I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Về kiến thức.
+ Biết khái niệm về lập trình.
+ Hiểu khả năng của NNLT. Phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ
2. Về kỹ năng
+ Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch.
3. Về thái độ:
Chăm chú nghe và nắm vững vấn đề.
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1, 2: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình các thành phần của ngôn ngữ lập trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: , Tiết:
Ngsoạn:
Ngdạy:
Chương I:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
§1, 2. KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
Về kiến thức.
+ Biết khái niệm về lập trình.
+ Hiểu khả năng của NNLT. Phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ
Về kỹ năng
+ Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch.
Về thái độ:
Chăm chú nghe và nắm vững vấn đề.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Giáo án, Sách giáo khoa, SGV.
Học sinh : Đọc bài ở nhà và hệ thống các kiến thức liên quan.
Phương pháp :Vấn đáp tái hiện kết hợp diễn giảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số, ghi tên học sinh vắng.. ( 1 phút )
Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
Bài mới : Như ta đã biết máy tính và những chương trình trên máy tính không chỉ đem lại cho chúng ta những ứng dụng cụ thể mà còn giúp cho ta giải được những bài toán khó. Việc lập trình và ngôn ngữ lập trình ta đã được làm quen ở lớp 10, trong bài này chúng ta tiếp tục ôn lại và tìm hiểu sâu hơn về chúng.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lập trình và NNLT (28 phút)
a. Các phương pháp dạy học: Diễn giảng, vấn đáp, gợi mở
b. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BÀI
1. Khái niệm Lập trình
* Em hãy nhắc lại các bước giải một bài toán trên máy tính?
* Làm sao để máy tính có thể hiểu và thực hiện các thuật toán đã lựa chọn để giải các bài toán?
* Vậy sau các bước xđ bài toán và xây dựng thuật toán là bước lập trình. Lập trình là để tạo ra các chương trình giải được các bài toán trên máy tính.
* Có những loại ngôn ngữ LT nào?
* Nhắc lại các đặc trưng của các loại NN này?
* GV nhận xét, kết luận
* Hãy kể tên 1 số NNLT mà em biết hoặc từng nghe nói đến?
* Tại sao người ta phải xây dựng các NNLT bậc cao?
* Ta thấy khi viết chương trình bằng NNLT bậc cao muốn thi hành được trên loại máy nào thì cần chuyển chương trình này sang NN máy của máy đó.
2. Chương trình dịch
* Làm thế nào để chuyển chương trình viết bằng NN bậc cao sang NN máy?
* Chương trình dịch nhận đầu vào là chương trình nguồn (viết bằng NN bậc cao) và chuyển đổi sang chương trình đích (NN máy).
* Vd: Bạn là người chỉ biết tiếng Việt, vậy làm sao có thể giao tiếp được với người chỉ biết tiếng Anh hoặc đọc 1 cuốn sách toàn tiếng Anh? Khi đó ta cần 1 người dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
* Người đó có thể dịch theo những cách nào?
* Tương tự như vậy, chương trình dịch có 2 loại: thông dịch và biên dịch.
* Hãy cho biết thế nào là thông dịch? Thế nào là biên dịch?
* Và qua đó chương trình dịch có thể phát hiện lỗi cú pháp của chương trình nguồn.
* Có một số trình thông dịch giúp tiết kiệm thời gian phát triển ứng dụng, ta có thể nhập vào 1 biểu thức tại từng thời điểm rồi ấn enter sẽ cho ngay kết quả (vd như: Python, Perl,)
* Trong CT thông dịch không có CT đích để lưu trữ, Trong biên dịch cả CT Nguồn và CT Đích đều có thể lưu trữ.
FB1: Xđ bài toán;
B2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán;
B3: Viết chương trình;
B4: Hiệu chỉnh
B5: Viết tài liệu
F Suy nghĩ trả lời
F NN bậc cao, NN máy và hợp ngữ.
