Mục tiêu:
1- Kiểm tra lấy điểm TĐ của HS ( kĩ năng đọc thành tiếng).
2- Biết lập bảng thống kê liên quan nội dung các bài tập đọc
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: môn: tập đọc bài: ôn tập cuối học kỳ 1 (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ hai, ngày 1 tháng 1 năm 2007
Tiết 1: Môn: Tập đọc
Bài: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
(TIẾT I)
I. Mục tiêu:
1- Kiểm tra lấy điểm TĐ của HS ( kĩ năng đọc thành tiếng).
2- Biết lập bảng thống kê liên quan nội dung các bài tập đọc
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc:
- Số lượng kiểm tra: 1/3 HS trong lớp.
- Gọi HS lên bốc thăm (phiếu ghi sẵn đề bài) và yêu cầu câu hỏi cần trả lời.
Cho HS đọc + trả lời câu hỏi và GV cho điểm.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài tập.( GV chia lớp thành 5 hoặc 6 nhóm và phát phiếu khổ to để các em làm bài).
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- HS lên bốc thăm
- HS đọc + trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc nối tiếp (hai lượt).
- Một HS đọc thành tiếng.Cả lớp đọc thầm
- Các nhóm làm vào phiếu, xong đem dán phiếu lên bảng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Lớp nhận xét
Tiết 2 : Môn Toán
Bài: DIỆN TÍCH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Hình thành được công thức tính diện tích tam giác (thuộc qui tắc tính).
- Thực hành tính đúng diện tích tam giác dựa vào số đo cho trước.
II. Chuẩn bị: 2 hình tam giác.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS: làm bài tập 3 (trang 86)
- GV nhận xét và chữa bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn HS cắt ghép tam giác để tạo thành một hình chữ nhật.
- GV đưa ra 2 hình tam giác đã chuẩn bị.
- Hãy so sánh 2 tam giác?
- Hãy nêu cách so sánh?
- Yêu cầu HS xác định các đỉnh, ghi tên đỉnh, kẽ đường cao xuất phát từ đỉnh A.
HĐ2: Hình thành công thức tính.
- Hãy tìm cách tính diện tích tam giác dựa theo công thức tính diện tích HCN.
H: Hãy xác định đáy và chiều cao tương ứng của tam giác?
H: Hãy so sánh chiều dài hình chữ nhật vừa ghép được với độ dài đáy của tam giác? DC = a.
H: So sánh chiều rộng HCN vừa ghép với chiều cao của tam giác? BC = h
H: So sánh diện tích hình chữ nhật với S hình tam giác?
H: Nêu cách tính diện tích hình tam giác?
- Lập công thức tính diện tích hình tam giác.
2. Luyện tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu
H: Hãy nêu đặc điểm các số đo trong mỗi câu?
H: Nêu qui tắc nhân hai số thập phân?
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào VBT.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
Bài 2:Cho HS đọc yêu cầu
H: Các số đã cho có đơn vị đo như thế nào? Vậy có mấy cách chuyển về cùng đơn vị đo?
- HS thực hiện cá nhân, 2 HS lên bảng trình bày.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu để các em biết đưa về dạng chuẩn và tính đúng.
C. Củng cố dặn dò
- HS lấy 2 hình tam giác.
- Hai tam giác bằng nhau
- Chồng hai tam giác lên nhau vừa khít.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Chiều dài HCN bằng độ dài đáy của tam giác.
- Chiều rộng HCN bằng chiều cao hình tam giác.
- Diện tích HCN gấp đôi diện tích hình tam giác.
- HS nêu như trong SGK
a x h
S tam giác =
2
- HS phát biểu
- HS phát biểu
- 2 HS lên bảng mỗi em làm 1 câu.
- lớp nhận xét, chữa sai
- HS phát biểu
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở bài tập
- HS nhận xét cách làm.
Bài giải
a. Đổi 5m = 50 dm
hoặc 24 dm = 2,4 m
Đáp số: 600dm2 hoặc 6m2
- Lớp nhận xét.
