1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
-Biết ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.
Ôn các vần oang, oac; tìm được tiếng trong bài có vần oang, tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oa
29 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập đọc về cây bàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
Viết mẫu:
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
4.Củng cố :
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ V.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: khoảng trời, rách toạc, áo khoác, thong thoảng.
Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Học sinh quan sát chữ hoa V trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
ÂN NHẠC
ÔN BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG – HÁT BÀI TỰ CHỌN
I.Mục tiêu :
-Học sinh thuộc 2 bài hát.
-Biết hát gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.
-Biết phân biệt 3 cách gõ đệm.
II.Đồ dùng dạy học:
Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ
Cho học sinh hát trước lớp bài “Năm ngón tay ngoan” hát tập thể”.
GV nhận xét phần KTBC.
2.Bài mới :
GT bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Ôn tập bài hát: Đi tới trường.
Cả lớp ôn tập bài hát.
Gõ đệm theo phách theo nhịp 2.
Tổ chức cho các nhóm biểu diễn và vận động phụ hoạ.
Hoạt động 2 :
Ôn tập bài hát: Năm ngón tay ngoan.
Cả lớp ôn tập bài hát.
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Hát kết hợp gõ đệm theo theo nhịp 2.
Tổ chức cho các nhóm biểu diễn và vận động phụ hoạ.
Hoạt động 3 : Nghe hát hoặc nghe nhạc.
Giáo viên cho học sinh nghe một bài hát thiếu nhi tự chọn hoặc trích đoạn một khúc nhạc không lời.
4.Củng cố :
Cho học sinh hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ 2 bài hát vừa ôn tập.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà:
Tập hát ở nhà.
Xem lại bài hát, thuộc bài hát …
HS nêu.
Lớp hát tập thể 1 lần.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh hát tập thể.
Gõ đệm theo phách theo nhịp 2.
Hát và biểu diễn theo nhóm.
Học sinh hát tập thể.
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Hát kết hợp gõ đệm theo theo nhịp 2.
Hát và biểu diễn theo nhóm.
Học sinh nghe nhạc.
Hát lại 2 bài hát và vận động phụ hoạ theo bài hát.
Thực hành ở nhà.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 5 năm 2008
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh củng cố về:
Làm tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
So sánh 2 số trong phạm vi 100.
Giải toán có lời văn.
Nhận dạng hình, vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm.
Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm tính nhanh.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Đồ dùng luyện tập.
Học sinh: Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Học sinh làm bài ở bảng lớp:
14 + 2 + 3
52 + 5 + 2
30 – 20 + 50
80 – 50 – 10
Nhận xét – ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập chung.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, động não.
Cho học sinh làm vở bài tập trang 58.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Khi làm bài, lưu ý gì?
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Bài 3: Đọc đề bài.
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Chia lớp thành 2 đội thi đua nhau.
Trên hình dưới đây:
+ Có … đoạn thẳng?
+ Có … hình vuông?
+ Có … hình tam giác?
Nhận xét.
Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai.
Chuẩn bị làm kiểm tra.
Hát.
3 em lên làm ở bảng lớp.
Lớp làm vào bảng con.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Điền dấu >, <, =
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
So sánh trước rồi điền dấu sau.
Điền số thích hợp.
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
1 học sinh đọc đề.
1 học sinh tóm tắt.
Học sinh làm bài.
Sửa bài thi đua.
Học sinh nêu.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Học sinh cử mỗi đội 3 bạn lên thi đua.
Đội nào nhanh và đúng sẽ thắng.
Nhận xét.
Tập đọc
NÓI DỐI HẠI THÂN
I.Mục tiêu:
Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tối, hốt hoảng.
-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Ôn các vần it, uyt; tìm được tiếng trong bài có vần it, tiếng ngoài bài có vần it, uyt.
Hiểu nội dung bài: Qua câu chuyện chú bé chăn cừu nối dối, hiểu lời khuyên của bài: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi học sinh đọc bài: “Đi học” và trả lời các câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chú bé chăn cừu hốt hoảng. Đoạn kể các bác nông dân đến cứu chú bé được đọc gấp gáp. Đoạn chú bé gào xin moi người cứu giúp đọc nhanh căng thẳng.
Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tối, hốt hoảng.
Cho học sinh ghép bảng từ: kêu toáng, giả vờ.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Đoạn 1: Từ đầu đến “họ chẳng thấy sói đâu”.
Đoạn 2: Phần còn lại:
Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần it, uyt:
Tìm tiếng trong bài có vần it?
Tìm tiếng ngoài bài có vần it, uyt?
Điền miệng và đọc các câu ghi dưới tranh?
Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp?
Khi sói đến thật chú kêu cứu có ai đế giúp không? Sự việc kết thúc ra sao?
Giáo viên kết luận: Câu chuyện chú bé chăn cừu nói dối mọi người đã dẫn tớihậu quả:đàn cừu của chú đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện khuyên ta không được nói dối. Nói dối có ngày hại đến thân.
Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Luyện nói:
Đề tài: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, nói lời khuyên chú bé chăn cừu.
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Kể lại câu chuyện trên cho bố mẹ nghe.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Ghép bảng từ: kêu toáng, giả vờ.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
Thi đọc cá nhân, 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn để thi đọc đoạn 1.
Lớp theo dõi và nhận xét.
2 em.
Nghỉ giữa tiết
Thịt.
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần it, uyt.
It: quả mít, mù mịt, bưng bít, …
Uyt: xe buýt, huýt còi, quả quýt, …
Mít chín thơm phức. Xe buýt đầy khách.
2 em đọc lại bài.
Các bác nông dân làm việc quanh đó chạy tới giúp chú bé đánh sói nhưng họ chẳng thấy sói đâu cả.
Không ai đến cứu. Kết cuộc bầy cừu của chú bị sói ăn thịt hết.
Nhắc lại.
2 học sinh đọc lại bài văn.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên tìm câu lời khuyên để nói với chú bé chăn cừu.
Cậu không nên nói dối, vì nối dối làm mất lòng tin với mọi người.
Nói dối làm mất uy tín của mình.
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài và nhắc lại lời khuyên về việc không nói dối.
Thực hành ở nhà.
SINH HOẠT LỚP
I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần.
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua.
Tổ 1 - Tổ 2 - Tổ 3 - Tổ 4.
Giáo viên nhận xét chung lớp.
Về nề nếp ………………………………………………………………………………………………………………
Về học tập:………………………………………………………………………………………………………………
II/ Phương hướng tuần tới:
Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể.
Hướng tuần tới: ôn tập chuẩn bị thi cuối năm........
KÝ DUYỆT
GVCN
File đính kèm:
- TUAN 33_07-08.doc