- Củng cố cách viết chữ hoa X thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Đồng Xuân.
Câu ứng dụng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: tập viết ôn chữ hoa x, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c toàn bài (gọi một số học sinh chưa được đọc).
- Thi đọc hay giữa các nhóm.
-...tôi, chúng tôi.
- VD: Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
- Học sinh kể nối tiếp từng đoạn.
- Học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Giết hại thú rừng là độc ác. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 30 – 4 và 1- 5
I-Mục tiêu:
- HS nắm được ngày 30 – 4 là ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt Nam. Ngày 1- 5 là ngày Quốc tế Lao động.
- Biết biểu diễn một số tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 30 – 4 và ngày 1 - 5.
- Giáo dục HS ý thức học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.
II- Đồ dùng dạy dạy học:
- Một số bài hát
- Học sinh: Vở vẽ, tẩy, màu...
III-Các hoạt động dạy học
1)Kiểm tra bài cũ:
- Sự chuẩn bị đồ dùng học tập của giờ học.
2) Bài mới.
* Giới thiệu bài:
a/ Hoạt động1: Tìm hiểu về ngày 30 – 4 và ngày 1 – 5.
+HS nhắc lại : Ngày 30 – 4 là ngày gì?
- GV nói thêm: Ngày 30 – 4 - 1975 là ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước.
+ Ngày 1- 5 là ngày gì?
GV : Đây là 2 ngày lễ lớn trong năm, cả nước ta tưng bừng kỉ niệm, có nhiều phong trào, nhiều hoạt động để chào mừng.
* Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ.
- GV tổ chức cho HS sinh hoạt văn nghệ theo nhiều hình thức : Hát đơn ca, tốp ca, đồng ca, kể chuyện, đọc thơ…
- Gọi các nhóm, cá nhân lên biểu diễn bài hát.
- GV cùng cả lớp cổ vũ, động viên.
- GV cho ý kiến nhận xét sau mỗi tiết mục văn nghệ
- Chọn ra nhóm, cá nhân hát hay biểu diễn đẹp nhất.
- Cho HS hát bài : Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
- Là ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.
- HS chú ý lắng nghe
- Là ngày Quốc tế Lao động
- HS nêu một số hoạt động của trường , của lớp để chào mừng 2 ngày lễ đó .
- HS trình bày các tiết mục văn nghệ trước lớp
- Các nhóm , cá nhân lên biểu diễn
- Cả lớp cùng cổ vũ cho các bạn hát.
- Chọn ra tiết mục hay nhất
- Cả lớp hát
3) Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà sưu tầm các bài hát thuộc chủ đề trên.
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2007
Tiết 1: toán
Luyện tập về : Bài toán liên quan đến
rút về đơn vị
I- Mục tiêu.
- Giúp HS yếu: Biết giải đúng bài toán liên quan đến rút về đơn vị .Củng cố về dạng toán "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị"
- Bồi dưỡng HS khá , giỏi : Giải thành thạo dạng toán này .
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1.Củng cố lí thuyết :
- Cho HS nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
_ GV nhận xét , chốt lại
2- Hướng dẫn ôn tập: Cho HS giải các toán sau :
Bài 1: Một đội công nhân trong 7 ngày sửa
được 28 m đường. Hỏi nếu sửa 128m đường thì cần bao nhiêu ngày.
Bài 2: An có 4 hộp bi như nhau đựng tổng cộng 80 viên bi. An cho bạn 2 hộp bi. Hỏi An đã cho bạn bao nhiêu viên bi?
Bài 3: Để đồng diễn thể dục toàn trường , mỗi lớp chọn 24 HS và xếp thành 3 hàng . Hỏi nếu toàn trường chọn được 576 HS thì xếp được bao nhiêu hàng như thế ?
3 . Chữa bài.
Bài 1 :
HS đọc đề bài nêu yêu cầu
Bài toán thuộc dạng toán nào ?
HS nêu cách tính ?
GV chốt cách làm
Bài 2 :
- Xác định yêu cầu của bài.