F HS trả lời.
F Lắng nghe ghi chép
F Pascal, C++,Basic,
F Do NNLT bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, không phụ thuộc vào loại máy.
F Cần phải có chương trình dịch
F Dịch ngay từng câu khi 2 người nói chuyện.
F Dịch toàn bộ nội dung cuốn sách sang tiếng Việt để bạn đọc được.
F HS trả lời.
Bài 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
1. Khái niệm Lập trình
Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ LT cụ thể để mô tả DL và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
- Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: NN máy, hợp ngữ, NN bậc cao.
2. Chương trình dịch
a. Khái niệm:
Chương trình dịch là chương trình dùng để chuyển từ chương trình viết bằng NN bậc cao sang NN máy.
b. Chương trình dịch có 2 loại:
* Thông dịch: Gồm 3 bước
- Kiểm tra tính đúng đắn của từng câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
- Chuyển đổi các câu lệnh đó thành 1 hay nhiều câu lệnh trong ngôn ngữ máy.
- Thực hiện các lệnh ngôn ngữ máy vừa chuyển được.
Ví dụ: Thực hiện các câu lệnh trong môi trường DOS là thông dịch.
* Biên dịch: Gồm 2 bước:
- Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn.
- Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ sử dụng khi cần thiết.
Ví dụ: NNLT Turbo Pascal
* Hoạt động 2: Các thành phần cơ bản của NNLT ( 10 phút)
a. Các phương pháp dạy học: Diễn giảng, vấn đáp, gợi mở
b. Các bước của hoạt động:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
1. Các thành phần cơ bản:
* Các NNLT nói chung đều có chung 1 số thành phần như: Dùng kí hiệu nào để viết, viết theo quy tắc nào, viết như vậy có ý nghĩa là gì.
* Các thành phần cơ bản của NNLT?
F Bảng chữ cái: đó là những kí tự mà người lập trình phải sử dụng khi viết chương trình chứ không được dùng những kí tự nào khác.
* Giới thiệu bảng chữ cái trong Pascal.
* Cho VD để hs thấy dược sự khác nhau giữa các NNLT.
VD: Trong Pascal thì không sử dụng các kí hiệu như: dấu nháy kép, dấu sổ ngược, dấu chấm than. Nhưng trong NNLT C++ thì sử dụng những kí hệu này.
* Cú pháp là gì? Cho VD?
* Tác dụng của cú pháp?
* Ví dụ: để buộc cho A mang giá trị là10, trong Pascal ta viết lệnh: A:=10; nếu ta viết A=10 là sai cú pháp, chương trình dịch sẽ báo lỗi khi duyệt chương trình.
* Ngữ nghĩa là gì?
* Phân tích Vd sgk.
F Gồm bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
F HS nhắc lại khái niệm bảng chữ cái và ghi bài
F HS trả lời: là bộ quy tắc để viết chương trình
F HS Trả lời: Biết tổ hợp nào của các kí tự trong bảng chữ cái là hợp lệ và tổ hợp nào là không hợp lệ
F HS nêu khái niệm về ngữ nghĩa
F HS lắng nghe, quan sát
Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Các thành phần cơ bản:
a. Bảng chữ cái: là tập các kí tự được dùng để viết chương trình. Không dùng kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái.
+ Các chữ cái thường và các chữ cái in hoa của bản chữ cái tiếng anh.
+ 10 chữ số thập phân: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
+ Các kí hiệu đặc biệt (SGK)
b. Cú pháp: là bộ quy tắc để viết chương trình
c. Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó
Tổng kết và hướng dẫn học tập
4. 1. Tổng kết (5 phút)
Lập trình là gì?
Chương trình dịch là gì? Tại sao cần có chương trình dịch?
Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?
4.2. Hướng dẫn học tập: (1 phút)
Về học bài & đọc trước bài tiếp theo Bài 2: Các thành phần của NNLT
File đính kèm:
- bai 1(1).doc