Củng cố cách viết chữ hoa T thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết đúng cỡ chữ tên riêng: Thăng Long.
Câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: tập viết ôn chữ hoa t (tiếp theo ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.
3- Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Học sinh biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm nội dung bài số 3 vở bài tập Đạo đức.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS thảo luận theo cặp và chọn ra 4 thứ cần thiết nhất , không thể thiếu trong cuộc sống .
- Học sinh chọn theo ý.Đại diện nhóm nêu và cho biết lí do lựa chọn
- 4 thứ cần thiết là: thức ăn , nước uống , không khí , nhà ở .
- ..thì sẽ không tồn tại
-...sức khoẻ con người, động vật bị ảnh hưởng.
- Học sinh thảo luận theo nhóm yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung ý kiến.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi rồi trình bày kết quả thảo luận.
Nhóm khác nhận xét
4- Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình.
- Nhận xét giờ học.
_________________________________________________
Tiết 2: Tiếng việt
Luyện đọc và kể chuyện: Cuộc chạy đua
trong rừng
I- Mục tiêu.
- Giúp HS yếu :Đọc và kể đúng câu chuyện : Cuộc chạy đua trong rừng .
- Giúp HS khá đọc và kể câu chuyện trên diễn cảm , hấp dẫn ,sinh động.
- Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện của học sinh.
- Tự tin, mạnh dạn trước tập thể. Hứng thú trong giờ học.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện.
a- Luyện đọc.
+ Để đọc đúng bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào?
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn.
+ Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn. Luyện đọc lại 1 số câu văn dài ngắt nghỉ chưa chính xác và tìm hiểu lại nội dung bài.
- Yêu cầu 1 số học sinh đọc cả bài.
+ Học sinh đọc cá nhân.
+ Đọc theo vai.
b- Kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lần
lượt từng đoạn của truyện tương ứng với mỗi tranh.
- Cho 1hs khá kể một đoạn theo tranh .
- GV, HS bổ sung
- Cho hs tập kể theo cặp; GV giúp HS yếu.
- Yêu cầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Dựng lại câu chuyện theo vai.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài.
*Thi kể chuyện
- GV, HS nhận xét ,bổ sung .
- GV khen hs tiến bộ
4 . Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học. Cho HS yếu nhắc lại nội dung bài.
- Đọc và kể lại câu chuyện trên cho mọi người nghe
- Đoạn 1: Giọng sôi nổi, hào hứng,
- Đoạn 2: Giọng âu yếm, ân cần của cha; Tự tin, ngúng nguẩy của Ngựa Con.
- Đoạn 3: Giọng chậm rãi.
- Đoạn 4: Giọng nhanh, hồi hộp
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn của câu chuyện.
- Một số học sinh đọc toàn bài (gọi một số học sinh chưa được đọc trong tiết chính).
- HS nhắc lại nội dung bài
Học sinh kể nối tiếp đoạn.
- HS nhận xét , bổ sung
- Học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thi kể theo nhóm , cá nhân
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể.
Văn nghệ chào mừng ngày thành lập
Đoàn 26 - 3
I.Mục tiêu :
- HS biểu được ngày 26 – 3 là ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh .
- HS thi đua học tập tốt, chăm ngoan, giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày 26 -3 .Biểu diễn các tiết mục văn nghệ để chào mừng ngày thành lập Đoàn .
- Thích học môn học
II.Đồ dùng dạy học:
- Các bài hát về Đoàn
III.Hoạt động dạy học :
1) Bài mới :
a.Hoạt động 1:
Tìm hiểu về ngày 26 - 3
- Em có biết ngày 26- 3 là ngày gì không ?
- Em có biết thành lập đoàn vào năm nào ? Đến nay được bao nhiêu năm ?
- Để chào mừng ngày 26– 3 mỗi chúng ta cần phải làm gì?
b. Hoạt động 2 :
Sinh hoạt văn nghệ
+ Em có biết những bài hát , những bài thơ , câu chuyện nào ca ngợi về Đoàn ?
- Múa hát chào mừng ngày 26 tháng 3.
- Yêu cầu học sinh lên biểu diễn những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị để chào mừng ngày 26 -3 .
- GV theo dõi , uốn sửa cho HS
3.Củng cố ,dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Về nhà học lại bài.
- Là ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh .
- 26- 3 năm 1931 .
- Đến nay được 76 năm
- Học tập tốt, chăm ngoan ...
- HS nêu
- HS lên bảng hát, đọc thơ, kể chuyện về ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- HS biểu diễn cá nhân , nhóm .
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: toán
Luyện tập về : So sánh các số trong phạm vi
100 000
I- Mục tiêu.
- Giúp HS yếu : Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100 000 dựa vào cấu tạo hàng .
- Giúp HS khá làm thành thạo các bài toán có liên quan .
- Rèn kĩ năng về so sánh các số.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Đồ dùng.
- Vở bài tập toán.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Củng cố lí thuyết :
HS nêu cách so sánh 2 các số trong phạm vi 100 000 ?
GV nhận xét và chốt lại
2- Hướng dẫn ôn tập.
a.Gv nêu yêu cầu giờ học
b. Luyện tập
Bài 1:
Viêt các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé :
89 765 ; 56431; 70642; 95320; 90089
GV cho Hs làm bài, GV giúp HS yếu
Bài 2 : Điền dấu thích hợp vào ô trống :
a. 56790 kg 48940 kg
b. 69507 kg 69549 kg
c. 89990 kg 89909 kg
3 . Chữa bài.
