- Củng cố cho HS về cấu tạo của tiếng trong câu.
- Phân tích đúng cấu tạo của tiếng trong câu.
- Tìm được 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng ép, bút dạ.
8 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng việt ( ôn ) tiết 1 : cấu tạo của tiếng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt ( ôn )
Tiết 1 : Cấu tạo của tiếng
II- Mục tiêu
- Củng cố cho HS về cấu tạo của tiếng trong câu.
- Phân tích đúng cấu tạo của tiếng trong câu.
- Tìm được 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng ép, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu các bộ phận của tiếng ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài tập 1.
- GV nêu yêu cầu:
- Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu :
Anh em như thể tay chân.
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
- HS làm bài theo nhóm ra bảng ép.
- HS trình bày bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV : Tiếng nào có đủ 3 bộ phận ?
+ Tiếng nào không có đủ 3 bộ phận ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu.
- Tìm các tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ :
Vườn em có một luống khoai
Có hàng chuối mật với hai luống cà
Em trồng thêm một cây na
Lá xanh vẫy gió như là gọi chim.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS trình bày bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Đáp án : khoai-hai ; na-là
3. Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Thứ … ngày … tháng … năm 2007
Tiếng việt ( ôn )
Tiết 2 : Văn kể chuyện.
II- Mục tiêu
- Củng cố cho HS nắm chắc đặc điểm của văn kể chuyện.
- Rèn kĩ năng kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện vừa kể.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng ép, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu đặc điểm của văn kể chuyện ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài tập 1.
- GV nêu yêu cầu:
Ngày chủ nhật em được bố mẹ cho về quê chơi, sang nhà hàng xóm em gặp một bà cụ đang làm rất nhiều việc nhà. Em đã giúp bà cụ làm một số việc. Em hãy kể lại câu chuyện đó.
- HS đọc lại yêu cầu.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS kể trong nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi em kể tốt.
Bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu.
Trả lời các câu hỏi :
+ Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào ?
+ Nhân vật trong câu chuyện là ai ?
+ Em cảm thấy như thế nào khi giúp đỡ bà cụ ?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS trình bày ý kiến.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng việt ( ôn )
Tiết 3 : Luyện từ và câu.
II- Mục tiêu
- Củng cố cho HS các từ ngữ thuộc chủ điểm Nhân hậu-Đoàn kết.
- Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng ép, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu đặc điểm của văn kể chuyện ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài tập 1.
- GV nêu yêu cầu:
- Tìm một số từ có tiếng nhân ( nhân có nghĩa là người )
- HS suy nghĩ, làm bài theo nhóm ra bảng ép.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu.
- Đặt câu với các từ ở bài tập 1.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS trình bày câu đặt được.
- Nhận xét, chốt lại các câu đúng.
Bài tập 3.
- GV nêu yêu cầu :
- Tìm và ghi lại các câu tục ngữ thuộc chủ đề.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS đọc các câu tục ngữ tìm được.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV khen ngợi em tìm được nhiều câu đúng.
3. Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Thứ … ngày … tháng … năm 2007
Tiếng việt ( ôn )
Tiết 4 : Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
I- Mục tiêu
- Củng cố cho HS nắm chắc cách tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- Rèn cách dùng từ đặt câu khi tả ngoại hình của nhân vật để làm nổi bật tính cách, thân phận nhân vật.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng ép, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
+ Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý gì ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài tập 1.
- GV nêu yêu cầu:
- Đọc bài văn Người ăn xin trong SGK và trả lời câu hỏi :
+ Bài văn tả ai ?
+ Tìm các từ ngữ tả ngoại hình ông già ăn xin ?
+ Các chi tiết ấy nói lên điều gì ?
- HS suy nghĩ, làm bài theo nhóm ra bảng ép.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu.
- Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-6 câu ) tả ngoại hình của ông ( bà ) em.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS trình bày bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV khen ngợi em có bài viết hay.
- GV chấm điểm một số bài.
3. Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Em nào viết chưa hay về viết lại.
Tiếng việt ( ôn )
Tiết 5 : Từ đơn và từ phức
I- Mục tiêu
- Củng cố cho HS phân biệt được từ đơn và từ phức.
- Biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng ép, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu đặc điểm của từ đơn, từ phức ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài tập 1.
- GV nêu yêu cầu:
- Tìm một số từ đơn, từ phức ?
- HS suy nghĩ, làm bài theo nhóm ra bảng ép.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại các từ đúng.