- Phân tích bài toán
- Chữa bài, nhận xét.
- Gv chốt bài đúng, cho hs yếu nêu lại cách làm
Bài 3 .Cho HS đọc đề bài - nêu yêu cầu
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Cho HS chữa bài
GV nhận xét
Bài 4:
Cho HS nêu yêu câù của bài
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Cho HS lên bảng giải
Bài 5 :
- Xác định yêu cầu của bài.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò.
+ Các bài toán củng cố lại kiến thức gì?
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài đã làm.
Bài 4: Trong một xưởng may công nghiệp , cứ 15 m vải thì may được 5 bộ quần áo cùng một cỡ . Hỏi có 350 m vải như thế thì may được bao nhiêu bộ quần áo với cùng cỡ đó ? Hỏi còn thừa mấy mét vải ?
Bài 5: Không thực hiện phép tính hãy tìm X.
a. X x 172 = 172 x 8
b. X x 48 + 132 = 48 x 7 + 132
c. 423 - 48 : X = 423 - 48 : 6
+ Học sinh làm trên bảng lớp .
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị:
Tóm tắt :
28 m đường : 7 ngày
128 m đường : ? ngày
Giải : 28 : 7 = 4(m)
128 : 4 = 32(m)
+ HS nêu cách làm ; Học sinh làm bài vào vở.
Giải: Một hộp có : 80 : 4= 20 (viên )
Hai hộp : 20 x 2 = 40 (viên )
- HS nhận xét.
+ Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở:
Một hàng có : 24 : 3 = 8 (HS )
Toàn trường xếp số hàng :
576 : 8 = 72(HS)
+Đọc yêu cầu của bài.
- Nêu dạng toán cơ bản:
Một bộ : 15 : 5 = 3 (bộ)
350 m may được :
350 : 3 = 116( bộ ) thừa 2 mét .
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
+ HS lên bảng chữa bài
a. X = 8
b. X= 7
c. X= 6 ; HS nhận xét :
* 2 tích bằng nhau, có 1 thừa số giống nhau thì thừa số còn lại cũng giống nhau.
* 2 thương bằng nhau, có số bị chia bằng nhau thì số chia cũng bằng nhau.
* Tương tự 2 tổng, 2 hiệu cũng như vậy.
__________________________________________
Tiết 2: tự nhiên xã hội
Ngày và đêm trên Trái Đất
Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng :
- Giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản . Biết được ý nghĩa của hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.
- Biết thời gian để Trái Đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày, 1 ngày bằng 24 giờ. Thực hành biểu diễn ngày và đêm .
- Giáo dục ý thức tự khám phá, tìm tòi bí ẩn của vũ trụ.
II- Đồ dùng:
- Đèn pin hoặc nến
- Mô hình quả địa cầu.
- Các hình trong SGK - 120, 121.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Quan sát tranh.
* Mục tiêu: Giải thích được vì sao có ngày và đêm.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 - SGK và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi sau.
+ Tại sao bóng đèn không chiếu sáng toàn bộ bề mặt quả địa cầu?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không
được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
- Được chiếu sáng gọi là gì ?
+ Vậy trên quả địa cầu, cùng một lúc được chia làm mấy phần?
*Kết luận: Khoảng thời gian mà Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày và phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
+ Yêu cầu học sinh tự tìm vị trí của Hà Nội và La Ha-ba-na trên quả địa cầu?
+ Khi Hà Nội là ngày thì La Ha- ba-na là ngày hay đêm?
*Kết luận:Trong một ngày có 24 giờ, được chia thành ban ngày và ban đêm. Ngày và đêm luân phiên, kế tiếp nhau không ngừng.
2- Họat động 2: Thực hành.
*Mục tiêu: Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
- Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
Giáo viên chia nhóm ,hướng dẫn thực hành như hướng dẫn SGK.
*Kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nêu mọi nơi trên Trái Đất đều lần
lượt được mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
3- Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp .
