN đưa ra và treo kết quả. GV: Kết luận bằng bảng đã chuẩn bị HS: So sánh và tự nhận xét. ? Em hãy nêu một số nguồn thông tin cụ thể mà em tiếp nhận hàng ngày? ? Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? GV: Tất cả những ví dụ trên gọi là thông tin. Vậy thông tin là gì? GV: Chốt lại: GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về thông tin. 1. Thông tin là gì? Tiếng trống Bài báo Ví dụ về thông tin? Bộ phim Biển giao thông ..... Bức tranh - Bài báo, phim ảnh, bức tranh, bản tin thời sự, biển báo giao thông, tiếng trống - Nhận biết được tình hình cụ thể của đất nước, chỉ dẫn đường đi, ra vào lớp - Thông tin đem lại cho ta sự hiểu biết * Khái niệm: Thông tin là tất cả những gì đem lại cho ta sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự việc, sự kiện, hiện tượng) và chính con người. HĐ 2: 2. Hoạt động thông tin của con người - Mục tiêu: + HS phát biểu được các khái niệm hoạt động thông tin của con người. + Chỉ ra được hoạt động thông tin của con người, Chức năng của các hoạt động thông tin, Đâu là hoạt động qua trọng nhất; + Phân biệt được thông tin vào, thông tin ra trong mụ hỡnh quỏ rỡnh xử lớ thụng tin. - Thời gian: 25’ - Cách tiến hành: ? Trong cuộc sống của chúng ta thông tin có quan trọng không? vì sao? GV: Cho HS lấy ví dụ về tầm quan trọng của thông tin. ? Chúng ta biết được thông tin qua đâu và như thế nào? GV: Chúng ta biết được thông tin và nhận thông tin gọi là hoạt động thông tin. ? Khi có thông tin chúng ta phải làm gì? ? Chúng ta có trao đổi thông tin hay không? trao đổi như thế nào? ? Khi nguồn thông tin ta tiếp nhận nhiều quá chúng ta có nhớ lại hay không? ? Vậy hoạt động thông tin của con người bao gồm những hoạt động nào? GV: Chốt lại: Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, truyền( trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. ? Trong hoạt động thông tin đâu là hoạt động quan trọng nhất? GV: - Thông tin trước xử lý gọi là thông tin vào. - Thông tin sau xử lý gọi là thông tin ra. 2. Hoạt động thông tin của con người. - Có, nó cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh. - Dự báo thời tiết cho chúng ta biết được có thể là việc gì; tiếng gà gáy ban sớm cho chúng ta biết được một buổi sớm sắp đến - Qua các nguồn thông tin và chính con người chúng ta. Thông tin được chúng ta tiếp nhận một cách liên tục, mọi nơi, mọi chỗ. - Chúng ta xử lý thông tin để nó có ích. - Có, trao đổi giữa người với người. - Có, chúng ta nhớ lại qua bộ não của chúng ta. * Hoạt động thông tin của con người: Tiếp nhận, trao đổi, xử lí, lưu trữ thông tin. - Việc lưu trữ, và truyền thông tin làm cho thông tin ngày càng tích lũy và nhân rộng. - Xử lí thông tin là quan trọng nhất, vì nó đem lại cho con người sự hiểu biết và có những kết luận, quyết định cần thiết. * Mô hình quá trình xử lý thông tin. Xử lý Thông tin Thông tin Vào ra 4. Củng cố, đánh giá:(4’) - GV nhấn mạnh khái niệm và tầm quan trọng của thông tin trong quá trình xử lý thông tin trong cuộc sống của chúng ta. - Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng. - Đánh giá tinh thần học tập của học sinh. 5. Bài tập về nhà: (1’) - Lấy các ví dụ về thông tin và các ví dụ về tầm quan trọng của thông tin. - Chuẩn bị bài sau: tranh ảnh, tài liệu cần thiết. -----------------------

File đính kèm:

  • docT1.doc
Giáo án liên quan