Bài giảng Tập làm văn tiết 2 : luyện tập miêu tả đồ vật

Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15 , học sinh viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : mở bài – thân bài – kết bài .

CHUẨN BỊ:

 -Thầy: Sách giáo khoa, phấn màu,bảng phụ viết sẵ một dàn ý

 -Trò: SGK, bút, vở,dàn ý đã chuẩn bị

 

doc83 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập làm văn tiết 2 : luyện tập miêu tả đồ vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc yêu cầu. HS nhắc yêu cầu viết thư. Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư. (ghi nhớ viết thư) - Viết thư cho người thân ở xa. - Gạch chân yêu cầu. - Xác định người nhận thư. - Tin cần báo. - Thực hành viết thư. Phần đầu thư: - Nêu địa điểm và thời gian viết thư. - Chào hỏi người nhận thư. Phần chính: Nêu mục đích lí do viết thư: - Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin nầy là một câu chuyện em có thể viết nó dưới dạng kể chuyện. - Thăm hỏi tình hình người nhận thư. Phần cuối thư: - Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào. - Ghi tên người gởi phía trên thư. - Tên người nhận phía dưới giữa thư. - Dán tem bên phải phía trên. Củng cố – Dặn dò: GV giới thiệu loại viết thư điện tử (email) Chuẩn bị: luyện tập phát triển câu chuyện. TẬP LÀM VĂN TIẾT 7 : CỐT TRUYỆN . I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1 . Nắm được thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện ( mở đấu , diễn biến , kết thúc ). 2. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp các sự việc chính của một câu chuyện ,tạo thành cốt truyện . II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ của bài học. 4, 5 tờ giấy khổ mở rộng trên đó viết sẵn bài tập 1 của phần Nhận xét; các bài tập 1, 2 của phần luyện tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ: Viết thư Một bức thư thường gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì? GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Trong những giờ Tập làm văn trước, các em đã tìm hiểu về các phương diện: ngoại hình, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Ngoài các yếu tố trên, trong văn kể chuyện còn có một yếu tố quan trọng khác là cốt truyện (cốt lõi của truyện). Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là cốt truyện. Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét Bài 1: GV yêu cầu lớp hoạt động theo nhóm GV lưu ý: ghi ngắn gọn, mỗi sự việc chính chỉ ghi bằng một câu. GV chốt lại: + Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá. + Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp & đòi ăn thịt. + Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn Nhện. + Gặp bọn Nhện, Dế Mèn quát mắng, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng đốt văn tự nợ & phá vòng vây hãm hại Nhà Trò. + Bọn Nhện sợ hãi, phải nghe theo. Nhà Trò được tự do. Bài 2: GV gợi ý: Trong truyện Dế Mèn bênh vự kẻ yếu, cốt truyện gồm chuỗi các sự việc bắt đầu từ việc Dế Mèn thấy Nhà Trò khóc, bèn gạn hỏi, biết rõ căn nguyên, Dế Mèn đi tìm bọn Nhện, doạ nạt & lên án bọn Nhện. Bọn Nhện khiếp sợ phải vâng lời Dế Mèn, hủy bỏ nợ nần & trả tự do cho Nhà Trò. GV chốt: Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Bài 3: GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi. GV chốt: Mỗi cốt truyện thường gồm 3 phần: + Mở đầu: sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác (Dế Mèn bắt gặp Nhà Trò đang ngồi khóc bên tảng đá) + Diễn biến: các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện (Dế Mèn nghe Nhà Trò kể tình cảnh mình; Dế Mèn phẫn nộ đến chỗ bọn Nhện; Dế Mèn quát mắng & bắt bọn Nhện xoá nợ, trả tự do cho Nhà Trò. + Kết thúc: Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu & phần chính (bọn Nhện phải vâng lệnh Dế Mèn, Nhà Trò được giải thoát) Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV giải thích thêm: Thứ tự các sự việc chính trong truyện Cây khế xếp không đúng, các em có nhiệm vụ sắp xếp lại. Khi sắp xếp, chỉ cần ghi số thứ tự đúng của sự việc. GV nhận xét, chốt lại. Bài tập 2: GV yêu cầu 6 HS dựa vào 6 sự việc đã được sắp xếp lại ở bài tập 2 kể lại câu chuyện Mỗi em chỉ kể một sự việc. Sau đó, 1 – 2 HS kể toàn bộ câu chuyện. 1 HS đọc yêu cầu của bài HS xem lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 phần) HS làm việc theo nhóm về thứ tự những sự việc chính. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp Tổ trọng tài cùng cả lớp nhận xét. 1 HS đọc yêu cầu của bài Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi Vài HS nhắc lại 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi Vài HS đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm lại nội dung này. 1 HS đọc yêu cầu bài tập HS làm việc theo nhóm, sắp xếp lại các sự việc chính trong truyện Cây khế cho đúng. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp Tổ trọng tài cùng cả lớp nhận xét. 6 HS kể lại sự việc đã được sắp xếp ở câu 2, mỗi em chỉ kể một sự việc 1, 2 em kể lại toàn bộ câu chuyện. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học Chuẩn bị bài: Tóm tắt truyện TẬP LÀM VĂN TIẾT8 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN . I- MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật , chủ đề câu chuyện . II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm Tranh minh họa cho cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm Bảng phụ viét sẳn đề bài. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ: Luyện tập phát triển cốt truyện Kể lại câu chuyện “Ba lưỡi rìu” đã viết lại ở nhà. GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hướng dẫn xây dựng cốt truyện Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của đề bài - Treo bảng phụ đề bài. - Xác định yêu cầu của đề bài. * Đề bài yêu cầu điều gì ? * Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? (gạch chân yêu cầu đề bài) - GV nhấn mạnh: Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho ở trên (ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, nàng tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Vì là xây dựng một cốt truyện (bộ khung cho câu chuyện) nên các em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể. Hoạt động 2: Lựa chọn chủ đề cho câu chuyện Cho HS dựa vào gợi ý (SGK) để chọn lựa chủ đề. - GV nhấn mạnh: Từ đề bài đã cho, em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK đã gợi ý sẵn 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, tạo lập cốt truyện theo 1 trong 2 hướng đã nêu. Hoạt động 3:Thực hành xây dựng cốt truyện - Cho HS thảo luận theo nhóm. - Nhóm kể chuyện theo chủ đề sự hiếu thảo, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau: Người mẹ ốm như thế nào? Người con chăm sóc mẹ như thế nào? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào? Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào? - Nhóm kể chuyện theo chủ đề tính trung thực, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau: Người mẹ ốm như thế nào? Người con chăm sóc mẹ như thế nào? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? Bà tiên cảm động trước tình cảm hiếu thảo của người con, nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con như thế nào? Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào? - Kể lại câu chuyện theo chủ đề đã chọn. - Nhận xét và tính điểm. - HS đọc lại đề bài. - Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện. - Bà mẹ ốm, người con của bà và một bà tiên. * 1 HS đọc to gợi ý 1, cả lớp đọc thầm. * 1 HS đọc to gợi ý 2, cả lớp đọc thầm. * HS trong mỗi tổ thực hiện kể chuyện theo gợi ý 1 và 2 - HS thực hiện theo nhóm. Ốm rất nặng Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm. Phải tìm một loại thuốc rất khó kiếm trong rừng sâu; hoặc: phải tìm một bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân. Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói khát, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý; hoặc: quyết trèo lên đỉnh núi cao cho bằng được để mời bà tiên… Bà tiên cảm động về tình yêu thương, lòng hiếu thảo của người con nên đã hiện ra giúp. Ốm rất nặng Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm. Nhà nghèo, không có tiền mua thuốc. Người con vừa đi vừa lo nghĩ vì không có tiền mua thuốc cho mẹ chợt thấy một vật gì như chiếc tay nải ai làm rơi bên vệ đường. Người con mở tay nải ra thấy có nhiều tiền ở bên trong. Người con rất muốn lấy, ngay lúc đó, có một bà cụ đến xin lại, người con đắn đo & quyết định trả lại cho bà cụ. Bà cụ mỉm cười nói với người con: con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con nên vờ làm rớt chiếc tay nải. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. - Mỗi tổ chọn 1 bạn lên kể theo chủ đề của mình. Củng cố – Dặn dò: - Nhắc nhở cách xây dựng cốt truyện. Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: Các nhân vật của truyện. Chủ đề của truyện Biết tưởng tượng ra diễn biến của truyện sao cho hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa - Về nhà viết lại vào vở cốt truyện của mình đã được xây dựng. - Chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.

File đính kèm:

  • docTLV-2.DOC
Giáo án liên quan