Bài giảng Tiết 1 : tập làm văn bài : luyện tập làm biên bản cuộc họp

HS biết dựa vào những kiến thức đã học về biên bản một cuộc họp để làm được một biên bản về cuộc họp tổ hoặc họp lớp, họp chi đội.

- Biết trình bày một biên bản đúng quy định.

II. Chuẩn bị: bảng phụ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 : tập làm văn bài : luyện tập làm biên bản cuộc họp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu, ngày 8 tháng 12 năm 2006 Tiết 1 : Tập làm văn Bài : LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I. Mục tiêu: - HS biết dựa vào những kiến thức đã học về biên bản một cuộc họp để làm được một biên bản về cuộc họp tổ hoặc họp lớp, họp chi đội. - Biết trình bày một biên bản đúng quy định. II. Chuẩn bị: bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: A Kiểm tra bài cũ: - 2 HS: Nêu nội dung cần ghi nhớ trong bài trước. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu - GV ghi đề bài lên bảng gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoạc chi đội. - Cho HS đọc gợi ý trong SGK. - Cho HS đọc 3 phần chính của biên bản cuộc họp. - Cho HS làm bài+ trình bày kết quả - GV nhận xét khen những HS làm tốt. C. Củng cố dặn dò: - Một HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 1 HS đọc - HS làm bài cá nhân vào VBT. - Nhiều HS đọc bài làm. - HS nhận xét bài bạn. Tiết 2- Toán Bài: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp học sinh. - Biết cách chia một số thập phân cho một số thập phân. -Bước đầu thực hiện được phép chia số thập phân cho số thập phân. II.Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu qui tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.Thực hành chia 235,6 : 62, cả lớp làm bảng con. B. Bài mới: HĐ1: Hình thành qui tắc chia một số thập phân cho 1 số thập phân a. GV nêu VD1(SGK). H: Muốn biết 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu kg ta làm như thế nào? - Để thực hiện phép chia này ta làm thế nào? - Cho HS thảo luận nhóm, 1 nhóm nêu cách làm. - Cách nào tiện hơn? Vì sao? - Gọi HS thực hiện như trong SGK. - GV nêu VD2: 82,55 : 1,27 - GV quan sát giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Cho HS nêu các bước thực hiện. - Cho HS nêu qui tắc. 2. Luyện tập. Bài 1: - HS nêu yêu cầu, 1 HS lên bảng. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân, nêu kết quả và cách làm. GV nhận xét. - Yêu cầu đổi vở kiểm tra kết quả Bài 2: - HS đọc bài toán, GV hướng dẫn HS tóm tắt và cách giải. - 1 HS lên bảng giải bài tập. Cả lớp thực hiên vào vở. Tóm tắt: 3,5l : 2,66kg 5l ...kg? - GV chốt ý đúng Bài 3: Tương tự như bài 2 Ta có: 250 : 3,8 = 65 (dư 3) Vậy may được nhiều nhất là 65 bộ quần áo và còn thừa 3m vải. Đáp số: 65 bộ quần áo, thừa 3m vải. C. Củng cố dặn dò - Ta thực hiện phép chia. 23,56 : 6,2 = ? (kg) C1: 2356 : 620 (đã học) C2: 235,6 : 62 ( đã học) - Cách 2 vì chỉ phải chia cho số có 2 chữ số. - GV ghi tóm tắt các bước lên bảng, HS theo dõi. - HS thực hiện cá nhân. - 3 HS nêu. - 5 đến 7 HS nêu. - HS chữa bài miệng. - Lớp nhận xét. Bài 2 Bài giải Một lít dầu hỏa cân nặng là: 2,6 : 3,5 = 0,76 (kg) Năm lít dầu hỏa cân nặng là: 0,76 x 5 = 3,8 (kg) Đáp số: 3,8kg Tiết 3- Lịch sử Bài : THU ĐỒNG 1947, VIỆT BẮC '' MỒ CHÔN GIẶC PHÁP'' I. Mục tiêu: Sau bài học hS nêu được: - Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. - Ý nghĩa của cuộc chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. II. Chuẩn bị: phiếu thảo luận. III. Các họat động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ. HS1: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch HCM thể hiện điều gì? HS2: Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân HN. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Âm mưu của địch và chủ chương của ta. - GV giới thiệu: - GV nêu yêu cầu: Thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi (giáo viên đã chuẩn bị). - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận của mình trước lớp. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. - GV kết luận về nội dung của hoạt động. 3. HĐ 2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cùng đọc SGK, quan sát lược đồ trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947? - GV phát câu hỏi cho các nhóm. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm mình. - GV nêu nhận xét kết quả làm việc của HS, nêu HS còn thiếu ý thì GV nêu. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. - GV nêu câu hỏi: + H: Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào? - Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏa điều gì về sức mạnh và truyền thống của ND ta? - Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của ND ta? - GV kết luận H: Tại sao nói: Việt Bắc thu - đông 1947 là " mồ chôn giặc Pháp" C. Củng cố dặn dò. - HS làm việc theo cặp, cùng trao đổi và nêu ý kiến của mình. - 3 HS lần lượt nêu ý kiến, HS cả lớp theo dõi, bổ sung. - HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, cùng đọc SGK, trao đổi. Lần lượt từng HS chỉ trên lược đồ vừa trình bày diễn biến. - Đại diện 1 nhóm HS trình bày - Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - ... được bảo vệ vững chắc. - ...sức mạnh của ND ta đoàn kết và tinh thần đấu tranh... - ...cổ vũ cho phong trào đấu tranh của toàn dân ta. - HS nối tiếp nhau nêu ý kiến. Tiết 4 Khoa học Bài : XI MĂNG I. Mục tiêu: - Nêu công dụng của xi măng. - Nêu được tính chất của xi măng. -Biết được các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng. II. Chuẩn bị: .Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: A. kiểm tra bài cũ HS1: Kể tên những đồ gốm mà em biết? HS2: Hãy nêu tính chất của gạch ngói và thí nghiệm chứng tỏa điều đó? HS3: Nêu ứng dụng của gạch ngói trong đời sống. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1:Công dụng của xi măng. - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm trả lời câu hỏi. H: Xi măng được dùng để làm gì? H: Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết? + GV nhận xét chốt ý. 3. HĐ 2:Tính chất của xi măng, công dụng của bê tông. -Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng đọc thông tin trang 59 SGK và trả lời các câu hỏi của GV. - Gọi HS trình bày. - GV kết luận: VD về câu hỏi: H: Xi măng được làm từ vật liệu gì? H: Xi măng có tính chất gì?... C. Củng cố dặn dò. - HS thảo luận theo nhóm 2, cùng trao đôi, thảo luận để tìm câu trả lời ứng với từng câu hỏi. - HS cả lớp cùng trao đổi và thống nhất kết quả và trình bày. - HS hoạt động trong nhóm - HS nối tiếp nhau trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét ý kiến. Tiết 5 - Sinh họat: TUẦN 14 I. Đánh giá tình hình trong tuần: Ưu điểm, khuyết điểm - Chuyên cần: - Vệ sinh trường lớp, cá nhân. - Công tác tự quản. - Học tập. - Sinh hoạt Đội. - Thể dục. - Sinh hoạt đầu giờ. II. Kế hoạch tuần 15: - Chuyên cần: - Vệ sinh trường lớp, cá nhân. - Công tác tự quản. - Học tập. - Sinh hoạt Đội. - Thể dục. - Sinh hoạt đầu giờ. - Tập nghi thức chuẩn bị thi vào tuần 16 - Tiếp tục thu các khoản tiền Buổi chiều Tiết 1 : Tập làm văn Bài : LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I. Mục tiêu: - HS biết dựa vào những kiến thức đã học về biên bản một cuộc họp để làm được một biên bản về cuộc họp tổ hoặc họp lớp, họp chi đội. - Biết trình bày một biên bản đúng quy định. - Rèn kỹ năng làm biên bản. II. Chuẩn bị: bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: A Kiểm tra bài cũ: - 2 HS: Nêu nội dung cần ghi nhớ trong bài trước. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu - GV ghi đề bài lên bảng gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoạc chi đội. - GV quan tâm đến đối tượng TB,yếu. - Cho HS đọc gợi ý trong SGK. - Cho HS đọc 3 phần chính của biên bản cuộc họp. - Cho HS làm bài+ trình bày kết quả - GV nhận xét khen những HS làm tốt. C. Củng cố dặn dò: - Một HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 1 HS đọc - HS làm bài cá nhân vào VBT. - Nhiều HS đọc bài làm(Chú ý đối tượng HS TB). - HS nhận xét bài bạn. Tiết 2- Toán Bài: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp học sinh. - Biết cách chia một số thập phân cho một số thập phân. -Bước đầu thực hiện được phép chia số thập phân cho số thập phân. - Rèn kỹ năng chia một số thập phân cho một số thập phân. II.Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu qui tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.Thực hành chia 19,72 : 5,8 = ?, cả lớp làm bảng con. B. Bài mới: 2. Luyện tập. Bài 1: - HS nêu yêu cầu, 1 HS lên bảng. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân, nêu kết quả và cách làm. GV nhận xét. - Yêu cầu đổi vở kiểm tra kết quả Bài 2: - HS đọc bài toán, GV hướng dẫn HS tóm tắt và cách giải. - 1 HS lên bảng giải bài tập. Cả lớp thực hiên vào vở. Tóm tắt: 4,5l : 3,42kg 8l ...kg? - GV chốt ý đúng Bài 3: Tương tự như bài 2 Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1) Vậy may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải. Đáp số: 155 bộ quàn áo, thừa 1,1m vải. C. Củng cố dặn dò - HS chữa bài miệng. - Lớp nhận xét. Bài 2 Bài giải Một lít dầu hỏa cân nặng là: 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg) Năm lít dầu hỏa cân nặng là: 0,76 x 8 = 6,08 (kg) Đáp số: 6,08kg

File đính kèm:

  • docThư 6 tuần 14.doc