- GV khen ngợi nhóm tìm được nhiều từ đúng.
- HS đọc lại các từ tìm được.
Bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu.
- Tìm các từ đơn, từ phức trong câu sau :
- Tôi yêu truyện cổ nước tôi
- Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS trình bày bài.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3.
- GV nêu yêu cầu.
- Đặt câu với các từ sau : thật thà, giúp đỡ, cơu mang, đùm bọc.
- HS suy nghĩ, đặt câu.
- HS trình bày câu đặt được
- Nhận xét câu của bạn.
3. Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Thứ … ngày … tháng … năm 2007
Tiếng việt ( ôn )
Tiết 6 : Văn viết thư
II- Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách trình bày một bài văn viết thư.
- Viết được một bức thư đầy đủ nội dung, trình bày sạch đẹp.
II- Đồ dùng dạy học.
- Phong bì thư
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
+ Một bức thư gồm những phần nào ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
a. GV nêu đề bài :
Viết thư cho người thân em ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em.
- HS đọc đề bài.
- GV và HS phân tích đề bài.
- GV gạch chân các từ : viết thư . thăm hỏi, kể về tình hình học tập của em.
- GV gợi ý HS bằng các câu hỏi :
+ Đề bài yêu cầu viết thư cho ai ?
+ Mục đích viết thư là gì ?
+ Cần thăm hỏi những gì ?
+ Cần kể cho người thân những gì ?
+ Cần chúc, hứa hẹn với người thân những gì ?
b. HS làm bài
- GV yêu cầu HS viết thư.
- Gọi HS đọc bức thư của mình.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- GV khen ngợi những em viết hay.
- GV yêu cầu HS bỏ thư vào phong bì và ghi địa chỉ người gửi, người nhận.
- GV kiểm tra một số em.
- Nhận xét em làm đúng.
3. Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2007
Tiếng việt ( ôn )
Tiết 1. Từ ghép và từ láy
I- Mục tiêu
- Củng cố cho HS phân biệt được từ ghép và từ láy.
- Biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng ép, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu đặc điểm của từ ghép, từ láy ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài tập 1.
- GV nêu yêu cầu:
- Xếp các từ sau theo 2 nhóm : Từ ghép và từ láy.
- Học sinh, nhỏ nhắn, máy bay, hoa hồng, long lanh, mênh mông, may mắn.
- HS suy nghĩ, làm bài theo nhóm ra bảng ép.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại các từ đúng.
- GV khen ngợi nhóm tìm được từ đúng.
- HS đọc lại các từ tìm được.
Bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu.
- Tìm các từ ghép, từ láy và đặt câu với từ đó.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS trình bày từ và câu tìm được.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3.
- GV nêu yêu cầu.
- Viết một doạn văn ngắn có sử dụng từ láy.
- HS suy nghĩ, viết bài.
- HS trình bày bài và nêu các từ láy.
- Nhận xét bài của bạn.
- GV cho điểm những em viết tốt.
3. Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
..............................................................................................
Tiếng việt ( ôn )
Tiết 1. Luyện tập xây dựng cốt truyện
I- Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách trình bày một bài văn viết thư.
- Viết được một bức thư đầy đủ nội dung, trình bày sạch đẹp.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng ép, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
+ Nêu ghi nhớ ?
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
a. GV nêu đề bài :
Hãy tưởng tượng ra và kể lại vắn tắt câu chuyện có hai nhân vật: Một cô bé bằng tuổi em đang ước ao có một chiếc xe đạp và một gói tiền em nhặt được trên đường đi học về.
- HS đọc đề bài.
- GV và HS phân tích đề bài.
- GV gạch chân các từ : tưởng tượng, kể lại, ước ao.
- GV gợi ý HS bằng các câu hỏi :
+ Câu chuyện này em có thể xây dựng theo chủ đề nào ?
+ Em bé đang ước ao điều gì ?
+ Trên đường đi học về em nhặt được gì ?
+ Cô bé băn khoăn suy nghĩ như thế nào ?
+ Cô bé quyết định ra sao?
b. HS làm bài
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Một số em kể trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể.
-HS đối thoại với bạn và với GV:
+ Em có suy nghĩ gì về cô bé ?
+ Em học tập được gì từ cô bé ?
3. Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
.........................................................................................................................................
Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2007
Lịch sử
GV chuyên dạy
.......................................................................................
Ngoại ngữ
GV chuyên dạy
.......................................................................................
Thể dục
GV chuyên dạy
.........................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tieng Viet on.doc