Tiết 3: Đạo đức
Bài: THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
Tiết 4: Khoa học
Bài : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Phân biệt được 3 thể của chất. Đặc điểm của từng chất: chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Nêu được điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Kể tên được một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí và một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập cá nhân.
- Bảng nhóm hoặc giấy khổ to và bút dạ (đủ làm theo nhóm)
II. Các hoạt động dạy học:
A. kiểm tra bài cũ: Chữa bài kiểm tra
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Ba thể của chất và đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khi.
H. Theo em, các chất có thể tồn tại ở những thể nào?
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Gọi một HS dán miếng giấy ghi tên các chất ( có trong baì tập A của phiếu học tập) vào bảng trên. Yêu cầu HS dưới lớp tự làm bài tập phần A của phiếu.
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi 1 HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- GV kết luận.
3. Hoạt đông 2: Sự chuyển thể của chất lỏng trong đời đời sống hàng ngày.
- GV nêu: Dưới sự ảnh hưởng của nhiệt độ, một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Em hãy quan sát hình minh họa 1,2,3 trang 73 và cho biết: Đó là sự chuyển thể nào? Hãy mô tả sự chuyển thể đó.
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- Nhận xét, khen ngợi HS trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
- Nêu: Trong cuộc sống hằng ngày còn rất nhiều chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Em hãy nêu những ví dụ về sự chuyển thể của chất mà em biết.
- Nhận xét khen ngơị HS có hiểu biết về thực tế.
4. Hoạt động 3: Trò chơi " Ai nhanh, Ai đúng"
- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi như sau:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, pháp giấy khổ to (hoặc bảng nhóm) bút dạ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc kĩ từng yêu cầu của trò chơi trong SGK.
- Gợi ý cho HS cách kể tên:
- Nhận xét khen ngợi những nhóm tìm được nhiều chất, hiểu bài, trả lời đúng câu hỏi của bạn.
C. Củng cố dặn dò.
- Các chất có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- 2 HS nhận phiếu học tập, phát cho cả lớp.
- 1 HS làm bài trên bảng, HS dưới lớp làm bài vào phiếu bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời từng câu hỏi của GV, giải thích cho nhau nghe.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau trình bày. VD:
- Hoạt động trong nhóm.
- HS báo cáo kết quả làm việc, các nhóm kể bổ xung những chất mà nhóm bạn chưa có.
Buổi chiều
Tiết 1: Môn: Tập đọc
Bài: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
(TIẾT I)
I. Mục tiêu:
- Biết lập bảng thống kê liên quan nội dung các bài tập đọc
- Rèn kỹ năng đọc đúng cho HS TB, yếu, đọc diễn cảm cho HS khá, giỏi.
II. Các hoạt động dạy và học:
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS đọc theo nhóm 2
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài tập.(GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu khổ to để các em làm bài).
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- HS đọc trong nhóm
- Các nhóm làm vào phiếu, xong đem dán phiếu lên bảng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Lớp nhận xét
Tiết 2 : Môn Toán
Bài: DIỆN TÍCH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Hình thành được công thức tính diện tích tam giác (thuộc qui tắc tính).
- Thực hành tính đúng diện tích tam giác dựa vào số đo cho trước.
- Rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu
H: Hãy nêu đặc điểm các số đo trong mỗi câu?
H: Nêu qui tắc nhân hai số thập phân?
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào VBT.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
Bài 2:Cho HS đọc yêu cầu
H: Số đo chiều dài của hình chữ nhật so với số đo độ dài đáy hình tam giác như thế nào?
- HS thực hiện cá nhân, 2 HS lên bảng trình bày.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu để các em biết đưa về dạng chuẩn và tính đúng.
C. Củng cố dặn dò
- 2 HS lên bảng mỗi em làm 1 câu.
- lớp nhận xét, chữa sai
- HS phát biểu
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở bài tập
- HS nhận xét cách làm.
Bài giải
Diện tích hình tam giác EDC là:
13,5 x 10,2 : 2 = 68,85 (m2)
Đáp số: 68,85 (m2)
- Lớp nhận xét.
File đính kèm:
- thư hai.T18.doc