Bài giảng Tiết 1 : kể chuyện bài : kể chuyện đã nghe, đã đọc tuần 12

- Kể lại được một câu chuyện đã đọc (hay đã nghe) có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

 - Biết kể một câu chuyện rõ ràng, rành mạch (có mở đầu diẽn biến, kết thúc); biết nêu ý kiến trao đổi cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 : kể chuyện bài : kể chuyện đã nghe, đã đọc tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 22 tháng 11 năm 2006 Tiết 1 : Kể Chuyện Bài : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu - Kể lại được một câu chuyện đã đọc (hay đã nghe) có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường. - Biết kể một câu chuyện rõ ràng, rành mạch (có mở đầu diẽn biến, kết thúc); biết nêu ý kiến trao đổi cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: Một số tranh, ảnh liên quan đến các chuyện đã gợi ý trong SGK III. Hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS: Em hãy kể chuyện Người đi săn và con nai và trả lời câu hỏi: H: Câu chuyện nói với em điều gì? (Hãy yêu quí thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, đừng phá hủy vẻ đẹp của thiên nhiên) - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS kể chuyện. - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài - Cho HS đọc phần gợi ý trong bài và đọc Điều 2 Luật bảo vệ môi trường (BT1- tiết luyện từ và câu tuần 12). - Cho HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - Cho HS đọc gợi ý 3-4. 3. Kể chuyện. - Cho HS kể chuyện theo nhóm - cho HS thi kể chuyện. - GV nhận xét khen những HS kể hay C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học - Một HS đọc, cả lớp đọc thầm - Ba HS đọc - Một số HS giới thiệu - 1 HS đọc - Các thành viên trong nhóm kể chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa - Đại diện các nhóm lên thi kể trước lớp. - HS nhận xét. Tiết 2: Môn - Toán Bài: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp HS : - Nêu được qui tắc nhân một số thập phân với một số thập phân. - Bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân. III. Các hoạt động dạy và học. A. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - HS2: Nêu qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000... B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hình thành qui tắc nhân một số thập phân với một số thập phân a. HS nêu VD1 trong SGK H: Muốn tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật, ta làm như thế nào? H: Như phép cộng, phép trừ hai số thập phân, để thực hiện phép nhân này ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS đặt tính 6,4 x 4,8 512 256 30,72 (m2) - HS nêu VD2: 4,75 x 1,3 = ? - Cho HS làm việc nhóm đôi 4,75 x 1,3 1425 475 6,175 H: Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như thế nào? 2. Luyện tập - Bài 1 + 2: Cho HS làm bài cá nhân. - GV, HS nhân xét kết quả - Bài 2: * Lưu ý: Nhận xét: a x b = b x a Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. - Bài 3: HS làm bài cá nhân Chiều dài vườn hoa hình chữ nhật là: 18,5 x 5 =92,5 (m) Diện tích vườn hoa hình chữ nhật là: 92,5 x 18,5 = 1711,25 (m2) Đáp số: 1711,25 m2 C. Củng cố dặn dò - Lấy chiều dài nhân với chiều rộng 6,4 x 4,8 = ? (m2 ) - Đổi đơn vị: 6,4m = 64 dm 64 4,8m = 48dm x 48 512 256 3072(dm2) Đổi: 3072dm2 = 30,72m2 Vậy 6,4 x 4,8 = 30,72(m2) - 1 HS nêu - HS thảo luận đăt tính tìm ra kết quả. - 1 HS lên bảng thực hiên. - HS nêu kết quả và cách làm. - 3 đến 5 học sinh nêu qui tắc. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT Bài 1: 3,8 3,24 0,125 x 8,4 x 7,2 x 5,7 152 648 0875 304 2268 0625 31,92 23,328 0,7125 Tiết 3: Môn - Tập đọc Bài: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. Mục tiêu: 1- Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ: - Giọng đọc vừa phải, biết ngắt nhịp thơ lục bát rõ ý, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc: yêu mến, quý trọng những phẩm chất đẹp đẽ của bầy ong. 2- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu được những phẩm chất cao quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho con người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ 1. III. Các hoạt động dạy và học. A. kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 3 HS. - Mỗi em đọc 1 đoạn bài Mùa thảo quả trả lời câu hỏi. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc - Cho HS đọc toàn bài - GV hướng dẫn cách đọc - Cho HS đọc nối tiếp khổ thơ. - Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ - GV đọc diễn cảm bài 3. Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc khổ 1 : H: Trong khổ thơ 1 chi tiết nào nói lên hành trình vô tận của bài thơ? - Khổ thơ 2 + 3 H: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? H: Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt? H: Em hiểu nghĩa câu thơ "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào" thế nào? - Khổ 4: H? Tác giả muốn nói với em điều gì về công việc của bầy ong ? 4. Luyện đọc diễn cảm. - GV đưa bảng phụ đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn cách đọc. - GV đọc mẫu - Cho HS luyện đọc diễn cảm. - Cho HS thi đọc thuộc lòng diễn cảm - GV ghi điểm C. Củng cố dặn dò - Một HS đọc - Lần lượt HS đọc nối tiếp 3 lượt - Cho 3 HS đọc từ ngữ trong SGK - HS trả lời - ...Đôi cánh đẫm nắng trời và không gian là nẻo đường xa. - Ong rong ruổi trăm miền: nơi thăm thẳm rừng sâu... - Nơi rừng sâu: có bập bùng hoa chuối... - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. - HS đọc khổ thơ - ...công việc của loài ong có ý nghĩa thật là đẹp đẽ, lớn lao.... - HS chú ý lắng nghe. - Nhiều HS đọc - HS đọc diẽn cảm đoạn 1 của bài - Nhiều HS đọc đoạn 1 - Lớp nhận xét Tiết 4 - Âm nhạc Học hát: Bài ƯỚC MƠ I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu bài hát Ước mơ. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến và ngân dài 2 phách, 4 phách . - HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi. - Góp phần giáo dục cho HS yêu cuộc sống bình yên và biết đem đến niềm vui cho mọi người. II. Chẩu bị: Nhạc cụ quen dùng. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS hát bài TĐN số 3 B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Đọc lời ca 3. Nghe hát mẫu 4. Khởi động giọng 5. Tập hát từng câu - GV yêu cầu. - GV chỉ định. - GV hướng dẫn. - GV yêu cầu. C. Củng cố dăn dò - 2 HS thể hiện - HS thực hiện - HS nghe bài hát - HS khởi động - HS lấy hơi ở đầu câu hát. - HS khá hát mẫu. - Cả lớp hát. - HS trình bày kết hợp gõ đệm, nữa lớp gõ phách, nữa lớp gõ nhịp. Tiết 5 - môn Thể dục Bài: ÔN 5 ĐỘNG TÁC BÀI THỂ DỤC TRÒ CHƠI '' AI NHANH VÀ KHÉO HƠN'' I. Mục tiêu: - Ôn tập 5động tác của bài TD.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi '' Ai nhanh và khéo hơn '' Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động. II : Chuẩn bị: Vệ sinh bãi tập. III.Nội dung và phươngpháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông vai..... 2. Phần cơ bản: a. Đội hình đội ngũ: - Ôn tập 5 động tác của bài thể dục: 3 lần - GV điều khiển lớp tập. - Chia tổ tập luyện - tổ trưởng điều khiển. - Tập cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. - Giáo viên quan sát, biểu dương thi đua. b. Trò chơi vận động: - Chơi trò chơi " Ai nhanh và khéo hơn" - GV nêu tên trò chơi, Tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi theo hình thức thi đua giữa các tổ HS. - GV điều khiển, quan sát, nhận xét, biểu dương. 3. Phần kết thúc: - Thực hiện một số động tác thả lỏng. - Tạ chỗ hát một bài theo nhịp vỗ tay. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.

File đính kèm:

  • docthu tu.12.doc