Bài 1 : HS lên bảng viết các sốtheo thứ tự từ lớn đến bé .
HS nêu cách so sánh các số
GV chốt cách viết
Bài 2
- GV chấm vài bài.
- Gv chốt bài đúng, cho hs yếu nêu cách làm
Bài 3 .Cho HS đọc đề bài - nêu yêu cầu
Cho HS chữa bài
GV nhận xét
Bài 4:
Cho HS nêu yêu câù của bài
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Cho HS lên bảng giải
4- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài đã làm.
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm để được số đã ghi :
60 000 + .... + 700 + 50+ ... = 68757
80000+ 9000+ .... +.... + 5 = 89675
.....+ .... + 600 + .... + = 45605
Bài 4 :
Khi so sánh 2 số có5 chữ số bạn Hoa nhận thấy chữ số hàng chục nghìn của 2 số hơn kém nhau 2 đơn vị . Tất cả các chữ số ở các hàng còn lại của 2 số bằng nhau (đôi một ). Hỏi 2 số đó hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? Cho ví dụ .
HS yếu lên bảng viết số :
95320; 90089 ; 89 765 ; 70642; 56431
HS chữa bài 2
a. 56790 kg > 48940 kg
b. 69507 kg 69549 kg
c. 89990 kg > 89909 kg
a.60 000 +8000 + 700 + 50+ 7= 68757
b. 80000+ 9000+ 600 + 70+ 5 = 89675
c. 40000+ 5000 + 600 + 5 = 45605
HS lên bảng giải :
Hai số đó hơn kém nhau 20000 . VD :
53 740 và 33 740. Có 2 chữ số hàng chục nghìn hơn kém nhau đơn vị , các chữ số ở các hàng còn lại như nhau . ta có : 53 740 - 33 740 = 20000
HS khác nhận xét
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Tiết2: tự nhiên xã hội
Thú (tiếp)
I- Mục tiêu.
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát.
- Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
- Có ý thức bảo vệ một số loài thú.
II- Đồ dùng.
- Sưu tầm một số ảnh các động vật.
- Các hình trong sách giáo khoa trang 106, 107.
- Giấy, bút màu để vẽ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình các loài thú trang 106, 107 và thảo luận theo gợi ý:
+ Kể tên một số loài thú rừng mà em biết?
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
+ So sánh đặc điểm giống và khác giữa 1 số loài thú rừng và thú nhà.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Kết luận: Thú rừng có đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa. Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hoá. Thú rừng là loài thú sống hoang dã, có đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
2- Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
- Yêu cầu học sinh phân loài tranh, ảnh về các loài thú sưu tầm được theo tiêu chí: Thú ăn thịt, thú ăn cỏ,...
- Yêu cầu các nhóm thảo luận: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh quan sát và thảo luận.
- HS kể tên một số loài thú rừng
- HS nêu
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình trước lớp và cửa người thuyết minh về những loài thú sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm thi diễn thuyết về đề tài "Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên"
3- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
__________________________________________________
Tiết3 Tự học
(hoặc học theo môn tự chọn)
Hoàn thành kiến thức đã học
I.Mục tiêu.
- HS hoàn thành các môn đã học
- Tự giác học bài.
- Thích giờ học
II.Đồ dùng dạy học : - GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS : Vở BT toán , BTTiếng Việt, Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1 GV nêu yêu cầu giờ học
2 Tự học
- Nêu các bài đã học?
- GV giúp hs yếu làm bài.
3 Chữa bài
* VBT Toán (trang 58 )
Bài 1 : HS đọc mẫu rồi tự làm bài
Đổi vở, hs yếu nhận xét.
GV chốt bài đúng.
Bài 2
Cho 2 HS chữa bài.
GV chốt bài đúng.
Cho hs yếu nêu lại cách so sánh 2 số
Bài 3
Cho hs yếu đọc đề, nêu yêu cầu.
Hs TB chữa bài
GV, Hs nhận xét, chốt bài đúng.
Bài 4:
Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS tự làm và chữa bài
Bài 5:
Đặt tính rồi tính :
* Chính tả VBT (tr. 47)
Bài 1,2 (tr. 47)
GV đưa bảng phụ cho hs yếu điền
Vài hs đọc bài làm
GV chấm bài của HS .
Chốt bài đúng.
- GV cho hs đọc bài làm.
* Tập đọc
Cho HS luyện các bài học thuộc lòng từ tuần 19 - t 27
Cho HS nêu lại nội dung của một số bài.
4 Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà xem lại bài
Toán, chính tả...
HS làm bài từng môn học.
- HS làm bài rồi lên bảng chữa :
65000; 66000; 67000; 68000; 69000
85700;85800 ; 85 900 ;86000; 86100
2 HS lên bảng chữa bài
4658 2400 + 2
72518 > 72 189 6532 > 6500 + 3000
63791 < 79163 8600 = 8000 + 600
- HS tính miệng
-HS làm bài vào vở và chữa bài
HS điền số :
Số lớn nhất có bốn chữ số là : 9999
Số bé nhất có bốn chữ số là : 1000
c. Số lớn nhất có năm chữ số là: 99999
d. Số bé nhất có năm chữ số là : 10000
- 4 HS lên bảng đặt tính rồi tính
Bài 1: HS điền l hoặc n vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn
Bài 2:Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm
- HS đọc đoạn văn đã điền
- HS yếu đọc câu
- HS TB và khá đọc đoạn, cả bài;
- Kết hợp trả lời câu hỏi SGK
- Nêu nội của bài .
File đính kèm:
- Tuan 28 LOP3.doc