*Mục tiêu: Biết tính toán để Trái Đất quay
được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày.
1 ngày = 24 giờ
- Giáo viên đánh dấu 1 điểm trên quả địa cầu ; quay một vòng, thời gian để Trái Đất quay
được 1 vòng quanh mình nó được quy ước là 1 ngày.
+ 1 ngày = ? giờ.
+ Trong một ngày, mọi nơi trên Trái Đất đều có lần lượt ngày và đêm không? Vì sao?
+ Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay thì ngày và đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào?
* Kết luận: Thời gian để Trái Đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày, 1 ngày có 24 giờ.
GV chốt lại toàn bài .
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp .
- Vì Trái Đất có hình cầu.
- Ban đêm.
- Ban ngày.
- 2 phần: phần sáng và phần tối
- Học sinh (khá, giỏi) tìm và đánh dấu 2 vị trí.
- Ban đêm, vì La Ha- ba-na cách Hà Nội nửa vòng trái đất .
- Học sinh thực hành trên đồ dùng.
- Một vài em lên làm thực hành trước lớp .
- Một vài HS khác nhận xét phần làm thực hành của bạn
- Học sinh quan sát.
1 ngày = 24 giờ
-.. vì Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó trong vòng một ngày.
-....lúc đó có nơi thì luôn chỉ có ban ngày, có nơi thì chỉ toàn bóng đêm u tối vĩnh viễn.
4- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
_________________________________________Tiết3 Tự học
(hoặc học theo môn tự chọn)
Hoàn thành kiến thức đã học
I.Mục tiêu.
- HS hoàn thành kiến thức, kĩ năng các môn đã học
- Tự giác học bài.
- Thích giờ học
II.Đồ dùng dạy học :
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS : Vở BT toán , BTTiếng Việt, Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
1 GV nêu yêu cầu giờ học
2 Tự học
- Nêu các bài đã học?
- GV giúp hs yếu làm bài.
3 Chữa bài
* VBT Toán (trang 80): Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Bài 1 :
HS đọc đề bài , phân tích đề rồi giải
Đổi vở, hs yếu nhận xét.
GV chốt bài đúng.
Bài 2 :
HS đọc đề bài ; H S nêu yêu cầu ;
- phân tích đề bài
Cho HS chữa bài.
GV chốt bài đúng.
Bài 3 :
Cho hs yếu đọc đề, nêu yêu cầu.
Hs nêu cách thực hiện ; chữa bài
GV, Hs nhận xét, chốt bài đúng.
* Chính tả : Nghe- viết : Ngôi nhà chung VBT (tr. 61):
Bài 1,2 (tr. 61)
GV đưa bảng phụ cho hs yếu điền
- Cho hs đọc bài làm
GV chấm bài của HS .
Chốt bài đúng.
- GV cho hs đọc bài làm.
* Tập đọc
Cho HS luyện đọc bài : Cuốn sổ tay .
Cho HS nêu lại nội dung của một số bài.
4 Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà xem lại bài
Toán, chính tả...
HS làm bài từng môn học.
+HS làm bài rồi lên bảng chữa :
Một hộp có số kg kẹo là : 16: 8 = 2(kg)
10 kg kẹo đựng trong số hộp là :
10 : 2 = 5 (kg)
+HS lên bảng chữa bài :
Một phòng có số quạt là: 20 : 5 = 4 (quạt)
24 quạt thì lắp được số phòng :
24:4 = 4 (quạt )
+ HS tính kết quả Đúng ghi Đ, sai ghi S
Đ ; S
S ; Đ
Bài 1: HS điền l hoặc n vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn rồi đọc lại đoạn văn vừa điền .
Bài 2: Đọc và chép lại đoạn văn cho đúng .
- HS đọc đoạn văn
- HS yếu đọc câu
- HS TB và khá đọc đoạn, cả bài;
- Kết hợp trả lời câu hỏi SGK
- Nêu nội của bài .
___________________________________________________________________
File đính kèm:
- Tuan 32 LOP 3.doc