Bài giảng Tập đọc về Hồ Gươm

Đọc trơn cả bài. đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)

 

doc17 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc về Hồ Gươm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g: 2 lần, mỗi động tác 2 X 8 nhịp. Lần 1: Giáo viên hô nhịp, không làm mẫu. Lần 2: Do cán sự hô nhịp hoặc thi xem tổ nào thuộc bài và thực hiện động tác chính xác. - Tâng cầu cá nhân hoặc chuyền cầu theo 2 nhóm người: 10 – 12 phút - Chia tổ và tổ chức cho học sinh thực hiện. - Quan sát giúp đỡ uốn nắn học sinh thực hiện sai. III. Phần kết thúc : - GV dùng còi tập hợp học sinh. - Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc và hát: 1 - 2 phút. - Ôn động tác điều hoà của bài thể dục 2 x 8 nhịp. - Giáo viên hệ thống bài học 1 – 2 phút. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Thực hiện ở nhà. - Học sinh ra sân. Đứng tại chỗ, khởi động. - HS lắng nghe nắm yêu cầu nội dung bài học. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng. - Học sinh thực hiện các đông tác thể dục phát triển chung theo lời hô nhịp của giáo viên và cán sự lớp. - Học sinh thi đua tâng cầu theo điều khiển của lớp trưởng. - Thực hiện theo tổ. - Tập hợp và thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng. - Ôn động tác điều hoà của bài thể dục 2 X 8 nhịp. - Học sinh lắng nghe - Thực hiện ở nhà. ..................................................................................................... Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2013 Tập đọc Sau cơn mưa A. Mục tiêu: HS - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, mặt trời, quây quanh, sáng rực. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẽ sau trận mưa rào. - Trả lời được câu hỏi 1(SGK) B.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. C. Các hoạt động dạy học : Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi bài trước. - Gọi học sinh đọc bài: Luỹ tre và trả lời các câu hỏi 1 và 2 trong SGK. - GV nhận xét chung. II. Bài mới: 1. GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút đề bài ghi bảng. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: - Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm đều, tươi vui) - Tóm tắt nội dung bài: + Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: - Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, mặt trời, quây quanh, sáng rực. - Cho học sinh ghép bảng từ: quây quanh, nhởn nhơ. - Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: - Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến Mặt trời. Đoạn 2: Phần còn lại: - Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. - Đọc cả bài. 3. Ôn các vần ây, uây: Tìm tiếng trong bài có vần ây ? Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây ? - Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập. - Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. + Củng cố tiết 1: Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói - Hỏi bài mới học. - Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi thế nào? Những đoá râm bụt ? Bầu trời? Mấy đám mây bông ? Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào ? - Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói Đề tài: Trò chuyện về mưa. - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, hỏi chuyện nhau về mưa. - Nhận xét phần luyện nói của học sinh. III. Củng cố dặn dò: - Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. - Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. - Học sinh nêu tên bài trước. - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: - Nhắc lại. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. - Ghép bảng từ: quây quanh, nhởn nhơ. - 5, 6 em đọc các từ trên bảng. - Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. - Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy. - Thi đọc cá nhân, 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn để thi đọc đoạn 1. - Lớp theo dõi và nhận xét. - 2 em. - Mây. - Đọc các từ trong bài: xây nhà, khuấy bột - Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần ây, uây. - 2 em đọc lại bài. - Thêm đỏ chói. - Xanh bóng như vừa được giội rửa. Sáng rực lên. - Học sinh đọc: Gà mẹ mừng rỡ … trong vườn. - 2 học sinh đọc lại bài văn. - Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên và theo mẫu SGK. - Nêu tên bài và nội dung bài học. - 1 học sinh đọc lại bài. Tự Nhiên Xã Hội Bài 32 : Gió A. Mục tiêu : HS - Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanhkhi trời có gió. - Kiểm tra nhận xét 8 chứng cứ 3. B. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK, hình vẽ cảnh gió to. C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi tên bài. Khi trời nắng bầu trời như thế nào? Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời mưa? - Nhận xét bài cũ. II. Bài mới: 1.Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tên bài. 2. Nội dung giờ dạy: Hoạt động 1 : Quan sát tranh. Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 5 hình của bài trang 66 và 67 và trả lời các câu hỏi sau: Hình nào làm cho bạn biết trời đang có gió ? Vì sao em biết là trời đang có gió? Gió trong các hình đó có mạnh hay không? Có gây nguy hiểm hay không ? Bước 2: Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung. Bước 3: Giáo viên treo tranh ảnh gió và bão lên bảng cho học sinh quan sát và hỏi: Gió trong mỗi tranh này như thế nào? Cảnh vật ra sao khi có gió như thế nào? Giáo viên kết luận: Trời lặng gió thì cây cối đứng yên, có gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động nhẹ. Gió mạnh thì nguy hiểm nhất là bão. Hoạt động 2: Tạo gió. Bước 1: Cho học sinh cầm quạt vào mình và trả lời các câu hỏi sau: Em cảm giác như thế nào? Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Quan sát ngoài trời. Bước 1: Cho học sinh ra sân trường và giao nhiệm vụ cho học sinh. Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ, lá cờ có lay động hay không? Từ đó rút ra kết luận gì? Bước 2: Tổ chức cho các em làm việc và theo dõi hướng dẫn các em thực hành. Bước 3: Tập trung lớp lại và chỉ định một số học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm. Giáo viên kết luận: Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh. III. Củng cố dăn dò: - Tổ chức cho học sinh khắc sâu kiến thức bằng câu hỏi: Làm sao ta biết có gió hay không có gió? Gió nhẹ thì cây cối, cảnh vật như thế nào? Gió mạnh thì cảnh vật cây cối như thế nào? - Học bài, xem bài mới. - Khi nắng bầu trời trong xanh có mây trắng, có Mặt trời sáng chói, - Khi trời mưa bầu trời u ám, mây đen xám xịt phủ kín, không có mặt trời, - Học sinh nhắc lại. - Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm. - Hình lá cờ đang bay, hình cây cối nghiêng ngã, hình các bạn đang thả diều. - Vì tạo cho cảnh vật lay động (cờ bay, cây nghiêng ngã, diều bay) - Nhẹ, không nguy hiểm. - Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh. - Rất mạnh. - Cây cối nghiêng ngã, nhà cửa siêu vẹo. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi Mát, lạnh. - Đại diện học sinh trả lời. - Ra sân và hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên. - Lay động nhẹ, gió nhe. - Lay động mạnh ,gió mạnh. - Học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận ngoài sân trường. - HS nhắc lại. - Cây cối cảnh vật lay động có gió, cây cối cảnh vật đứng im không có gió. Gió nhẹ cây cối lay động nhẹ, gió mạnh cây cối lay động mạnh. ................................................................................................. Thủ công Cắt dán và trang trí ngôi nhà (tiết 1) A. Mục tiêu: HS - Biết vận dụng kiến thức đã học để cắt ,dán và trang trí ngôi nhà. - Cắt dán , trang trí được ngôi nhà theo ý thích. Có thể dùng bút màu đểvẽ trang trí ngôi nhà. đừng cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng. - Kiểm tra nhận xét 8 chứng cứ 2. B. Đồ dùng dạy học: - Bài mẫu một số học sinh có trang trí. - Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán. - 1 tờ giấy trắng làm nền. - Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán … . C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước. - Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tên bài. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: - Ghim hình mẫu ngôi nhà lên bảng. - Hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu ngôi nhà được cắt dán phối hợp từ những bài đã học bằng giấy màu. - Định hướng cho học sinh quan sát các bộ phận của ngôi nhà và nêu được các câu hỏi về thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì? Cách vẽ và cắt các hình đó ra sao? 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành: - Giáo viên hướng dẫn kẻ cắt ngôi nhà. * Kẻ và cắt thân nhà: Kẻ và cắt rời hình chữ nhật dài 8 ô và rộng 5 ô ra khỏi tờ giấy màu (vận dụng cắt hình chữ nhật đã học) * Kẻ cắt mái nhà: Vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 HCN có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên. Sau đó cắt thành mái nhà (H4) Hình 4 (mái nhà) * Kẻ cắt cửa ra vào, cửa sổ: Cửa sổ là hình vuông có cạnh 2 ô Cửa ra vào HCN cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô Cửa ra vào cửa sổ - Cho học sinh thực hiện kẻ và cắt thân nhà, mái nhà, các cửa. - Quan sát giúp học sinh yếu hoàn thành kẻ, cắt thân nhà, mái nhà, các cửa. III. Củng cố dặn dò: - Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt đẹp. - Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán… - Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kiểm tra. - Vài HS nêu lại - Học sinh quan sát ngôi nhà được cắt dán phối hợp từ những bài đã học bằng giấy màu. Thân nhà hình chữ nhật (cắt HCN) Mái nhà hình thang (cắt hình thang) Các ra vào hình chữ nhật nhỏ (cắt HCN) Cửa số hình vuông (cắt hình vuông) - Thực hiện theo giáo viên (Cắt thân nhà) Cắt mái nhà Cắt các cửa - Học sinh thực hiện cắt như trên. - Học sinh nhắc lại cách kẻ và cắt các bộ phận của ngôi nhà. - Thực hiện ở nhà.

File đính kèm:

  • docGA lop 1 taun 32 da sua.doc
Giáo án liên quan